Xu Hướng 11/2023 # Xử Lý Vi Phạm Ô Nhiễm Môi Trường Sông Ngũ Huyện Khê # Top 20 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Xử Lý Vi Phạm Ô Nhiễm Môi Trường Sông Ngũ Huyện Khê được cập nhật mới nhất tháng 11 năm 2023 trên website Getset.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

(BTV) Theo phản ánh của người dân, thời gian gần đây, nước thải từ cống tiêu Đặng Xá chảy ra sông Cầu gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của người dân khu vực ven sông. Đặc biệt, ngày mùng 3/3/2023, tại khu Cống tiêu Vạn Phúc (phường Vạn An, thành phố Bắc Ninh, tình trạng này lại tiếp diễn. Trước thực tế đó, các ngành chức năng của tỉnh và thành phố Bắc Ninh đã khẩn trương vào cuộc, đưa ra hướng xử lí khắc phục.

Ngay khi có phản ánh tình trạng nước thải chảy ra sông Cầu gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của người dân khu vực ven sông, UBND thành phố Bắc Ninh cùng các cơ quan chuyên môn  đã trực tiếp xuống hiện trường nắm bắt tình hình, tìm hiểu rõ nguyên nhân và có biện pháp khắc phục kịp thời, không để nguồn nước tự chảy ra sông Cầu. Về giải pháp lâu dài, UBND tỉnh Bắc Ninh đã phê duyệt Đề án chuyển đổi Cụm công nghiệp Phong Khê với một lộ trình cụ thể. Còn giải pháp trước mắt vẫn là đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân, doanh nghiệp chấp hành nghiêm các quy định bảo vệ môi trường. Đồng thời, bổ sung nâng công suất xử lý Nhà máy xử lý nước thải Phong Khê; tăng cường thanh tra, kiểm tra xử lý nghiêm các vi phạm về bảo vệ môi trường.

 Hữu Vang, Phạm Quý 

Nước Thải Từ Sông Ngũ Huyện Khê (Bắc Ninh) Gây Ô Nhiễm Sông Cầu

Theo phản ánh của người dân sống ven sông Cầu thuộc địa phận huyện Việt Yên (Bắc Giang), từ ngày 20/1 đến 31/1/2023, nước từ sông Ngũ Huyện Khê thuộc tỉnh Bắc Ninh xả thải nhiều lần vào ban đêm tại cống tiêu Đặng Xá gây ô nhiễm môi trường nước sông Cầu thuộc địa phận tỉnh Bắc Giang.

Ông Nguyễn Văn Chiến, Chủ tịch UBND xã Vân Hà cho biết, từ nhiều ngày nay nước sông Cầu luôn có màu đen sẫm, bốc mùi hôi thối. Nước sông ô nhiễm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân vùng lân cận.

Được biết, sau khi nắm bắt được thực trạng trên, ngày 1/2/2023, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang đã có văn bản gửi Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh đề nghị kiểm tra, giải quyết dứt điểm tình trạng xả nước thải từ sông Ngũ Huyện Khê gây ô nhiễm môi trường nước sông Cầu chảy qua địa phận tỉnh Bắc Giang.

Nước từ sông Ngũ Huyện Khê thuộc tỉnh Bắc Ninh xả thải nhiều lần vào ban đêm tại cống tiêu Đặng Xá gây ô nhiễm môi trường nước sông Cầu thuộc địa phận tỉnh Bắc Giang.

Trước đó, Bộ TN&MT đã lập đoàn công tác để kiểm tra thực trạng trên vào năm 2023, theo báo cáo của Bộ TN&MT sau đó, nguyên nhân chính làm ô nhiễm nước sông Cầu là do tiếp nhận nước sông Ngũ Huyện Khê (bắt nguồn từ huyện Đông Anh, Hà Nội chảy qua tỉnh Bắc Ninh) bị ô nhiễm chảy vào.

Theo đó, nước sông Ngũ Huyện Khê bị ô nhiễm nặng do tiếp nhận nước thải không được xử lý của các cơ sở sản xuất, đặc biệt là các nhà máy làm giấy ở xã Phú Lâm, Cụm công nghiệp (CCN) Phú Lâm thuộc huyện Tiên Du, Bắc Ninh và làng nghề tái chế giấy Phong Khê, CCN Phong Khê (phường Phong Khê, thành phố Bắc Ninh). Đồng thời, bộ này cũng đề nghị UBND tỉnh Bắc Ninh có biện pháp xử lý triệt để các nguồn thải chính gây ô nhiễm môi trường nước sông Ngũ Huyện Khê và sông Cầu.

