Xu Hướng 3/2023 # Xuân Từ Bi Hỷ Xả # Top 4 View | Getset.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Xuân Từ Bi Hỷ Xả # Top 4 View

Bạn đang xem bài viết Xuân Từ Bi Hỷ Xả được cập nhật mới nhất trên website Getset.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Ngài Di Lặc ra đời vào đúng dịp xuân về. Phải chăng Ngài muốn nhắc nhở chúng ta không nên vướng bận với mùa xuân sanh diệt ngắn ngủi, chóng tàn. Bồ-tát Di Lặc đã mở ra một chân trời xuân thường hằng vĩnh cửu cho những hành giả muốn tiến bước trên con đường giải thoát.

Nụ cười hoan hỷ của Đức Phật Di Lặc 

Xuân đến, xuân đi, theo định luật tuần hoàn của vũ trụ. Xuân có một, nhưng tùy theo tâm tư, hoàn cảnh, hay nói chung tùy nghiệp thức của mỗi người mà cảm nhận về xuân khác nhau.

Theo thường tình của thế nhân, có kẻ vui mừng, hớn hở khi Tết đến xuân sang, có người lo sợ, tiếc nuối xuân tàn, hoặc thất vọng, âu sầu, khi nghĩ đến xuân:

Xuân đang tới nghĩa là xuân chưa qua

Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già

Mà xuân hết là đời ta cũng hết.

(Xuân Diệu)

Trái lại, dưới mắt thiền sư đắc đạo, xuân đến rồi đi, hoa nở rồi tàn. Tất cả mọi sự đổi thay, chuyển hóa của vạn vật không hề gợn sóng trong lòng các ngài. Trụ nơi tâm an nhiên, tự tại, các ngài thấy bốn mùa đều là xuân. Một mùa xuân nở trong tâm hồn, sống mãi trong lòng, không phải là mùa xuân tàn phai theo tháng năm bên ngoài:

Thị phi tiếng rụng theo hoa sớm

Danh lợi lòng băng với bão đêm

Mưa tạnh hoa rơi non vắng vẻ

Chim kêu xuân lại quá bên thềm.

Bốn câu thơ trên biểu hiện rõ nét niềm vui duy nhất của người tu hành, hay mùa xuân nở trọn vẹn cho hành giả, không gì khác hơn là ngộ đạo, đạt được lý tưởng sau một quá trình miệt mài tu hành dài lâu.

Cuộc đời dưới mắt người tu không có gì vui. Hoàn cảnh bên ngoài nhiều khi thật là hẩm hiu, nhưng một niềm vui sâu xa vô tận vẫn luôn trải rộng trong lòng hành giả. Vui vì hàng phục được ma oán, dẹp tan những chướng nghiệp, thị phi, danh lợi, tham lam, ghét ganh… nổi lên trong tâm hành giả.

Mới bước vào cuộc sống của người tu, hành giả luôn phải đối diện với hai mặt thuận nghịch. Bao nhiêu việc thị phi, phải trái, tốt xấu, khen ngợi, phỉ báng tràn ngập, nhồi nắn cuộc sống hành giả như trận bão lòng. Nhưng hành giả đã dứt khoát để ngoài tai những thị phi thế gian đầy phiền nhiễu này, xem chúng như những cánh hoa tàn úa rơi xuống đất, trả về cho cát bụi, không đáng quan tâm. Chẳng những thị phi không làm dao động tâm hồn hành giả, cho đến mọi cám dỗ, được thua, quyền lợi, danh thơm, tiếng xấu… chẳng có chút tác dụng gì đối với lòng hành giả đã đóng băng như tuyết lạnh trong đêm đen. Dưới mắt hành giả, thị phi, danh lợi chỉ là những thứ giả huyễn, rồi cũng tan biến ra mây khói, khi thân này chui xuống nấm mồ. Quán tưởng như vậy và lặn sâu vào lý Pháp giới để sống, tâm hồn hành giả thăng hoa theo từng bước tu chứng.

Trong thế giới khổ của chúng sanh, hành giả không khổ, vì đang sống với tạng tâm của mình. Sóng gió thị phi, danh lợi không còn khuấy động, hành giả tìm được niềm vui trong sự an tịnh. Một nguồn vui an tịnh không tìm cầu bằng cách sống ẩn dật, lánh xa trần thế, mà đó là niềm vui của tâm hồn bình ổn, thanh thản, lạc quan, kết quả của một quá trình từng bước diệt trừ vô minh, loại bỏ phiền não do tham lam, chấp trước gây ra.

Trong chân lý Khổ tập, Đức Phật chỉ rõ rằng chính lòng tham là nguyên nhân trực tiếp phát sinh mọi tội lỗi, khổ đau. Tâm ham muốn của con người, nếu có hình tướng, thì không còn chỗ nào dung chứa. Chúng sanh vì quá tham lam, muốn ôm tất cả những gì ngoài tầm tay, nên trở thành ngu si, mờ ám. Họ không còn thấy thực tế, hành động mê muội, làm thiệt hại quyền lợi của người và trái ngược với định luật khách quan hiện hữu. Vì vậy, họ phải chuốc lấy đau khổ, khổ trong từng sát-na tâm, không phải chết mới khổ.

Ghi nhớ lời Phật dạy, trên bước đường tu, hành giả quán sát tham dục là cội nguồn của bất hạnh, khổ đau, nhận chìm hành giả trong chốn sanh tử luân hồi. Từ đó, hành giả sẵn sàng đoạn dứt lòng tham, thường niệm tri túc, sống với những gì trong tầm tay. Hành giả đứng đúng vị trí của mình, không sanh vọng tâm tham đắm, mong cầu gì khác. Chỉ làm việc theo yêu cầu của người, của xã hội, thân tâm hành giả được hoàn toàn tự tại, an vui.

Khi lòng tham đã được cắt bỏ, hoa thị phi rơi rụng, mưa danh lợi dứt tạnh, thì bốn núi sanh, lão, bệnh, tử hoàn toàn vắng vẻ đối với hành giả. Thoát khỏi sự chi phối của thân ngũ ấm, hành giả nở nụ cười nhẹ trước sự hợp tan của cái thân phù du, bèo bọt. Từ đó, hành giả chợt bừng tỉnh, nghe được tiếng chim oanh hót báo hiệu mùa đông giá lạnh đã qua, nhường chỗ cho mùa xuân đến. Nói cách khác, tác động của ngũ ấm, hay thị phi, danh lợi, tham muốn đã tan biến hoàn toàn, thì chơn tâm hiển hiện bừng sáng. Hành giả trực nhận được pháp âm vi diệu của Đức Phật Thích Ca, bắt gặp được Pháp thân hằng hữu không sanh không diệt trong chính mình, chấm dứt chuỗi ngày u buồn đen tối. Đạt đến trạng thái ngộ đạo này, mùa xuân bao la, kỳ diệu đã nở trong lòng hành giả. Đó là mùa xuân vĩnh viễn, hay Niết-bàn mà hàng Nhị thừa tu chứng được. Nhờ trải qua một quá trình tu dưỡng thân tâm, gạn lọc, cắt bỏ tánh tham lam, ghét ganh, thị phi, danh lợi của chúng sanh, hành giả đạt đến bốn tướng Niết-bàn là chơn thường, chơn lạc, chơn ngã và chơn tịnh.

