Lịch Sử Tên Gọi Các Chòm Sao Thiên Văn

Vào mỗi đêm, khi quan sát bầu trời đêm, chúng ta liên tưởng đến một loạt những câu chuyện thần thoại Hy Lạp như Anh Tiên bay đến giải thoát cho Tiên Nữ, Lạp Hộ đối mặt với những con thú dữ, Mục Phu và những con gấu quay quanh cực, đoàn tàu Argo đi tìm kiếm bộ lông cừu. Những điều này được mô tả bởi một nhóm các ngôi sao mà những nhà thiên văn học gọi là chòm sao.

Chòm sao là phát minh của trí tưởng tượng của con người, không phải do tự nhiên sắp đặt. Chúng là những khuôn mẫu qui ước do con người tưởng tượng ra từ những ngôi sao xuất hiện hỗn độn trong bầu trời đêm. Nó giúp cho việc định hướng trong hàng hải, dẫn dắt con người đi trên sa mạc, tính toán lịch nông nghiệp cổ đại, đồng hồ trong đêm tối. Việc phân chia bầu trời thành từng nhóm giúp ta kiểm soát việc đó dễ dàng hơn.

Những người mới biết đến thiên văn học, hẳn sẽ sớm thất vọng để tìm thấy phần lớn những ngôi sao trong chòm sao Tiểu Hùng và những cái tên của nó, chúng ta khó có thể hình dung được hình ảnh của nó trên bầu trời. Bầu trời đêm là một hình ảnh về trí tưởng tượng của con người, phản ánh những việc làm hoặc hiện thân của những vị thần, những động vật và những mẩu chuyện ngắn đầy tính nhân văn và thần thánh. Đó là một bức tranh rộng lớn mà ta quan sát được vào mỗi đêm khuya.

Hệ thống các chòm sao mà chúng ta sử dụng ngày nay, phần lớn từ danh sách 48 chòm sao được công bố vào thập kỷ 150 bởi nhà khoa học Hy Lạp Ptolemy trong cuốn sách Almagest. Sau đó các nhà khoa học đã bổ sung thêm 40 chòm sao nữa để lấp đầy những khoảng trống trên bầu trời không có trong danh sách các chòm sao của Ptolemy ở vùng quanh cực Nam Trái Đất, những nơi mà không thể quan sát được từ Hy Lạp. Kết quả là có 88 chòm sao kề nhau được chấp nhận bởi Hiệp hội Thiên văn học Quốc tế (IAU).

Những chòm sao được Ptolemy liệt kê ra, không phải là phát minh của riêng ông mà chúng đã xuất hiện từ rất lâu trước đó. Tuy nhiên, cho đến ngày nay nó đã chìm sâu vào quá khứ do thời gian. Trước thời ông, Homer và Hesiod chỉ đề cập đến một vài nhóm ngôi sao như Đại Hùng, Lạp Hộ, Quần tinh sao Đám hạch lớn.

Chặng đường đầu tiên được nhìn nhận rõ ràng là ở phương Đông, ở vùng ven sông Tigris và Euphrates tại Irắc ngày nay. Vào thời Babylon, thời đại mà Homer và Heriod sống, những chòm sao hoàng đạo đã xuất hiện, đó là ở những vùng mà Mặt Trời, Mặt Trăng và những hành tinh đi qua. Chúng ta biết đến điều này thông qua một danh sách được viết trên đất sét có ghi ngày tháng vào năm 687 TCN. Scholars gọi danh sách này là chúng tôi – tên của một vị thần được ghi trong bảng. Những chòm sao Babilon có nhiều nét tương đồng với những chòm sao mà ngày nay chúng ta biết đến, nhưng không hoàn toàn đồng nhất. Từ những văn bản khác nhau, các nhà sử học cho rằng những chòm sao này đã xuất hiện từ rất lâu trước đó, từ thời tổ tiên của họ là người Sumerians khoảng năm 2000TCN.

Xác minh nơi phát minh ra những chòm sao:

Nếu như Homer và Heriod đã đề cập đến những chòm sao Hoàng Đạo. Ta xem xét tập hợp các chòm sao trong danh sách của nhà thiên văn học Eudoxus (390TCN – 340TCN). Eudoxus được cho là học được những chòm sao từ những người thầy tu Ai Cập và giới thiệu nó cho người Hy Lạp. Ông đã công bố những chòm sao này trong 2 công trình Eloptron và Phaenomena. Cả 2 công trình này đều đã mất, nhưng Phaenomena vẫn tiếp tục sống mãi trong trường ca cùng tên của một học giả Hy Lạp khác là Aratus (315TCN – 245TCN). Phaenomena của Aratus đưa ra những chỉ dẫn cụ thể về những chòm sao được biết đến bởi người Hy Lạp cổ đại.