Năm 2023, Sở TN&MT tỉnh Bắc Ninh có văn bản đến Sở TN&MT Bắc Giang thông báo về các giải pháp của tỉnh Bắc Ninh để giải quyết tình trạng xả thải gây ô nhiễm nước sông Cầu. Theo đó, các cơ quan chức năng của tỉnh Bắc Ninh tiến hành cải tạo sông Ngũ Huyện Khê, đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải, chất thải rắn ở CCN Phú Lâm và làng nghề giấy Phong Khê…

Theo khảo sát thực tế, trong những ngày qua, làng nghề tái chế giấy Phong Khê và nhiều cơ sở sản xuất giấy ở xã Phú Lâm vẫn còn hệ thống cống thải nước có màu và mùi khó chịu đổ ra sông Ngũ Huyện Khê. Đại diện Sở TN&MT tỉnh Bắc Ninh cho biết, riêng phường Phong Khê có trên 245 cơ sở sản xuất giấy. Hiện, nhà máy xử lý nước thải tập trung ở đây mới xử lý được khoảng 3.000m3/ngày đêm, trong khi tổng lượng nước thải từ các cơ sở sản xuất giấy trong phường này lên đến 10.000m3/ngày đêm.

Nước sông Cầu bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Tại CCN Phú Lâm có lượng nước thải hơn 4.000m3/ngày đêm, trong khi khu xử lý nước thải tập trung ở đây chưa hoạt động. Đại diện Sở TN&MT Bắc Ninh cho biết thêm, nước sông Cầu ô nhiễm cũng ảnh hưởng đến cuộc sống người dân tỉnh này. Năm 2023, cơ quan này có nhận được phản ánh của người dân trong tỉnh sống ven sông Cầu về tình trạng nước bị ô nhiễm.

Vào tháng 12/2023, nước từ sông Ngũ Huyện Khê chảy ra sông Cầu làm ô nhiễm nước khiến người dân, các doanh nghiệp vùng hạ lưu sông Cầu, một phần thuộc địa phận huyện Việt Yên và Yên Dũng của Bắc Giang bị ảnh hưởng. Cơ quan chức năng đã kiểm tra xác định nước sông Cầu bị ô nhiễm, nhiều chỉ số vượt ngưỡng cho phép.

Nước Thải Từ Sông Ngũ Huyện Khê (Bắc Ninh) Tiếp Tục Gây Ô Nhiễm Sông Cầu

(BGĐT) – Theo phản ánh của người dân sống ven sông Cầu thuộc địa phận huyện Việt Yên (Bắc Giang), từ ngày 20/1 đến 31/1/2023, nước từ sông Ngũ Huyện Khê thuộc tỉnh Bắc Ninh xả thải nhiều lần vào ban đêm tại cống tiêu Đặng Xá gây ô nhiễm môi trường nước sông Cầu thuộc địa phận tỉnh Bắc Giang.

Nước sông cầu có màu đen sẫm, bốc mùi hôi.

Ông Nguyễn Văn Chiến, Chủ tịch UBND xã Vân Hà cho biết, từ nhiều ngày nay nước sông Cầu luôn có màu đen sẫm, bốc mùi hôi thối. Nước sông ô nhiễm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân vùng lân cận.

Được biết, sau khi nắm bắt được thực trạng trên, ngày 1/2/2023, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang đã có văn bản gửi Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh đề nghị kiểm tra, giải quyết dứt điểm tình trạng xả nước thải từ sông Ngũ Huyện Khê gây ô nhiễm môi trường nước sông Cầu chảy qua địa phận tỉnh Bắc Giang.

Kết quả giải quyết đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh có văn bản thông tin để Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang trả lời nhân dân trên địa bàn.

Trước đó, vào tháng 12/2023, nước từ sông Ngũ Huyện Khê chảy ra sông Cầu làm ô nhiễm nước khiến người dân, các doanh nghiệp vùng hạ lưu sông Cầu, một phần thuộc địa phận huyện Việt Yên và Yên Dũng của Bắc Giang bị ảnh hưởng. Cơ quan chức năng đã kiểm tra xác định nước sông Cầu bị ô nhiễm, nhiều chỉ số vượt ngưỡng cho phép.

Minh Linh

Sông Cầu ô nhiễm: Vì đâu nên nỗi?

Hàng chục nghìn người dân của tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh sống trong cảnh khổ sở vì nước sông Cầu – một trong 5 con sông dài nhất miền Bắc đang bị ô nhiễm nặng nề.