An trụ trong tướng Niết-bàn thứ nhất, hành giả tìm được chơn lạc là nguồn vui thường hằng, không cần đối tượng. Vui trong lòng với chính mình, nên mùa xuân được tô điểm bằng những đóa hoa lòng không bao giờ tàn phai, vì chúng không lệ thuộc vào sự mất còn của đối tượng, vào ngoại cảnh, hay vào người khác. Niềm vui vô tận lưu chuyển trong nội tâm của người tu chứng. Kẻ ngoại cuộc hoàn toàn không thể bước chân vào thế giới chơn lạc của hành giả. Kinh thường ví như chỉ có người uống nước mới biết được mùi vị của nước như thế nào. Hơn thế nữa, chỉ riêng con người thật của hành giả là chơn ngã mới sống được với niềm vui và tận hưởng chơn hạnh phúc ấy. Còn con người sanh diệt của hành giả cũng hoàn toàn tuyệt phần.

Chơn lạc và chơn ngã tự phản ứng ngay trong lòng hành giả. Cả hai tác động hỗ tương mật thiết đến độ tuy hai mà một, vượt ra ngoài trạng thái sanh diệt. Chúng hằng hữu dưới dạng Vô sanh, nên được gọi là chơn thường, hay tướng Niết-bàn thứ ba. Nói theo kinh điển, từ Như Lai tạng tâm ở dạng Vô sanh, các pháp Vô sanh. Tâm và pháp Vô sanh duyên với nhau, tạo thành Niết-bàn không sanh tử của A-la-hán.

Đạt được ba tướng Niết-bàn là chơn thường, chơn lạc và chơn ngã không nằm trong sanh diệt, thì đương nhiên hiện hữu tướng Niết-bàn thứ tư có tính cách chơn tịnh, hoàn toàn trong sạch. Đó là quá trình của hàng Nhị thừa tu từ nhân hướng về quả. Họ dùng pháp Phật rửa sạch vọng tưởng điên đảo, thân tâm được an lạc. Họ thành tựu bốn tướng Niết-bàn, đắc quả La-hán.

Với tâm hồn trong sáng, thoát ly sanh tử của cảnh giới Niết-bàn, hành giả nhìn lại cuộc đời thấy đúng như lời Phật dạy rằng nước mắt chúng sanh nhiều hơn đại dương. Hành giả khởi tâm từ bi, bắt đầu dấn thân hành Bồ-tát đạo, chan hòa tình thương cho mọi người, mong muốn mọi người cũng được giải thoát, an lạc như mình.

Ngày nay, bước theo dấu chân Phật, tình thương phát khởi trong tâm hồn chúng ta, thể hiện thành những việc làm hữu ích cho xã hội. Tình thương, sự giúp đỡ nhau một cách chánh đáng, chân thành, bất vụ lợi về vật chất, cũng như dìu dắt người thăng hoa tri thức. Những việc làm này đều nói lên đạo hạnh từ bi trong sáng của hàng đệ tử Phật.

Khởi đầu bằng tâm từ bi có giới hạn, tiến lên thực hiện tâm từ bi vô cùng, nhưng cả hai đều phát xuất từ chơn tâm hay chơn tình của hành giả đối với người. Thực sự lòng từ bi khởi từ chơn tâm, dù có giúp hay không, người vẫn quý mến hành giả. Trái lại, thực hiện lòng từ bi theo tâm lượng của chúng sanh, nghĩa là tu trên Căn, Trần, Thức, thì không phải là pháp của Bồ-tát. Vì thế, giúp người mà buộc họ phải lệ thuộc mình; hễ làm trái ý là ta ghét bỏ họ ngay.

Chúng ta dễ dàng nhận ra được tâm từ bi sai pháp khi người muốn giúp đỡ, bố thí, mà không ai dám nhận lòng tốt của họ, hoặc đôi khi người nhận của bố thí cảm thấy như nuốt viên sắt nóng. Quan sát phản ứng của người, để chúng ta biết mình đang tu hạnh từ bi trên Căn, Trần, Thức, hay trên chơn tánh.

Ở giai đoạn thứ nhất tu hành, nghiệp và phiền não của chúng sanh rất đáng sợ đối với hành giả. Nhưng đến giai đoạn hai, đứng trên lập trường giải thoát, trở lại cuộc đời, đối tượng của Bồ-tát là chúng sanh đau khổ. Kinh Duy Ma dạy rằng chúng sanh không có nghiệp ví như đất không có mầu mỡ, không gieo trồng gì được. Cỏ không mọc được, thì cây bồ-đề lại càng khó lên.

Nhờ tiếp cận chúng sanh, chúng sanh nghiệp, chúng sanh phiền não, hành giả nhận ra được những tệ xấu của chúng sanh và của chính bản thân. Trên bước đường tự hành hóa tha, phục vụ chúng sanh, đồng thời cũng diệt trừ được nghiệp ác của mình, hay tự lợi tức lợi tha. Với pháp tu này, chúng sanh chính là ân nhân trợ giúp Bồ-tát sớm thành tựu quả vị Vô thượng Chánh đẳng giác. Trái lại, chúng sanh gặp chúng sanh, thì nghiệp và phiền não càng đổ ra bao nhiêu, chúng ta càng chìm sâu trong phiền não bấy nhiêu. Vì vậy, ở lập trường ngũ uẩn, chúng ta sẽ bị khổ nhiều khi tiếp cận nhiều với chúng sanh.

Phát khởi niệm tâm từ bi dẫn Bồ-tát hội nhập vào cuộc đời để cứu vớt chúng sanh. Cứu một người, hai người, cho đến cứu được nhiều người, cuối cùng, nương theo tâm từ bi vô lượng của Đức Phật, Bồ-tát cứu độ muôn loài. Dù gặp chúng sanh thuận theo hay ác nghịch, tâm Bồ-tát vẫn bao dung, không bỏ sót loài nào. Thật vậy, tất cả loài hữu tình đến với Đức Phật đều thương Ngài như đấng Cha lành. Việc làm thánh thiện của Đức Phật thể hiện rõ nét tâm từ bi hỷ xả. Những người tu sai pháp thì chỉ từ bi hỷ xả trên đầu môi chót lưỡi. Cuộc sống của họ chẳng những không tiêu biểu một chút gì hỷ xả từ bi, mà còn trái ngược, có khác gì phỉ báng pháp Phật.

Vị Bồ-tát tiêu biểu cho hạnh nguyện từ bi viên mãn, kế thừa sự nghiệp của Đức Phật Thích Ca ở cõi Ta-bà là Di Lặc Bồ-tát. Ngài là vị Bồ-tát duy nhất được Đức Thích Ca thọ ký thành Phật kế tiếp cũng có tên là Di Lặc. Di Lặc dịch từ Phạn âm Maitreya, dịch nghĩa là Từ Thị.

Ngài có danh hiệu này vì theo kinh Hoa nghiêm, khi phát tâm tu hành đạo Bồ-tát, Ngài đã khởi tu tâm từ trước nhất. Và Ngài nguyện đời đời kiếp kiếp ở bất cứ nơi nào cũng mang tên Từ Thị, cho đến thành Phật cũng vẫn giữ danh hiệu này. Nghĩa là trong thâm tâm của Bồ-tát Di Lặc luôn luôn theo đuổi mục tiêu mang vui cho đời. Trải qua quá trình tu đạo Bồ-tát dài lâu, tâm nguyện của Ngài trở thành sự thật. Ngài chứng được Từ tâm Tam muội.