Aratus được sinh ra ở Soli trong Cilicia tại bờ biển miền Nam mà ngày nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ; ông học ở Athena trước khi làm cho tòa án của vua Antigonus của Maccedonia ở Bắc Hy Lạp. Tại đó, nhà vua yêu cầu ông viết tác phẩm Phaenomena vào khoảng năm 275TCN. Trong tác phẩm của mình, ông đưa ra 47 chòm sao như Nước (nay là chòm sao Bảo Bình) và Đám mây to. Aratus đã đặt tên 6 ngôi sao: Arcturus, Capella, Sirius, Procyon, Spica, Vindemiatrix. Ngôi sao cuối cùng trong số đó là đáng ngạc nhiên hơn cả, vì nó là ngôi sao sáng yếu hơn các ngôi sao trước, nhưng người Hy Lạp dựa vào nó để tính lịch thu hoạch nho.

Không khó để tìm ra nơi phát minh ra những chòm sao trong danh sách của Eudoxus và Aratus. Đầu tiên, Aratus không đưa ra các chòm sao phương Nam vì nó thường ở dưới đường chân trời tại vị trí ra đời các chòm sao. Do đó từ phạm vi các chòm sao được đưa ra có thể kết luận, nơi ra đời các chòm sao ở trên vĩ tuyến 35-36oB, tức là vùng Nam Hy Lạp, Bắc Ai Cập ngày nay.

Từ thực tế là cực của Trái Đất có chuyển động lắc lư từ Tiến động làm ảnh hưởng đến vị trí của các ngôi sao. Từ sự phân tích mới của Bradley Schaefer của trường ĐHQG Louisana kết luận những mô tả của Eudoxus tương ứng với vùng trời năm 1130 TCN. Khi đó, ta có thể kết luận các chòm sao trong danh sách của Eudoxus và Arates được phát minh bởi những cư dân sống ở Nam vĩ tuyến 36oB. Tại thời điểm đó, còn quá sớm khi nói đến nền văn minh Hy Lạp nhưng lại quá muộn khi nói đến văn minh Ai Cập. Tuy nhiên thời gian và không gian ở trên lại phù hợp cho vùng đất Babilon nơi mà tổ tiên của họ là Sumerian sống trên dải đất Mesopatamia là nơi phát minh ra các chòm sao vào khoảng năm 2000TCN.

Nhưng tại sao hệ thống các chòm sao của Eudoxus không đề cập đến tác động chuyển động của thiên cực? Như chúng ta đã đề cập, những chòm sao được mô tả bởi Eudoxus và Aratus trong Phaenomena tính từ vị trí thiên cực của 1000 năm trước đó. Bởi vậy, tại thời đại Aratus chuyển dịch vị trí của thiên cực trên thiên cầu nên các ngôi sao ở dưới vĩ tuyến 36oB. Chuyển động này của thiên cực chỉ được đề cập đến bởi Hipparchus (146TCN – 127TCN).

Giáo sư Archie Roy của trường ĐH Glassgow tranh luận về xuất sứ ra đời của các chòm sao không phải từ Babilon và Ai Cập mà đến từ một nền văn minh nào đó, mà ông đề xuất là Minoans trên đảo Crete và những hòn đảo lân cận ven biển Hy Lạp bao gồm Thera. Crete ở giữa vĩ tuyến 35o và 36oB và đế chế này tồn tại trong khoảng thời gian từ năm 3000TCN đến năm 2000TCN.

Hơn nữa Minoans là nơi thường diễn ra những hoạt động tiếp xúc với Babylon qua Syria trong giai đoạn sớm. Từ đây chúng ta có thể kết luận nơi ra đời các chòm sao có thể từ Minoans.

Nhưng nền văn minh Minoans đã bị xóa vết từ khoảng năm 1700TCN bởi sự phun trào núi lửa từ hòn đảo Thera cách khoảng 120km về phía Bắc Crete. Đó là một thảm họa thiên nhiên lớn nhất trong lịch sử loài người. Giáo sư Roy cho rằng, người Minoans đã đem nó đến Ai Cập trước khi xảy ra thảm họa và trải qua khoảng 1000 năm sau đó được Eudoxus ghi lại.

Luận điểm của giáo sư Roy khá thuyết phục, đồng thời hầu hết các thần thoại về các chòm sao có gắn với Crete. Tuy nhiên nó không được chấp nhận do không có những chứng cứ hiện vật như hình ảnh hay mô tả nào về các chòm sao được tìm thấy ở Crete nên nó được cho là suy đoán thiếu căn cứ xác thực.