Mẫu nước mặt sông Cầu có nhiều thông số vượt ngưỡng cho phép

(BGĐT) – Trước thực trạng nước sông Cầu, đoạn chảy qua địa phận hai xã Quang Châu, Vân Trung, huyện Việt Yên (Bắc Giang) có màu đen sẫm, bốc mùi hôi khiến cá chết hàng loạt vào đầu tháng 12 năm nay, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang đã lấy một số mẫu nước mặt quan trắc 16 thông số, kết quả các mẫu đều có thông số vượt ngưỡng cho phép.

Bắc Ninh: Ai Đã Giết Dòng Sông Ngũ Huyện Khê?

Sông Ngũ Huyện Khê gần như bị bồi lấp vì rác thải

Việc các nhà máy gây ô nhiễm môi trường nông thôn dường như đã trở thành chuyện thường ngày ở xã. Mặc cho đời sống người dân bị đe dọa một cách nghiêm trọng, các doanh nghiệp vẫn vì lợi ích mà bất chấp tất cả, bất chấp pháp luật. Còn chính quyền địa phương đã ở đâu? Họ bất lực hay là bao che, tiếp tay? Loạt bài điều tra này không chỉ phản ánh nỗi thống khổ của người dân ở những vùng nông thôn có nhiều nhà máy mà còn phần nào tìm câu trả lời vấn đề đó.

Dùng cả chất thải công nghiệp đầu độc người dân

Suốt chiều dài khoảng 2km từ địa phận xã Phú Lâm (huyện Tiên Du) đến phường Phong Khê (TP Bắc Ninh), dòng sông Ngũ Huyện Khê chỉ một màu đen đặc. Dọc hai bên bờ, hàng trăm nhà máy giấy thường xuyên hoạt động, ống khói xả lên trời, đường ống xả nước thải ra sông. Hệt như một công trường.

Từ đầu làng đến cuối phố, xe cộ chở hàng nườm nượp, khói bụi mù trời. Nhiều người mới bước chân đến vùng này đã ho sặc sụa, buồn nôn, vậy mà từ bao năm nay, đời sống hàng nghìn hộ dân ở đây phải sống chung với khói bụi, tiếng ồn, với nguồn nước ô nhiễm.

Người dân cũng không muốn nói nhiều về thực trạng ô nhiễm nữa, vì họ đã thực sự nản rồi. Họ nói trắng ra là có kêu rã họng cũng chẳng ích gì.

Đến thời điểm hiện tại, chưa có một cơ quan chức năng nào khẳng định những loại bệnh tật người dân ở đây mắc phải như bệnh ngoài da, bệnh đường hô hấp do ô nhiễm môi trường gây ra, nhưng chỉ cần nhìn vào bữa cơm xen lẫn khói bụi, mùi hôi thì có thể khẳng định các nhà máy đang ngày ngày đầu độc cuộc sống người dân.

Làng nghề Dương Ổ (Phong Khê, Bắc Ninh) có 1.117 hộ dân và có tới 170 DN, HTX sản xuất nghề giấy với công suất khoảng 200.000 tấn giấy mỗi năm, thu hút tới 3.000 lao động. Bước vào ngôi làng này có cảm giác người ta có thể tái chế bất cứ thứ gì. Từ sắt thép, bao bì nilon, nhựa, cao su… Có lẽ vì đặc thù này mà làng nghề Dương Ổ nổi tiếng ở nhiều nơi về mức độ ô nhiễm.

Chính trưởng thôn Nguyễn Văn Toán thừa nhận và rất bức xúc với thực trạng các DN trên địa bàn thường xuyên sử dụng chất thải công nghiệp làm chất đốt cho các nhà máy và xả thải hóa chất ra sông Ngũ Huyện Khê.

“Nguyên liệu đốt là đế giày, vải vụn, nhựa thải rất nguy hiểm. Họ toàn đốt trộm ban đêm. Khói bụi độc hại lắm. Chúng tôi thống kê có khoảng 30 DN, cơ sở sản xuất sử dụng loại chất đốt này. Nhiều cơ sở bị xử phạt hành chính nhưng vì lợi nhuận quá lớn nên họ vẫn cứ làm”, ông Toán nói.

Cũng theo ông Toán, các DN sử dụng chất thải công nghiệp để đốt lò được hai cái lợi. Họ vừa nhận được tiền “tiêu thụ” chất thải từ các KCN, vừa giảm được chi phí đốt lò. Từ khi bị người dân phát hiện, các cơ sở chuyển sang hoạt động kín đáo. Họ dùng xe tải bịt kín chở chất thải KCN về trực tiếp cho vào kho, chờ đến đêm mới đốt. Nhưng chỉ cần nghe mùi khét là đủ biết nhiều cơ sở thường xuyên sử dụng loại chất đốt độc hại này.