Kinh Đại thừa diễn tả Bồ-tát Di Lặc ở nhiều dạng khác nhau. Theo kinh Hoa nghiêm, ngài Di Lặc đứng ở vị trí thứ 51 trong 53 nấc thang, từ khi phát tâm tu Bồ-tát đạo đến thành Phật. Đây là giai đoạn cuối đối với hành giả nào muốn tu Bồ-tát hạnh, thành quả Vô thượng Bồ-đề, thì phải diện kiến ngài Di Lặc. Như Thiện Tài đồng tử đã trải qua 50 chặng đường cầu đạo, gặp 110 thiện tri thức, mãn Thập địa Bồ-tát, mới gặp Di Lặc. Gặp Di Lặc cũng có nghĩa là tu tâm từ, đồng hạnh đồng nguyện với Ngài, cho đến thành tựu Từ tâm Tam muội bằng như Thiện Tài đồng tử, mới được Di Lặc Bồ-tát mở cửa Tỳ Lô Giá Na lâu các để thâm nhập Pháp giới.

Chúng ta theo gót ngài Di Lặc, tu tâm từ, quyết chí mang an vui cho người. Tuy nhiên, phước đức của chúng ta còn kém, khả năng còn yếu, chúng ta tự nhủ lòng rằng bất cứ lúc nào đủ điều kiện, sẽ đáp ứng yêu cầu của người. Quán tưởng tâm từ thuần thục, đến mức độ trở thành tánh thì có lực tác dụng vào chúng sanh vô hạn, gọi là Từ tâm Tam muội.

Từ tâm Tam muội của Di Lặc được trắc nghiệm trong Pháp giới. Ngài không trực tiếp đến an ủi chúng ta. Ngài nhập định, sử dụng Từ tâm Tam muội, thì giữa ngài và chúng sanh có sự tương giao. Chúng sanh nào có nhân duyên căn lành với Bồ-tát Di Lặc, sẽ cảm thấy vui khi khởi niệm nghĩ đến ngài. Nguồn vui của Di Lặc mang đến không phải là cái vui do tác ý. Vì khi có tác ý, chúng ta đã hành động trên “Thức”, nên luôn luôn bị phản ứng phụ; nghĩa là chúng ta làm cho A vui thì sẽ làm mất lòng B.

Sống với bốn tâm vô lượng này, để chuyển đổi đời mình  thành mùa xuân đầy hoa đạo, tỏa ngát hương thơm Từ Bi Hỷ Xả

Sống trong giải thoát, thấy chúng sanh khổ, hành giả khởi tâm đại bi, giúp người cùng an vui. Tuy nhiên, gặp cảnh khổ mà vội vàng giải quyết ngay, thì chỉ là cách ứng xử của Bồ-tát nhập ám. Bồ-tát có trí tuệ phải thấy một sự kiện xảy ra có liên hệ đến nhiều vấn đề khác, nên không thể giải quyết đơn giản, một mặt được. Thí dụ nhìn thấy sự hốt hoảng của con nai khi bị con hổ vồ, ai mà không khởi tâm thương xót con nai. Nhưng nếu cứu con nai thì sự sống của con hổ sẽ được giải quyết cách nào đây.

Vì thế, mỗi khi làm việc gì, Bồ-tát phải quán sát sự tương quan tương duyên chằng chịt, phức tạp giữa các loài trên thế gian. Gỡ rối mọi việc thế nào cho công bằng, hợp tình hợp lý là việc không đơn giản. Trên bước đường tu, cởi trói cho riêng mình tương đối dễ. Cởi bỏ vướng mắc giùm người khác thì khó quá, vì chúng sanh, chúng sanh nghiệp, chúng sanh phiền não là cả một vấn đề.

Nhận chân rõ như vậy, bên cạnh hạnh từ bi, hành giả phải thực hành tâm hoan hỷ, luôn chấp nhận tất cả khó khăn đổ lên thân tâm mình. Ý này được ngài Phổ Hiền dạy rằng Bồ-tát phát nguyện chịu khổ thế cho chúng sanh để cúng dường chư Phật. Dấn thân hành Bồ-tát đạo nghĩa là chấp nhận khổ, nhưng chấp nhận với lòng đại bi. Vì thế, dù gặp hoàn cảnh xấu ác, hay dễ dàng, Bồ-tát luôn nở nụ cười hoan hỷ như ngài Di Lặc. Riêng tôi, hành đạo gặp nhiều khó khăn, gai góc, tôi vẫn cảm nhận được sự huy hoàng trong đời sống tâm linh, vì đã vượt qua được một chướng ngại để sống gần Phật hơn.

Cần cảnh giác rằng trên đường hiểm sanh tử, chúng ta luôn phải đối đầu với nhiều tệ ác mỗi ngày một lớn hơn. Trải qua vô số gian nan, vất vả, mới đến Bảo sở. Nếu thiếu hỷ tâm sẽ không thể nào bước vào cõi đời này để tu Bồ-tát hạnh được.

 Và sau cùng, muốn đạt đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng giác, hành giả phải trang bị tâm xả. Hành giả đến với chúng sanh, trải rộng thế giới thương yêu hiểu biết cho họ, không chút lòng mong cầu báo đáp, không muốn người bị lệ thuộc. Hành giả chỉ theo đuổi mục tiêu duy nhất là giúp cho mình và người cùng được giải thoát. Chúng sanh vô tình hay cố ý gây khó khăn, phá hại, hành giả vẫn khoan dung, tha thứ cho họ.

Chẳng những xả bỏ việc xấu ác, ngay cả việc làm tốt của người, hay của chính mình, hành giả cũng không để vướng bận trong lòng, dù là nhỏ như một hạt bụi.

Tâm gương của hành giả hoàn toàn vắng lặng, trong ngần, dứt sạch mối manh đối đãi, sanh diệt, thể nhập vào Tỳ Lô Giá Na tánh. Hành giả tự trang nghiêm bốn tâm vô lượng Từ Bi Hỷ Xả đầy đủ, mới có thể tiếp tục thực hiện các Bồ-tát hạnh khác.

Trước thềm năm mới, mừng đón xuân về, mừng ngày Đản sanh Đức Phật Di Lặc, chúng ta cùng ôn lại hạnh nguyện Từ Bi Hỷ Xả của Đức Di Lặc. Và chúng ta cũng ghi nhớ, sống với bốn tâm vô lượng này, để chuyển đổi đời mình thành mùa xuân đầy hoa đạo, tỏa ngát hương thơm Từ Bi Hỷ Xả. Chúng ta cùng nhau dâng lên cúng dường Đức Từ Thị những đóa hoa đạo hạnh Từ Bi Hỷ Xả, kết thành mùa xuân bất diệt trên bước đường thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh, làm sáng đẹp cho đời trong hiện tại và mãi mãi muôn kiếp về sau.

HT.Thích Trí Quảng

Hãy Từ Bi Hỷ Xả Nhưng Xin Đừng Chìm Trong Vô Minh

Đó là quan điểm của Phật giáo về cuộc sống hàng ngày.

Trích trong Tinh hoa Phật học của TS Huệ Dân: “Đạo Phật là nguồn sống, xây dựng trên căn bản của “Từ Bi” và “Trí Tuệ”, qua những mối tương quan giữa sự vật hiện hữu để giúp con người hiểu biết chân chính, tạo lập cuộc sống cho chính mình và chuyển đổi hoàn cảnh chung quanh.” Hơn 2.500 đã trôi qua, nhưng những chân lý mà Đức Phật đã giác ngộ vẫn ngày được nhiều người biết và ứng dụng vào trong cuộc sống của mình.