Nguồn gốc thần thoại về các chòm sao

Sau Artus, chúng ta chuyển sang xem xét đến Eratosthenes (276TCN – 194TCN), tác giả của Catasterisms. Ông là nhà khoa học Hy Lạp, làm việc cho Alexandria tại vùng sống Nile. Catasterisms kể về thần thoại 42 chòm sao riêng biệt và những ngôi sao chính. Một phiên bản của Catasterisms là một bản sao còn sót lại và chỉ là một bản tóm tắt viết vào một thời điểm chưa được xác định rõ và nó khẳng định rằng bản chính được viết bởi Eratosthenes.

Một nguồn khác, cũng kể về thần thoại các chòm sao là cuốn sách thiên văn học Poetic Astronomy của tác giả La Mã Hyginus được viết vào thế kỷ thứ II. Chúng ta không biết nhiều về Hyginus, thậm chí ngay cả cái tên đầy đủ của ông, nhưng chắc chắn ông không phải là C.Julius Hyginus – một nhà văn La Mã sống vào thế kỷ I TCN. Cuốn sách của ông cơ bản nói về các chòm sao trong danh sách của Eratosthenes, nhưng nó chứa đựng thêm nhiều câu chuyện bổ sung. Hyginus cũng viết một bản thần thoại tóm tắt có tên là Fabulae. Trong thời phục hưng và trung cổ, nhiều phiên bản của Hyginus được ấn bản.

Marcus Manilius, một học giả La Mã mà chúng ta biết rất ít thông tin về ông đã viết cuốn sách Astronomica vào khoảng năm 15 dựa theo Phaenomena của Aratus. Tuy nhiên, nó chứa đựng phần lớn là thuật chiêm tinh hơn là thiên văn học nhưng nó cũng cung cấp những thông tin nhất định về nguồn gốc thần thoại của các chòm sao.

Ngoài ra, trong thiên văn học cũng đề cập đến 3 tên tuổi khác mặc dù họ không phải là những nhà thiên văn học nhưng cũng góp phần tìm hiểu nguồn gốc tên gọi các chòm sao. Trước tiên là nhà thơ Ovid của La Mã (43TCN – 17) – người đã kể lại nhiều thần thoại trong cuốn sách Metamorphoses lý giải tất cả những biến đổi trong vũ trụ và Fasti – cuốn lịch La Mã. Apollonicus là một người Hi Lạp, người đã biên tập tóm lược gần như là một cuốn sách giáo khoa về thần thoại vào thế kỷ I TCN. Cuối cùng là nhà văn Hi Lạp Apollonicus Rhodius với Argonautica là một bản anh hùng ca ca ngợi Jason và Argonauts, được biên soạn trong gần 1/3 thế kỷ, chứa đựng nhiều câu chuyện thần thoại.

48 chòm sao của Ptolemy

Thêm vào đó, việc mô tả những ngôi sao bởi vị trí của chúng đã được sử dụng bởi Eratosthenes và Hipparchus. Như vậy, rõ ràng thời Hy Lạp cổ đại chú ý đến những chòm sao không phải đơn thuần là tập hợp những ngôi sao mà từ bức tranh gắn với bầu trời. Điều này có thể nhận ra rõ ràng hơn khi các ngôi sao có tên cụ thể, nhưng Ptolemy chỉ đặt tên 4 ngôi sao đã được dùng trong 4 thế kỷ trước là: Altair, Antares, Regulas, Vega.

Thật khó có thể nói hết vai trò của Ptolemy đối với thiên văn học, hệ thống những chòm sao mà chúng ta đang sử dụng ngày nay thực chất là của Ptolemy, được sửa đổi và mở rộng. Cả châu Âu và Ả Rập dùng nó trong trên 1500 năm. Từ trong cuốn sách Atlas Coelestic của nhà thiên văn học quý tốc John Flansteed xuất bản năm 1729 viết: “Từ thời Ptolemy đến chúng ta, những cái tên được ông sử dụng vẫn được tiếp tục sử dụng và học tập ở tất cả các nước, người Ả Rập luôn luôn sử dụng khuôn mẫu của ông và tên những chòm sao. Danh sách Latinh cổ đại và những ngôi sao cố định cũng được sử dụng trong danh sách của Corpernicus và của Tycho Brahe, những danh sách xuất bản bằng tiếng Đức, Italia, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp và Anh cũng sử dụng. Tất cả những quan sát khoa học và chuẩn mực đều sử dụng chòm sao và tên ngôi sao theo khuôn mẫu của Ptolemy, và chúng ta sẽ gặp rắc rối nếu xa rời chuẩn mực đó”.