Còn nước thải, các DN ngang nhiên cắm ống thải ra kênh thủy lợi rồi đổ trực tiếp ra sông. Chính vì thế mà nước sông lúc nào cũng đen ngòm, ô nhiễm trầm trọng.

Trong khi đó, ông Lê Văn Tấn, Phó Chủ tịch UBND phường Phong Khê cũng khẳng định: Vì lợi nhuận cao. Lợi nhuận 100% thì chặt đầu họ vẫn cứ làm thôi. Ngày xưa các nhà máy chỉ đốt bằng than, bằng củi còn đỡ chứ mấy năm nay lấy cớ suy thoái kinh tế nên các nhà máy tận dụng rác thải của các KCN để đốt lò hơi.

Nói thật là đốt bằng chất thải KCN thì người dân không chịu được. Nhiều lần dân kiến nghị, chúng tôi cũng kêu gọi đoàn này đoàn khác về làm việc nhưng không ăn thua. Hiệu quả duy nhất là các DN chuyển từ đốt công khai ban ngày sang đốt vụng trộm vào ban đêm thôi.

Phong Khê mới chuyển từ xã lên phường được mấy tháng nay. Chỉ tính riêng trên địa bàn này đã có trên 200 nhà máy giấy. Khi tất cả các nhà máy này hoạt động, chỉ tính riêng lượng thuốc tẩy Javen họ sử dụng để tẩy trắng đã đủ uy hiếp cuộc sống người dân rồi. Bình quân cứ 10 phần thuốc tẩy được sử dụng thì 3 phần đổ ra sông.

Khi nhóm PV NNVN điều tra ở một số DN trên địa bàn này đã phát hiện hầu hết họ đều sử dụng đường ống xả thải trực tiếp ra kênh mương thủy lợi. Suốt ngày đêm, chiếc cống này lúc nào cũng vận hành hết công suất, thải ra loại nước đen sì, chỉ cần nhìn bằng mắt thường đã thấy rất rùng rợn.

Về sự ngang nhiên này, ông Tấn khẳng định: Cơ quan chức năng cũng kiểm tra, xử phạt nhiều, nhưng chế tài nhẹ quá. Các cơ sở sản xuất sẵn sàng nộp phạt để được xả thải. “Năm 2001, trên địa bàn có xây dựng bể xử lí môi trường, hoạt động được vài năm nhưng quy mô làng nghề phát triển quá nhanh không đáp ứng được nên đã đóng cửa”, ông Tấn nói.

Các nhà máy giấy xả thải ra sông Ngũ Huyện Khê

Phá cả đê điều làm đường ống xả thải

Không chỉ ngang nhiên đầu độc môi trường sống của người dân, theo điều tra của NNVN, nhiều DN sản xuất giấy ở khu vực này còn xâm hại đến đê điều ở hai bờ sông Ngũ Huyện Khê để làm đường ống xả thải. Một hành động bất chấp pháp luật, đe dọa tính mạng người dân nhưng không thấy cơ quan chức năng nào can thiệp cả.

Chúng tôi có mặt ở phía sau Cụm công nghiệp Phú Lâm (xóm Hạ Giang, xã Phú Lâm, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh). Rất nhiều nhà máy trong khu vực này sử dụng biện pháp đường ống ngầm để xả thải trực tiếp ra giữa lòng sông. Những ụ nước đen ngòm từ dưới lòng sông đụn lên bốc mùi nồng nặc.

Nước đen ngòm từ giữa lòng sông toàn ra đặc quánh, chảy về Cống Năm Cửa biến nơi đây thành bãi tập kết rác thải khổng lồ. Cứ cách khoảng vài chục mét lại có một đường ống. Men theo một trong số những đường ống của Cty giấy và bao bì Phú Giang, chúng tôi phát hiện DN này đã cho đường ống xuyên qua đê để xả thải ra sông.

Điều đáng nói là chính DN này cuối năm ngoái từng bị thanh tra của Tổng cục Môi trường (Bộ TN-MT) bắt quả tang xả thải chưa qua xử lý ra sông Ngũ Huyện Khê. Nước thải chưa qua xử lý có màu đục, nhiều cặn bẩn sủi bọt suốt chiều dài sông.

Được biết Công ty giấy và bao bì Phú Giang từng công bố đầu tư hơn 40 tỷ đồng để xây dựng hệ thống xử lý nước thải nhưng không hiểu sao vẫn xả thải ra sông.

Ngạc nhiên hơn nữa là khi chúng tôi thông tin vấn đề này với chính quyền địa phương, ông Nguyễn Hữu Thi, Bí thư đảng ủy xã Phú Lâm đã trả lời rất thản nhiên: Không xả ra sông thì biết xả đi đâu. Đương nhiên làm như vậy là vi phạm Luật Đê điều, nhưng ở Cụm công nghiệp này không có nhà máy nào đảm bảo môi trường cả.