1. Bố thí, cúng dường:

Là hành động làm phước thiện, theo luật nhân quả, nó là điều kiện thiết yếu để tiêu trừ đau khổ, chuyển hóa nghèo cùng khốn đốn, không còn sợ nghèo đói và vượt qua nỗi bất an sợ hãi trong cuộc đời như mũi tên chỉ đường giúp không bị lầm đường lạc lối.

Nhờ bố thí, mà lòng tham lam, ích kỷ được giảm bớt và ngày càng được tiêu trừ tâm xấu ác. Nếu chúng ta chất chứa lòng tham sẽ tạo ra nhiều nỗi khổ niềm đau cho người khác, nuôi dưỡng lòng hiềm hận, luôn sống trong bất an, lo sợ mà làm tổn hại người khác.

2. Thiền tập:

Giúp chúng ta thanh lọc các phiền muộn khổ đau do ham muốn quá đáng như tham lam, sân hận và si mê, ganh ghét, ích kỷ, bỏn sẻn…..Những phiền não này làm cho chúng ta phiền muộn đau khổ. Để cho thiền tập đạt được kết quả tốt đẹp, chúng ta phải giữ giới trong sạch, người giết hại hay trộm cướp của người khác khó đạt được thiền định vì trong tâm họ còn quá nhiều toan tính trong lo lắng và sợ hãi.

Nhờ giữ giới tinh nghiêm ta dễ dàng phát triển định tuệ (là có trí tuệ), ta dễ dàng buông xả những tâm niệm xấu ác làm tổn hại người khác.

3. Khiêm tốn:

Là một loại đức hạnh làm cho người khác thương mến chúng ta, vì nó trái ngược tính cao ngạo, chỉ đưa đến sự hiềm thù mà oán ghét lẫn nhau. Nếu chúng ta muốn mọi người thích gần gũi mến thương, thì ta phải biết khiêm tốn. Người biết khiêm tốn luôn được mọi người yêu mến, quý trọng. Người khiêm tốn là người luôn có tấm lòng từ bi quảng đại, biết bao dung và độ lượng trong mọi vấn đề.

4. Giao tiếp bằng trái tim:

Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm nói “chỉ cần chúng ta có thái độ chân thành, thân thiện, đối đãi với mọi người bằng tình người đích thực, xem mọi người đều là người tốt thì chúng ta sẽ xây dựng thành công mối quan hệ với người khác.” Quy mọi mối quan hệ con người về một mối – chân tâm lương thiện.

Giao tiếp bằng trái tim là học cách lắng nghe và tập cho mình thá độ chân thành trong giao tiếp, học cách khen ngợi và phát hiện ưu điểm của người khác, luôn mở rộng lòng từ bi và bao dung, quan tâm giúp đỡ mọi người và tinh thần hy sinh, phụng hiến.

Điểm mù quáng nhất của con người trong giao tiếp là “lấy bản thân làm trung tâm”: Nói, làm điều gì cũng chỉ biết xuất phát từ góc độ cá nhân, chỉ mong người khác chấp nhận mình mà quên đặt mình vào vị trí người khác, không nghĩ đến cảm nhận và ý nguyện của người khác. Biết đặt mình vào vị trí người khác, suy nghĩ hộ người khác chính là chìa khóa mở ra cánh cửa giao tiếp thành công.

Có làm được 4 điều này, biết, hiểu và nhìn nhận đúng bản chất thực sự của mọi việc xung quanh, con người mới có được an lạc, hạnh phúc.

Từ, Bi, Hỷ, Xã Trong Kinh Pháp Cú

Trong Kinh Pháp Cú (Dhammapada) Ðức Phật khuyên dạy chúng sinh hãy chăm tu tập “Tứ Vô Lượng Tâm“, tức là “bốn món tâm rộng lớn không lường được”, đó là các tâm “Từ, Bi, Hỷ, Xả“. Phật dạy hãy mở rộng bốn tâm này, không hạn chế, cho tất cả các loài hữu tình ở khắp bốn phương. Đây là những đặc tính giúp con người trở nên tốt đẹp, hoàn thiện, là lối sống của bậc thánh.

Đạo Phật thường được gọi là đạo từ bi, đạo cứu khổ. Ở đâu có Đạo Phật, ở đó có tình thương. Phương châm tu tập của Phật Giáo là từ, bi, hỷ, xả. Người Phật tử lấy từ, bi, hỷ, xả làm nền tảng cho sự phát triển thánh hạnh; tâm từ bi được coi là tâm Phật. Tâm “Từ” là khả năng hiến tặng niềm vui cho tha nhân, cho người khác. Tâm “Bi” là khả năng làm vơi đi nỗi khổ đang có mặt. Tâm “Hỷ” là niềm vui, lòng thanh thản do từ bi đem tới. Tâm “Xả” là thư thái nhẹ nhàng, tự do, không kỳ thị. Bốn món tâm rộng lớn không lường được nói trên nếu của Phật và các vị Bồ tát thời được xưng là ” Đại từ, Đại bi, Đại hỷ, Đại xả “.

TÂM TỪ

“Từ” là lòng lành giúp ích cho người, lòng thương yêu, thường đem vui cho tất cả chúng sinh. “Tâm từ” là cái gì làm cho lòng êm dịu, là lòng mong ước cho tất cả chúng sinh đều được an lành vui vẻ, lòng chân thành của người bạn hiền muốn cho bằng hữu mình được an vui hạnh phúc. Ngược lại với tâm từ là lòng “sân hận”.

Tâm từ không phải là sự yêu thương thiên về xác thịt, về tình dục, cũng không phải là lòng trìu mến vị kỷ, lòng luyến ái đối với người nào. Tâm từ không phân biệt kẻ thân người sơ, không dành riêng cho tình đồng chí, đồng chủng, cũng không dành riêng cho tình đồng hương hay đồng đạo. Hơn nữa tâm từ không phải chỉ nên có giữa người và người mà phải bao trùm tất cả chúng sinh, bởi vì, loài cầm thú cũng cần đến sự giúp đỡ và tình thương.

Nói tóm lại, tâm từ bao la, rộng rãi, trải ra đồng đều đối với chính mình cũng như đối với những người thân cận, dù không quen biết, dù có ác cảm với mình. Người thực hiện từ tâm đến mức độ cùng tột sẽ thấy mình đồng hóa với tất cả chúng sinh, không còn sự khác biệt giữa mình và người. Cái gọi là “ta” không còn nữa. Mọi sự chia rẽ đều biến mất như đám sương mù tan trong nắng sáng. Vạn vật trở thành một, đồng thể, đồng nhất.

Đức Phật dạy chỉ có tâm từ mới dập tắt được lòng sân hận, ác ý, thù oán. Không những dập tắt được lòng sân, tâm từ còn diệt được các mầm tư tưởng bất thiện. Nhìn thái độ của loài người đối với hận thù, Ðức Phật đưa ra nhận xét là tình thương sẽ chinh phục được lòng sân hận. Ðể giảng hòa một cuộc tranh chấp giữa hai tiểu bang đang giành nhau nước dưới con sông làm ranh giới, Ðức Phật dạy:

(Pháp Cú 197)

“Ở ngay giữa đám nhân sinh Dù người hờn oán, nếu mình thảnh thơi Sống không thù hận cùng người Thật là sung sướng, cuộc đời thơm hương.”

Nhưng có lòng từ ái đối với người khác không có nghĩa là phải quên mình. Lúc Ðức Phật sắp nhập Niết Bàn, các đệ tử từ bốn phương xa gần tấp nập về đảnh lễ Ngài. Chỉ có một thầy Tỳ kheo lại rút về tịnh thất chuyên cần hành thiền. Khi được hỏi về thái độ ấy, thầy trả lời vì trong ba tháng nữa Đức Phật sẽ nhập diệt nên thầy nghĩ rằng để tỏ lòng quý trọng Ngài, việc làm tốt đẹp nhất là thành tựu đạo quả A La Hán lúc Ngài còn tại tiền. Ðức Phật ngợi khen thầy và nhấn mạnh là “Không nên vì mục tiêu của người khác mà lãng quên mục tiêu, sự an lành của chính mình.” và hãy “lập tâm thành đạt mục tiêu ấy”:

“Chớ vì lợi ích cho người Mà quên lợi ích cho nơi chính mình Mục tiêu giải thoát tử sinh TÂM BI Ai lo lợi ích cho mình chớ quên Quyết tâm đạt được cho bền.”

(Pháp Cú 166)

Không nên hiểu lầm là Đức Phật dạy ta nên ích kỷ, chớ có phục vụ kẻ khác một cách vị tha, bất cầu lợi. Trái lại Đức Phật chỉ nhấn mạnh rằng trong khi phục vụ lợi ích cho người cũng đừng quên mục tiêu tự giải thoát cho chính mình. Mình có giác ngộ và giải thoát rồi sau đó đi giúp kẻ khác mới hữu hiệu được hơn.

“Khắp nơi trong cõi dương gian Hận thù đâu thể xua tan hận thù Chỉ tình thương với tâm từ “Lấy từ bi, lấy ôn hòa hắng cơn nóng giận bùng ra thét gầm TÂM HỶ Lấy hiền lành, lấy thiện tâm Thắng lòng hung ác bất nhân khó lường Lấy tâm bố thí cúng dường Thắng hàng keo kiệt, thắng phường tham lam “Chỉ riêng người hiểu pháp mầu Nên lòng ganh ghét trước sau diệt trừ TÂM XẢ Ngày đêm hương đạo thơm đưa Cõi lòng an tịnh, tâm tư thanh nhàn.” Lấy chân thật để đập tan Những trò hư ngụy, dối gian ở đời.” Làm tiêu oán hận, giải trừ hờn căm Đó là định luật ngàn năm.”

“Bi” là lòng thương xót cứu khổ, thương dứt trừ đau khổ cho hết thảy chúng sinh. Bi là động lực làm cho tâm rung động trước sự đau khổ của kẻ khác. Đặc tính của “tâm bi” là ý muốn giúp người khác thoát khỏi cảnh khổ. Tâm bi là vị thuốc có thể tiêu trừ bệnh hung bạo. Lòng của người có tâm bi thật là mềm dịu. Lắm khi người có tâm bi không ngần ngại hy sinh đến cả tính mạng. Chính do nơi tâm bi mà con người có thể hoàn toàn vị tha trong khi phục vụ kẻ khác, giúp mà không bao giờ mong đền ơn, đáp nghĩa.

“Gió nào lay núi đá cao Và người trí lớn khác nào núi kia Tiếng đời trần tục khen chê Tán dương, phỉ báng, dễ gì động tâm.” “Tỏ ra thân thiết chân tình Giữa người thù nghịch quanh mình gần xa, Tỏ ra thiện chí ôn hòa Với người tính khí thật là hung hăng, Không còn luyến ái vương mang Bên người cố chấp buộc ràng vây quanh, Bà La Môn thật xứng danh.” Tâm Minh Ngô Tằng Giao (Xuân Canh Tý 2020)

Đối tượng của tâm bi là những kẻ nghèo đói, túng thiếu, đau ốm, cô đơn dốt nát, hư hèn và cả những người có đời sống buông lung, phóng đãng tội lỗi. Tâm bi phải bao trùm tất cả chúng sinh đau khổ, rất bao la và bình đẳng. Như Đức Phật xưa kia đã từng tế độ cho một người phụ nữ lạc bước giang hồ và cho cả một tên sát nhân tàn ác, toan hại Ngài. Về sau, cả hai đều theo Ngài và hoàn toàn đổi tính. Bên trong mỗi người, dù xấu xa thế nào cũng ngầm có những tính tốt. Đôi khi chỉ có lời nói phải, đúng lúc, cũng có thể làm đổi hẳn con người. Như vua A Dục ngày xưa, tàn bạo đến nỗi, người đời bấy giờ gọi là “A Dục, con người tội lỗi”. Thế mà, khi nghe được lời nói phải của một thầy Sa di trẻ tuổi, ông đổi hẳn lại tính tình, mạnh tiến trên con đường tự giác và trở thành “A Dục, con người hiền đức”. Ta nên nhận định rằng, tâm bi của Phật giáo không phải là giọt nước mắt nhỏ suông gọi là thương xót. Kẻ thù gián tiếp của tâm bi là “âu sầu, phiền não”.

Tâm Từ và Tâm Bi thường đi chung với nhau. Trước hết phải dùng tâm bi để trừ giùm đau khổ cho chúng sinh, rồi kế đó dung tâm từ mà cho họ niềm vui. Như thế, cái vui mới được hoàn toàn. Vậy “bi” là nhân mà “từ” là quả. Người sống có tâm từ bi, có tình thương thì mọi hận thù trên thế gian này sẽ tiêu tan.

Một người có hai bà vợ. Một bà có con và một bà không. Bà không con đem lòng ganh tị, trộn thuốc độc vào thức ăn của bà kia, hại bà kia hai lần hư thai. Ðến lần thứ ba, thuốc độc làm cho bà kia đang có mang cùng chết với đứa bé. Bà kia khởi tâm cương quyết báo oán và thực hành ý định. Bà không con bị trả thù, cũng quyết tâm trả thù lại. Thù oán trả qua trả lại, hết bà này đến bà kia, qua lại trong hai kiếp sống liên tục. Tuy nhiên, đến kiếp tái sinh thứ ba, cơ hội đưa đẩy hai bà cùng đến gặp Ðức Phật và sau đó nhờ Ngài khuyên giải mà hận thù được chấm dứt:

(Pháp Cú 5)

Cô hầu nhỏ của một ông chồng nọ bất chợt đem lòng ganh tị bà vợ lớn. Một lần cô đem đổ bơ nóng lên đầu bà nhưng bà không giận mà còn giải lòng từ bi đến cô, nguyện rằng mình không sân hận, khiến cho bơ nguội lạnh, bà không bị phỏng. Về sau, cô hầu nhỏ ăn năn hối hận và xin sám hối. Bà bảo cô phải lên xin sám hối với Ðức Phật trước bà mới bằng lòng quên lỗi. Cô làm theo lời bà và được Ðức Phật khuyên rằng “Hãy lấy tình thương mà chế ngự tâm sân, lấy chân thật khắc phục giả dối”:

(Pháp Cú 223)

“Hỷ” là lòng vui, tự mình vui và mừng giùm cho người được điều thiện. Hay muốn nói cho đủ là tùy hỷ: vui theo, cùng vui với người khác. Phản nghĩa của hỷ là “ưu phiền”. Hỷ không phải là trạng thái thỏa thích suông, cũng không phải là cảm tình riêng đối với một người nào. Hỷ là lòng cùng vui thích với người khác khi họ có hạnh phúc hay họ được thành công, nhất là khi sự thành công ấy tiến về nẻo thiện, hướng đến mục đích giải thoát. Lòng “ganh tị” là kẻ thù trực tiếp của hỷ. Nhiều người lấy làm bực tức khi thấy người khác thành công hay vui khi thấy người khác thất bại. Chính tâm hỷ làm tiêu tan lòng ganh tị đó.