Chúng tôi cũng nghe người dân phản ánh nhiều, chủ yếu là kêu khói, bụi, nước thải, nhưng Cụm công nghiệp này do huyện quản lý nên xã gần như bất lực. Các nhà máy giấy toàn xả ra sông hết, bờ sông trở thành bãi rác kinh hồn luôn.

Thỉnh thoảng lúa của dân bị chết, cá dưới sông không ai dám ăn, nhưng chúng tôi cũng chỉ biết phản ánh lên huyện, huyện phản ánh lên tỉnh rồi không có giải pháp gì cả. Đành phải chấp nhận thôi chứ không có cách gì.

Liệu có sự bao che cho các DN hoạt động trên địa bàn? Ông Thi không trả lời thẳng câu hỏi của chúng tôi mà vòng vo kiểu: Các DN thỉnh thoảng có đóng góp cho các công trình phúc lợi của xã, họ cũng đóng góp cho Quỹ bảo vệ môi trường của tỉnh hàng tháng rồi, bao nhiêu thì chúng tôi không biết.

Cụm công nghiệp Phú Lâm có 19 DN sản xuất giấy và bao bì đang hoạt động. Những DN này có hẳn cả một hiệp hội, có ông chủ DN còn làm Hội đồng nhân dân xã Phú Lâm. Vậy mà tiếng kêu cứu của người dân suốt bao nhiêu năm qua lại bị phớt lờ.

Đường ống ngầm của Cty Phú Giang xả thải ra sông

Suốt mấy năm nay, người dân ở hai bờ sông Ngũ Huyện Khê liên tục cầu cứu cơ quan chức năng, các đoàn kiểm tra liên ngành cũng về nhiều, nhưng theo như ông Lê Văn Tấn, Phó Chủ tịch UBND phường Phong Khê, đối phó với các DN xả thải ngày càng khó khăn do chế tài xử phạt còn quá thấp. Việc phát hiện, xử lý chủ yếu theo ngành dọc bên môi trường, chính quyền địa phương gần như không có vai trò gì.

Trả Lại Dòng Sông Ngũ Huyện Khê Cho Con Cháu

Nếu chúng ta gõ tên: “sông Ngũ Huyện Khê” vào thanh công cụ tìm liếm của Google, Cốc Cốc hay bất cứ phương tiện tìm kiếm nào của Internet, lập tức chúng ta nhận được đường link tới những bài báo nói về sự ô nhiễm của con sông hiện nay, chúng ta có thể liệt kê một vài bài điển hình trong đó: 1. Ngũ Huyện Khê – dòng sông chết: http://www.haisontq.com/tin-tuc-su-kien/tin-tuc/555-ngu-huyen-khue-dong-song-chet.html

Sông Ngũ Huyện Khê bị “bức tử”, dân chỉ biết than trời!: http://vietbao.vn/Trang-ban-doc/Song-Ngu-Huyen-Khe-bi-buc-tu-dan-chi-biet-than-troi/209594557/513

Xác định nguồn gây ô nhiễm nước sông ngũ huyện khê và đề xuất giải pháp giảm thiểu: http://123doc.org/document/2291716-xac-dinh-nguon-gay-o-nhiem-nuoc-song-ngu-huyen-khe-va-de-xuat-giai-phap-giam-thieu.htm

Và một Clip dài hơn 14 phút: Lời kêu cứu của sông Ngũ Huyện Khê (Bắc Ninh): https://www.youtube.com/watch?v=rs0qHqyQYz4

v.v…

Sông Ngũ Huyện Khê khởi nguồn từ núi Tam Đảo, Vĩnh Phúc. Đoạn chảy qua địa bàn tỉnh Bắc Ninh có chiều dài hơn 27km, bắt đầu từ xã Châu Khê (Từ Sơn). Con sông là một trong số những chi lưu của sông Cầu khi hòa mình vào dòng sông quan họ này tại xã Vạn An, thành phố Bắc Ninh. Nhưng chảy qua địa phận xã Phú Lâm – huyện Tiên Du, xã Phong Khê – thành phố Bắc Ninh, dòng sông này ngày nay được chuyển thành đen đặc vì ô nhiễm.

Gây ô nhiễm môi trường nước sông Ngũ Huyện Khê có sự đóng góp tích cực của hơn 200 dây chuyền sản xuất giấy các loại của thôn Dương Ổ hay còn gọi là Đống Cao, xã Phong Khê, thành phố Bắc Ninh, với hàng nghìn mét khối ngày và đêm.

Không chỉ nước thải, việc đổ và đốt rác thải rắn chủ yếu là các loại túi ni-lông, dây điện, đồ nhựa…trên bờ đê, nơi giáp ranh hai thôn Tam Tảo – xã Phú Lâm và Dương Ổ – xã Phong Khê còn gây ô nhiễm không khí nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sức khỏe của người dân. Và những khi mưa xuống, nước mưa cuốn các tạp chất, hóa chất độc hại từ đống rác này chảy xuống sông, càng làm cho dòng sông không còn hy vọng hồi sinh.

Nhưng điều cần nói là người dân kêu than, chính quyền địa phương biết và chính doanh nghiệp cũng thừa nhận, thế mà vấn đề ô nhiễm của con sông dường như vẫn không được cải thiện.

Vấn đề con sông ô nhiễm là một thực tế không thể chối bỏ được. Thế hệ con cháu có quyền được hưởng những thứ đáng lẽ thuộc về chúng. Chúng ta là thế hệ cha anh, chúng ta mắc nợ con cháu của mình nếu không dành lại cho chúng một tuổi thơ trên những dòng sông, con nước; không để lại cho chúng một môi trường trong lành để hít thở và lớn lên. Nếu như tuổi thơ của những người nay đã ngoài ba mươi có được những kỉ niệm ấu thơ với dòng sông thì ngày nay những đứa trẻ lên năm, lên mười chẳng có được một kỉ niệm đẹp nào ngoài việc mỗi khi thức dậy đã bàng hoàng vì một mùi xú uế nồng nặc, đặc biệt những ngày trở trời. Không khí nặng nề và nặng mùi do dòng sông bốc lên khiến cho những khách lạ cảm thấy khó ngủ trong những đêm đầu tiên nghỉ lại.

Có thể nào vì lợi ích kinh tế mà chúng ta đánh mất đi môi trường sống, có thể nào vì mối lợi chủ yếu cho một vài doanh nghiệp nhằm cung cấp một loại mặt hàng cho thị trường mà sẵn sàng đánh mất đi quyền lợi của biết bao nhiêu con người sinh sống trên mảnh đất đó? Bởi sự ô nhiễm môi trường không chỉ gây tổn hại đến sức khỏe thể lý với những tật bệnh nhãn tiền do đường hô hấp, tiêu hóa, bài tiết hay những nguyên nhân khác…; nhưng sự ô nhiễm ấy còn gây nên trong tâm thức của người dân đặc biệt là của những người trẻ và thiếu nhi một tổn hại to hớn trong tinh thần. Cũng có thể sinh ra, lớn lên và hít thở một môi trường như thế, người trẻ ngày hôm nay rất dễ bất chấp tất cả để có thể đạt được mối lợi về kinh tế hay thu vén những lợi nhuận cho bản thân. Đôi khi nhìn vào đời sống đau khổ của thế hệ cha anh trong bệnh tật hay tai nạn lao động, những người trẻ có xu hướng sống một cuộc sống như không có ngày mai mà trầm mình trong những cuộc vui, quên đi việc học hành, thăng tiến.

Dòng sông không chỉ dừng lại ở việc cho dòng nước luân chuyển để tưới tiêu hay sinh hoạt, nhưng dòng sông còn là nơi tuổi thơ của biết bao nhiêu người được nuôi dưỡng. Nhưng ngày hôm nay, dòng sông Ngũ Huyện Khê đã không làm được cả hai nhiệm vụ đó. Nước của dòng sông Ngũ Huyện Khê hôm nay không thể dùng được trong việc tưới tiêu mà là dòng nước cần xa tránh; dòng sông không còn là nơi cho thuyền bè qua lại để đánh bắt tôm cá bởi người dân chẳng còn mong tìm được một mối lợi kinh tế từ nơi đó; dòng sông càng không thể là nơi những ngày hội vui được tổ chức, những đứa trẻ nô đùa, bơi lội.

Phải chăng hơn lúc nào hết, những con người được coi là “người lớn” cần phải trả lại một dòng sông cho con cháu. Nhà quản lý chắc hẳn cần làm một điều gì đó để cứu lại dòng sông, doanh nghiệp cần làm gì đó để giữ lại một môi trường trong sạch.

Bắc Ninh: Sông Ngũ Huyện Khê Bị “Bức Tử”

Hiện trên dòng sông Ngũ Huyện Khê chưa có một nhà máy xử lý nước thải nào hoạt động, chính quyền sở tại cũng đang loay hoay tìm hướng giải quyết.