Người có tâm hỷ sẽ trực tiếp hưởng nhiều lợi ích do tâm ấy đem lại cho mình hơn cả người khác. Nếu so sánh với tâm từ và tâm bi, tâm hỷ lại càng khó thực hiện. Muốn có tâm hỷ, phải có ý chí mạnh mẽ và hết sức cố gắng. Để tạo sự an vui, hạnh phúc trong đời sống cá nhân cũng như tập thể và vươn mình lên sống đời trong sạch, cao thượng, người Phật tử nên thực hành tâm hỷ.

Một Sa di, con của người gác cửa, nói xấu về tâm bố thí của tất cả các thiện tín đến chùa, từ đại thí chủ như ông Cấp Cô Độc đến vua Ba Tư Nặc, ngoại trừ những người có họ hàng với chú. Vài vị Sư khác bạch lại vớí Đức Phật về tác phong thấp hèn của chú Sa di, Đức Phật dạy “Người nào đem lòng khen chê, bất mãn và đố kỵ về những phẩm vật bố thí thì tâm người ấy chưa được an tịnh. Người bỏ được tính đố kỵ, ganh ghét và không so đo hơn thua thì tâm lúc nào cũng an tịnh”:

(Pháp Cú 249)

(Pháp Cú 250)

“Xả” là lòng buông xả ra mọi vật của mình cho tất cả chúng sinh không phân biệt kẻ oán người thân. Xả là bố thí, bỏ đi, không chấp, không ghi giữ trong lòng. Xả là trông thấy đúng đắn, nhận định chân chính, suy luận vô tư, tức là không ghét bỏ cũng không luyến ái; không ưa thích cũng không bất mãn. Phản nghĩa của “tâm xả” là “cố chấp”.

Người cao thượng luôn giữ tâm bình thản trước sự khinh rẻ, phỉ báng, nguyền rủa. Giữa cuộc thăng trầm của thế gian đó, Đức Phật dạy ta nên luôn bình thản, hành tâm xả, vững chắc như tảng đá sừng sững giữa trời, vững như voi, như mãnh hổ. Ví như gió thổi ngang màn lưới mà không bị vướng trong lưới, tuy sống giữa chợ người mà ta không luyến ái những lạc thú hão huyền và vô thường của cuộc đời. Như hoa sen từ bùn nhơ nước đục vươn lên, chúng ta cũng vượt lên bao nhiêu quyến rũ của thế gian để sống trong sạch, tinh khiết, luôn luôn bình tĩnh và an vui.

Kẻ thù trực tiếp của xả là “luyến ái” và kẻ thù gián tiếp của tâm xả là sự “lãnh đạm”. Tâm xả lánh xa lòng tham ái và trạng thái bất mãn. Thái độ vô tư, thản nhiên, an tịnh là đặc tính quan trọng của tâm xả. Người có tâm xả không thích thú trong vui sướng cũng không bực tức trong phiền não. Người có tâm xả đối xử đồng đều giữa kẻ tội lỗi và bậc thánh nhân. Đức Phật luôn khen ngợi, khuyến khích hàng đệ tử thực hành tâm xả.

Xả có bốn thứ. Nếu đem cho người ta đồ vật, của cải thời gọi là “tài xả”. Nếu đem giáo pháp, giáo lý cho người thời gọi là “pháp xả”. Nếu đem đức không sợ hãi cho người thời gọi là “vô úy xả”. Còn tự mình xả bỏ tất cả các mối phiền não thời gọi là “phiền não xả”.

Một Tỳ kheo có thói xấu hay moi móc lỗi lầm của người khác để chê bai. Đức Phật dạy “Nếu có ai nói rõ lỗi lầm của người khác và chỉ dạy cho họ cách sửa chữa lại thì đó chẳng phải là một hành động xấu ác đáng chê trách. Trái lại nếu có kẻ nào luôn luôn chỉ trích chỗ sai lầm của người khác với ý định hiểm độc để nói xấu thời những người như thế không bao giờ đạt được giác ngộ mà chỉ có sự ô nhiễm tăng trưởng trong họ mà thôi”:

(Pháp Cú 253)

Vài thầy Sa di không biết nên theo phá khuấy một vị A La Hán khả kính vì thân hình ngài nhỏ bé thấp lùn. Khi được biết vị thánh tăng tính tình hiền hòa, chẳng hề tức giận, vẻ mặt luôn bình thản, không chút xao động, Ðức Phật dạy rằng chư vị A La Hán giữ mình luôn luôn bình thản trước những lời tán dương hay khiển trách:

(Pháp Cú 81)

Theo lời mời của một vị Bà La Môn, Ðức Phật và các môn đệ Ngài đến an cư kiết hạ tại làng của ông ta nhưng các ngài lắm lúc bị bỏ lửng, không được chăm sóc đến, vì vị thí chủ này lãng quên, hơn nữa dân làng địa phương lúc đó đang bị nạn đói kém trầm trọng. Các ngài đôi khi phải dùng lúa cho ngựa ăn nhưng không có ai vì đó mà buồn ý, vẫn tinh tấn tu tập. Ðến khi trở về tịnh xá Kỳ Viên các ngài được cung cấp thực phẩm chu đáo nhưng cũng không vì đó mà tỏ ra thỏa thích quá độ. Ðức Phật lưu ý rằng người thiện trí vượt lên trên mọi xúc động thường tình, không bao giờ bồng bột, cũng không bao giờ để tinh thần suy sụp, luôn bình tĩnh trước mọi việc xảy ra:

Một bà tín nữ có ý muốn thỉnh năm vị Tỳ kheo lão thành về nhà trai tăng. Nhưng tịnh xá lại cử đi năm vị Sa di trẻ tuổi đến nhà bà thọ thực nên bà không vui, tỏ vẻ không tôn kính và không dâng cúng vật thực đúng thời khiến các vị Sa di bị đói khát. Về sau bà mới nhận ra phẩm hạnh của các vị Sa di, mặc dầu không được tiếp đãi nồng hậu, vẫn không hề tỏ ra bất mãn. Khi nghe thuật lại câu chuyện, Ðức Phật dạy:

(Pháp Cú 406)

Một ông vua lấy làm thất vọng và âu sầu vì đã bị bại trận ba lần. Ông không thắng nổi kẻ địch là người cháu gọi mình bằng cậu. Người cháu đó là vua A Xà Thế. Ông vua bại trận bỏ cả ăn uống, cứ nằm dài mãi trên giường. Ðức Phật dạy rằng muốn an vui, chớ ham tranh thắng bại. “Kẻ chiến thắng gây thêm thù hận. Còn người thất trận phải chịu khổ đau ảo não”. Sống an hòa là thái độ tốt nhất:

(Pháp Cú 201)

Hỷ và Xả là hai hạnh lành, có tương quan mật thiết, làm nhân làm quả cho nhau. Xả làm nhân cho hỷ, nghĩa là muốn vui theo với người, muốn làm cho người vui, thì trước tiên mình phải đừng chấp, phải xả bỏ những điều ngang trái, những điều thiệt thòi sỉ nhục mà người khác đã làm cho ta.