“Hoảng hồn” với dòng sông chết

Sông Ngũ Huyện Khê được bắt nguồn từ sông Đuống chảy qua địa bàn huyện Đông Anh (Hà Nội) tới thị xã Từ Sơn, huyện Tiên Du, TP. Bắc Ninh rồi đổ ra sông Cầu, qua cống Vạn An và kênh Quả Cảm, xã Hòa Long – TP. Bắc Ninh (tỉnh Bắc Ninh).

Bắt đầu từ cống tràn Phú Lâm 1 huyện Tiên Du trên bề mặt sông Ngũ Huyện Khê là hình ảnh rác thải kín cả một đoạn dài tới gần 1km. Những tảng rác đóng bánh nổi lềnh phềnh trên mặt nước. Rác ở đây chủ yếu là các loại nhựa, giấy, túi nilon, các mảnh vụn của vải và một số loại khác…

Toàn bộ mặt sông Ngũ Huyện Khê đoạn chảy qua địa bàn xã Phú Lâm huyện Tiên Du đã bị rác thải bu kín bề mặt.

Xuôi dòng Ngũ Huyện Khê về hạ lưu, chúng tôi có mặt ở làng nghề Phong Khê (phường Phong Khê, TP. Bắc Ninh) bên dòng sông nước chảy lờ đờ, nhầy nhụa, đặc quánh mang theo vô số mảng váng xám đục, bốc mùi nồng nặc tanh tưởi.

Hai bên bờ sông nhiều ống nước thải ngày đêm vô tư xả trực tiếp xuống dòng sông, có những doanh nghiệp tinh vi hơn còn lắp cả hệ thống xả ngầm dưới lòng sông. Mỗi khi xả thải nước thải tuôn chảy làm dòng nước sủi bọt trắng xóa nhưng khó mà phát hiện được điểm xả thải ở đâu ra.

Bên trong làng giấy Phong Khê từ đầu làng đến cuối phố, xe cộ chở hàng nườm nượp, khói bụi mù trời, phía trên các cơ sở sản xuất ống khói cao xả những làn khói đen ngòm xám xịt. Cả làng giấy Phong Khê được phủ kín một lớp khói đen đặc mù trời. Men theo những con đường, ngõ xóm quanh làng nghề này đâu đâu cũng thấy các cống, rãnh mang dòng nước có màu sắc vàng óng tuôn ra. Bên trong các nhà máy này là những ngọn núi giấy phế liệu để làm nguyên liệu cho hoạt động tái chế giấy.

Những người lạ từng đến đây đều bị ho sặc sụa, buồn nôn, bởi những ống khói xả ra. Vậy mà từ bao năm nay, đời sống hàng nghìn hộ dân ở đây phải sống chung với khói bụi, tiếng ồn, với nguồn nước ô nhiễm. Trừ ôtô chở phế liệu, giấy thành phẩm tấp nập ra vào dường như trẻ con, người lớn đều không ra khỏi nhà.

Tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh đều sử dụng nguyên liệu đốt chính là than để đốt lò. Bên cạnh đó còn có các nguyên liệu là rác thải công nghiệp khác, điều này khiến cho các hộ dân sống gần làng nghề vô cùng bức xúc, cùng với đó các loại hóa chất, nước thải trong hoạt động sản xuất, tái chế giấy xả thải hóa chất trực tiếp ra sông làm dòng sông Ngũ Huyện Khê đặc quánh, sình lầy ô nhiễm trầm trọng.

Bà Nguyễn Thị Là – khu Quả Cảm (Hòa Long – Bắc Ninh) cho biết, sinh ra và lớn lên ở đây nên bà đã quen với những mùi hôi thối. Thế nhưng cũng chẳng thể đi đâu được, trong khu này bây giờ chỉ có người già và trẻ nhỏ. Vì không chịu được cảnh ô nhiễm nên thế hệ trẻ ở đây đã bỏ quê hương sang bên khu tái định cư để trốn chạy ô nhiễm.

Anh Nguyễn Bá Tuyến – xã Phú Lâm (Tiên Du – Bắc Ninh) cho biết, tuổi thơ của anh là những ngày tháng cùng bạn bè thả diều trên triền đê của dòng sông Ngũ Huyện Khê mỗi khi chiều về, những mẻ tôm, cá đầy ăm ắp mà bố anh đi bắt về giờ chỉ còn lại trong ký ức.

Dòng nước đen ngòm hôi thối qua cống Quả Cảm, phường Hòa Long, TP. Bắc Ninh chảy thẳng ra sông Cầu.

Hiện tại, nơi đây là một dòng sông chết, ô nhiễm nghiêm trọng làm cho cuộc sống của những người dân sống quanh khu vực vật lộn từng ngày chẳng biết phải kêu cứu đến ai.