Trong các truyện về “Tiền thân Đức Phật” ta thấy Ngài từng xả bỏ thân mạng mà cứu giúp chúng sinh. Khi được làm Bồ Tát trên cung trời Đâu Suất, Ngài xả bỏ các sự vui sướng nơi thiên cung mà giáng sinh cứu thế. Trước kia khi còn là một hoàng tử sắp lên ngôi vua, Ngài xả bỏ tất cả đền đài cung điện, châu báu ngọc ngà, vợ đẹp con khôn, quyền cao chức trọng để mà một thân một mình ra đi tu hành khắc khổ.

Người tu hành phải tập xả dần, xả tất cả. Con tằm sở dĩ thành bướm bay lượn đó đây, vì nó đã rời bỏ cái kén, dù đó là một cái kén bằng tơ vàng óng ánh, ấm áp, đẹp đẽ mịn màng vô cùng. Nhưng xả mà còn buồn rầu tiếc nuối cho cái mà mình đã bỏ đi thì xả như thế không có ích gì. Xả phải đi đôi với hỷ. Phải xả với vẻ mặt hân hoan, vui mừng như người tù khi tháo gỡ xiềng xích.

Đọc Truyện Câu Chuyện Của Thanh Xuân

Chương trước Chương tiếp

Song Tử tỉnh lại và được chuyển vào phòng bệnh thường. Trong thời gian Song Tử nằm viện, Nhân Mã thường xuyên phải vào viện chăm Song Tử, Cự Giải không muốn Nhân Mã quá lao lực nên anh cũng đi theo phụ giúp Nhân Mã chăm sóc Song Tử.