Theo tìm hiểu của PV, từ nhiều năm trước với chủ trương phát triển công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề của tỉnh. Làng nghề làm giấy Phong Khê phát triển nhanh chóng theo cấp số nhân. Có thời điểm, hầu như gia đình nào cũng có một bộ máy tái chế, sản xuất giấy.

Tại đây, tất cả nước thải được các hộ, cơ sở sản xuất thải trực tiếp ra cống, chảy xuôi theo hệ thống mương, rãnh ra sông. Chất thải rắn thì tích tụ đổ chất đống ở hai bên bờ sông hoặc đổ “trộm” ra ven quốc lộ. Ống khói mọc như nấm sau mưa trên các nóc nhà thi nhau nhả khói đen kịt che kín cả tầm nhìn của xe cộ lưu thông trên quốc lộ 18 đoạn qua làng nghề.

Suốt một đoạn sông dài hàng chục cây số từ làng nghề giấy Phong Khê đổ ra sông Cầu bị ô nhiễm, bốc mùi hôi thối nồng nặc và đổi màu đen kịt. Nguy hại hơn, dòng nước đen từ đây còn trực tiếp đe dọa sự an toàn của môi trường nước sông Cầu – nơi cung cấp nước sinh hoạt, sản xuất cho hàng chục nghìn hộ dân ven sông của hai tỉnh Bắc Ninh – Bắc Giang.

Vì đâu nên nỗi?

Phía bên trong, những đống phế liệu là giấy vụn được các chủ cơ sở thu mua tại nhiều nơi chất cao như núi, giấy vụn được ngâm vào bể lớn chứa hóa chất rồi đưa vào máy đánh tan tạo thành bột. Từ đây những khối bột giấy này được sản xuất ra giấy thành phẩm bán ra thị trường.

Nước dùng cho hoạt động sản xuất giấy được các cơ sở sản xuất khai thác trực tiếp từ nguồn nước ngầm tại chỗ được bơm lên các bể lớn. Còn nguồn nước thải được xả trực tiếp ra môi trường. Ngoài những dòng xả vàng óng được xả trực tiếp xuống sông, kênh, tại làng nghề giấy Phong Khê còn có những ống nước nhỏ được các chủ cơ sở nối rồi xả ra những bể phía sau. Điều đáng nói, những bể nước này không được xây dựng mà chỉ là những vũng nước khoảng chừng 30 mét vuông. Qua quan sát nước thải này ban đầu xả ra trong nhưng sau đó nước tại những bể chứa này có màu đỏ quạch.

Cống nước thải từ một cơ sở tái chế giấy xả thẳng ra môi trường tại làng nghề giấy Phong Khê.

Theo Chánh Văn phòng Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Văn Bình, hiện tại trên dòng sông Ngũ Huyện Khê chưa có một nhà máy xử lý nước thải nào hoạt động. Như vậy, toàn bộ nguồn nước thải sinh hoạt của các hộ dân hai bên bờ sông, nước thải sản xuất công nghiệp từ cơ sở, doanh nghiệp tại cụm công nghiệp Phú Lâm và làng nghề giấy Phong Khê xả ra sông Ngũ Huyện Khê đều đổ thẳng ra sông Cầu.

Trước đó, ngày 7/4 Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân đã ký công văn số 1879/BTNMT-TCMT gửi UBND tỉnh Bắc Ninh và UBND tỉnh Bắc Giang đề nghị giải quyết dứt điểm tình trạng ô nhiễm nguồn nước sông Cầu, khu vực giáp ranh giữa hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang.

Để giải quyết triệt để vấn đề ô nhiễm nguồn nước, đảm bảo phục vụ sản xuất, sinh hoạt cho nhân dân 2 tỉnh trong đoạn lưu vực sông Cầu, Bộ TN&MT đã đề nghị UBND tỉnh Bắc Ninh khẩn trương rà soát, kiểm tra tình trạng xả nước thải của các cơ sở sản xuất tại Làng nghề Phong Khê và Cụm công nghiệp Phú Lâm xả ra sông Ngũ Huyện Khê; kiểm soát và điều chỉnh chế độ vận hành điều tiết nước các cống tiêu thoát nước từ sông Ngũ Huyện Khê ra sông Cầu một cách hợp lý để đảm bảo dòng chảy và không làm gia tăng ô nhiễm chất lượng nước sông Cầu, đoạn giáp ranh giữa 2 tỉnh này.

Hùng Long – Bảo Ngân

Cập nhật thông tin chi tiết về Xử Lý Vi Phạm Ô Nhiễm Môi Trường Sông Ngũ Huyện Khê trên website Getset.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!