Nhân Mã đây từ sớm để nấu cháo để mang đến bệnh viện cho Song Tử vì anh không thích đồ ăn ở đó. Cự Giải cũng dậy sớm rồi sang nhà Nhân Mã, đón cô đến bệnh viện. Bước vào phòng, hai người thấy Song Tử vẫn còn đang ngủ. Tên này ngủ suốt ngày, sắp thành lợn rồi. Nhân Mã đặt cặp lồng cháo lên bàn rồi đến gọi Song Tử dậy. – Đồ con lợn, dậy đi! – Nhân Mã gọi – Bé Mã à, cho anh ngủ thêm đi! – Song Tử nói bằng giọng ngái ngủ. – Hừm! Không chịu dậy à? Ya!!! Nhân Mã một cước đạp Song Tử lăn xuống giường. Cự Giải đang ngồi trên ghế sofa chơi game, cũng phải suýt xoa: – Ui cha! Chắc đau lắm!!! Hahahaha!!!! – Thằng ôn dịch, không đi đỡ ông lên còn ngồi đấy mà cười à? Song Tử một tay xoa mông, tay còn lại ôm lấy vết thương bù lu bù loa lên: – Ối giời ơi!! Bố mẹ về đây mà coi nè, bé Mã muốn ám sát Song Tử đẹp trai cute tài giỏi không ai sánh bằng của bố mẹ nè!!!!!! – IM! Nhân Mã quát lên khiến cho Song Tử phải im bặt: – Đồ điên, oan ức gì mà ở đấy gào khóc! Thân lừa ưa nặng! Nhân Mã quay ra chỗ Cự Giải: – Anh còn không mau giúp em dọn lại cái phòng bệnh này đi! Anh không thấy chỗ này giống cái chuồng lợn à? – Phải giống chuồng lợn thì cái thằng kia mới ở được. – Cự Giải đáp lại Nhân Mã – Ê, thằng kia, ý mày tao là lợn à? – Cái đấy là mày tự nói nha! – Cự Giải châm chọc Song Tử – Mày…! – Thôi!! Anh ăn đi, đồ con lợn! Hãy ăn với phong cách của một con lợn đi ha! – Nhân Mã cũng không vừa – Em nhây vừa thôi! Song Tử tập trung ăn cho xong phần ăn mà Nhân Mã mang đến cho anh. Trong khi Song Tử ăn, Nhân Mã sai Cự Giải đi lấy nước uống để vào phòng Song Tử vì cô thấy bình nước trong phòng sắp hết, còn bản thân Nhân Mã thì đích thân đi dọn dẹp cái chuồng lợn của cái tên kia. Ăn xong, Song Tử lôi máy ra chơi game, để mặc Nhân Mã dọn dẹp cặp lồng cho anh. Cự Giải đi lấy nước quay lại thấy vậy, liền quát Song Tử: – SONG TỬ!!! Song Tử và Nhân Mã đều giật mình. Riêng Song Tử, anh đánh rơi luôn cái điện thoại đang cầm trên tay xuống đất. – Thằng kia, mày làm cái gì mà quát loạn lên thế? – Song Tử mắng Cự Giải – Mày không thấy Nhân Mã đang dọn dẹp giúp mày à? Sao mày không giúp cô ấy? – Mày bị điên à? Tay vẫn cắm kim truyền mà giúp cái gì? Mà làm sao mày phải làm quá lên thế?  – Vì Nhân Mã là người yêu tao mà!  Nhân Mã nghe Cự Giải nói vậy, mặt cô đỏ lên như quả cà chua. – Thằng kia, trước khi nó là người yêu mày thì nó là em gái tao đấy! – Mày…!  – Cự Giải đuối lý – Mày cái gì? Hả? – Song Tử vênh mặt lên với Cự Giải – Này! Em vô hình trong mắt hai người à? – Nhân Mã quát, cô quay sang nhìn Song Tử – Còn anh nữa! Anh sinh trước em có năm phút thôi, anh cứ làm như mình hay lắm vậy! Song Tử bị Nhân Mã mắng thì cũng cứng họng chả khác gì Cự Giải. Khi trong phòng đã im lặng, Nhân Mã tiếp tục dọn dẹp. Cự Giải nhìn Nhân Mã làm thế thì thấy vô cùng nóng máu. Nhân Mã đã như vậy gần một tuần nay rồi.  Vì Song Tử, cô dậy sớm nấu ăn, mang vào cho Song Tử, rồi dọn dẹp phòng bệnh, chăm sóc Song Tử đến khuya. Trông cô gầy đi nhiều, sáng nay, lúc anh đưa cô đến bệnh viện, cô còn ngủ quên trong xe anh nữa. Cự Giải nói hơi lớn tiếng: – Nhân Mã! Em thuê hộ lý đến chăm sóc Song Tử đi! – Anh làm sao vậy? Em đã nói là không rồi mà! – Nhân Mã đáp – Này! Mày làm sao thế? Sao phải thuê hộ lý? Nhân Mã, em có vấn đề gì à? – Song Tử hỏi – Không có! – Nhân Mã vội trả lời – Mày nhìn mà không thấy sao, Nhân Mã vì muốn tự mình chăm sóc cho mày mà gầy đi nhiều như thế, mày không thấy hả thằng vô tâm? – Cự Giải nói – Anh đừng nói nữa! – Nhân Mã hét lên – Em! Đi theo anh! Cự Giải nói xong, liền kéo tay Nhân Mã đi ra khỏi phòng. Ra đến hành lang, Nhân Mã giật tay mình lại. Cự Giải quay lại nhìn cô, nói: – Nghe lời anh đi Nhân Mã. – Anh sao vậy? Em nói không là không! Em không muốn nói về vấn đề này nữa. – LÀM ƠN NGHE LỜI ANH ĐI! Cự Giải quát lên. Nhân Mã giật mình. Mọi người trong bệnh cũng phải chú ý về phía Nhân Mã và Cự Giải đang nói chuyện. Cuối cùng, Nhân Mã quyết định làm như không nghe mà quay lưng đi, cô định trở về phòng Song Tử. Đột nhiên… – Xin em! Làm ơn quan tâm chăm sóc bản thân mình đi! Cự Giải ôm lấy Nhân Mã từ phía sau. Anh xuống giọng cầu xin Nhân Mã. Nhân Mã thấy vậy, liền vô cùng kinh ngạc. Cô ngạc nhiên vì cái ôm của anh và vì cả câu nói kia của anh. Nhân Mã đặt tay mình lên hai bàn tay đang đan chặt vào nhau, đặt trên eo cô, rồi cô quay đầu lại, nói nhỏ với Cự Giải : – Được rồi! Em sẽ nghe anh nhưng anh buông em ra đi, mình đang ở chỗ đông người đấy. Lúc này, Cự Giải mới từ từ buông Nhân Mã ra. Anh xoay người Nhân Mã lại, nhìn thẳng vào mắt cô, anh nói với giọng ôn nhu: – Chỉ là anh lo cho em thôi. Hứa với anh, dù ở bất kì hoàn cảnh nào, em cũng phải tự chăm sóc bản thân mình, được chứ? – Em hứa! Anh cứ nói như mình sắp đi xa vậy! – Nhân Mã nói – Vớ vẩn!  Làm gì có! – Cự Giải vội đáp – Thôi mình trở lại phòng Song Tử đi. Nhân Mã gật đầu tỏ ý đồng tình với Cự Giải. Quay về phòng, hai người thấy Song Tử đang gọi điện cho ai đó. Qua cách xưng hô, hai người có thể biết được người ở đâu dây bên kia là một cô gái, còn việc cô ta là ai thì chỉ có Song Tử biết. Song Tử nhìn thấy hai người quay lại, liền cúp máy. Nhân Mã tiến đến chỗ ghế sofa ngồi. Cô quyết định không làm nữa. Song Tử thấy vậy, liền nói: – Anh biết em lo cho anh nhưng từ bây giờ, em không cần làm như vậy nữa. Anh gọi người đến đây chăm sóc anh rồi.  – Ai??? Ai mà chịu làm nông dân chăn lợn thế? – Nhân Mã thắc mắc – Thì là… ~~~ Flashback ~~~ – Alo! Sư Tử? Mày đến bệnh viện chăm sóc tao nhoa!! ♥♥ Song Tử gọi cho Sư Tử, giọng anh  ngọt xớt. Sư Tử ở đâu bên kia muốn phát ói: – Ơ này! Cúp máy luôn rồi!⊙﹏⊙ – Song Tử tiếp tục – Alo, Bảo Bình à? Rảnh không, đến chơi với tao đi nha? “Ok, tao đến ngay nhưng tao đang dở tay mấy cái thí nghiệm. Hay tao mang đến bệnh viện để chơi với mày luôn nhá!” – Thôi, thôi, mày ở nhà làm tiếp luôn đi. Mang đến đây, mất công tao vào phòng cấp cứu lần nữa. Song Tử cúp máy, không kịp để Bảo Bình nói câu nào. – Đồ điên! Nghĩ sao mà định mang mấy cái đấy đến đây. Không hiểu sao, biệt thự của thằng đó chưa cháy nhỉ? Bạch Dương vẫn an toàn khi sống với nó? Lạ thật! – Song Tử làu bàu ( tg: Ừ nhỉ? Tại sao vậy? /BD: Phòng thí nghiệm của hắn được thiết kế đặc biệt, có cháy nổ gì thì cũng chỉ có một mình hắn chết trong đó thôi ╮(╯3╰)╭ / BB: Chuẩn rồi, phải đảm bảo an toàn cho vợ chứ *ôm BD*/ BD: Cút!) – Ơ nhưng mà hết người để nhờ rồi! – Song Tử chợt nhận ra – Xử Nữ bận rộn công việc, gọi nó đến thì chắc nó chăm sóc mình ở phòng tra tấn đặc biệt mất. Ma Kết không được, gọi đến thì khác gì mình đi làm người Eskimo sống ở Bắc Cực chứ. Mấy đứa con gái càng không được, đứa “hoa có chủ” thì người yêu chúng nó xé xác mình mất, đám còn lại thì Song Ngư đi nước ngoài rồi, chỉ còn… ~~~End Flashback~~~ – Anh gọi Thiên Bình sao? – Nhân Mã há hốc mồm kinh ngạc – Ngậm cái mỏ lại, cằm rớt xuống đất rồi kìa! Song Tử trêu chọc Nhân Mã. Cự Giải đứng cạnh cũng phải cố nhịn cười. Lấy lại hình tượng xong, Nhân Mã nói: – Anh muốn cái gì đây? Em đã cảnh cáo anh rồi cơ mà. – Anh biết rồi! Anh sẽ nghe em, được chưa? – Được! Bỗng, trong phòng vang lên tiếng chuông điện thoại. Là của Cự Giải. Nhưng khi nhìn vào màn hình điện thoại, Cự Giải có vẻ chần chừ, phân vân xem có nên nhấc máy hay không. – Sao vậy? Nghe điện thoại đi chứ! – tiếng của Song Tử. – Ừm, tao ra ngoài nghe máy. Cự Giải đáp rồi đi ra khỏi phòng. Trong phòng chỉ còn lại, anh em Song Tử. Song Tử nói: – Dạo này, em thấy cậu ta kì lạ không? Hay nóng tính lắm đấy! – Em cũng thấy thế, trước đây hiền lành lắm, bây giờ, hở tí là nổi nóng. – Thôi về đi, Thiên Bình sẽ đến ngay, không cần lo. Nhân Mã vẫy vẫy chào Song Tử rồi đi một mạch ra cửa. Điều cô cần làm là đi tìm Cự Giải để anh đưa cô về. Nhân Mã đi dọc hàng lang tìm kiếm. Khi đi qua cửa thoát hiểm, cô nghe thấy giọng anh, hình như vẫn đang nói chuyện điện thoại: – Anh biết! Sao em cứ cằn nhằn anh hoài vậy? – Rồi, cho anh thêm chút thời gian, anh phải sắp xếp ổn thỏa mọi chuyện đã rồi mới đi được. Nhân Mã đứng ở kia cánh cửa, cô thầm nghĩ “Nghe cách nói chuyện, có lẽ bên kia là con gái. Đi? Cự Giải muốn đi đâu?” – Vậy thôi, cúp máy đây, có gì anh sẽ nói với em sau. Nhân Mã nghe thấy vậy liền bước nhẹ đi xa khỏi cánh cửa, giả vờ như cô đang đi gần về phía anh mà thôi. Cự Giải mở cửa thoát hiểm, bước ra, anh nhìn thấy Nhân Mã đang từ xa đi tới. Cô vui vẻ vẫy tay với anh, rồi chạy nhanh đến trước mặt anh: – Cự Giải, sao anh nghe điện thoại lâu thế? Nhanh lên, về thôi, Song Tử gọi Thiên Bình đến chăm sóc anh ấy rồi! Cự Giải mỉm cười gật đầu với cô. Anh đi bảo chờ ở sảnh bệnh viện để anh đi lấy xe. Sau khi Nhân Mã lên xe, Cự Giải chở cô đi ăn, nói là để nuôi cho cô béo lên. Cuối ngày, anh đưa cô về nhà, bảo cô hãy nghỉ ngơi và đừng lo lắng cho Song Tử nữa.

Chương trước

Cập nhật thông tin chi tiết về Xuân Từ Bi Hỷ Xả trên website Getset.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!