Định danh Ả Rập

Sau thời đại Ptolemy, thiên văn học Hi Lạp trở lên lu mờ, bởi vào thế kỷ VIII, trung tâm thiên văn học di chuyển về phương Đông từ Alexandria sang Baghdad, nơi mà cuốn sách của Ptolemy được dịch sang tiếng Ả Rập với cái tên Almagest mà ngày nay chúng ta biết đến nó. Al-Sūfǐ (903-986) còn được biết đến với cái tên Latinh là Azophi là nhà thiên văn học Ả Rập lớn nhất giới thiệu phiên bản của ông về cuốn sách Almagest trong Book of the Fixed Stars (Cuốn sách về những ngôi sao cố định) giới thiệu nhiều ngôi sao được đặt tên Ả Rập.

Nhiều ngôi sao sáng được đặt tên Ả Rập, như Aldebaran mà ngày nay chúng ta được thừa hưởng từ họ. Họ cũng có những hiểu biết rất khác từ người Hy Lạp, những ngôi sao riêng biệt thông thường để đại diện cho một động vật hay một con người. Ví dụ, ngôi sao α và β Xà Phu có tên Ả Rập là người chăn cừu và con chó của ông. Và nhiều ngôi sao khác có cái tên như lạc đà, linh dương, đà điểu, linh cẩu.

Nhiều cái tên Ả Rập của Al-Sūfǐ qua nhiều thế kỷ hiện nay không còn nữa. Nhiều ngôi sao khác được Al-Sūfǐ dịch trực tiếp của Ptolemy, ví dụ “miệng cá phương Nam”.

Một thành tựu nổi bật của thiên văn học Ả Rập là kính đo vị trí thiên thể, một phát minh tương tự phỏng cầu Hi Lạp, nhờ đó tính toán được vị trí của chúng trên thiên cầu.

Từ thế kỷ X, việc dịch công trình của Ptolemy được lan ra toàn châu Âu bởi sự xâm lược và thống trị của Ả Rập sang tiếng Latinh – ngôn ngữ của khoa học hiện nay. Tại Toledo có một bản dịch trong thế kỷ XII, từ đó lan khắp châu Âu, không chỉ toán học mà cả các khoa học khác, từ tiếng Hi Lạp được dịch sang tiếng Ả Rập, rồi từ tiếng Ả Rập dịch sang tiếng Latinh và được lan truyền ra toàn châu Âu vào thời trung cổ nên chứa đựng trong nó những ngôi sao bằng tiếng Ả Rập và tiếng Hi lạp.

Mở rộng 48 chòm sao của Ptolemy

Thời trung cổ, những cuộc thám hiểm được tiến hành ồ ạt, những nhà thiên văn học lái sự chú ý của mình đến những vùng mà bấy giờ chưa được đánh dấu trên thiên cầu nam do nó luôn nằm ở phía dưới đường chân trời ở thời Hi lạp cổ đại, với 3 tên tuổi nổi bật vào thời kỳ này là Petrus Plancius (1552-1622) – một giáo sư thiên văn học và bản đồ học người Hà Lan, với cái tên Latinh là Pieter Platevoet và 2 tên tuổi còn lại cũng là người Hà Lan là Petrus Theodorus hoặc Peter Theodore và Frederick de Houtman (1571-1627).

Do thám bầu trời phương Nam

Plancius theo chỉ dẫn của Keyser tiến hành những quan sát để điền vào những khu vực chống xung quanh thiên cực nam. Keyser đi trên con tàu Hollandia và Mauritius, 2 trong số 4 con tàu khởi hành từ Hà Lan trên hành trình buôn bán và thám hiểm vùng Đông Ấn và cập cảng Mađagaxca. Keyser là một con người khá thành thạo thiên văn và toán học. Học giả Hà Lan A.J.M.Wandes trong cuốn sách In the Realm of the Sun and stars đã miêu tả những quan sát của Keyser, sau đó được bàn giao lại cho Plancius. Keyser chết vào tháng 9/1596 trên hành trình tại Bantam (hiện nay là Banten – một địa danh gần Java). Danh sách của ông để lại gồm 135 ngôi sao được trao cho Plancius khi chuyến tàu này quay trở lại Hà Lan một năm sau đó. Đáng tiếc là có quá ít tài liệu nói về cuộc đời và sự nghiệp của Keyser, nhưng tên tuổi của ông đã được ghi danh trên bầu trời.

Những ngôi sao của Keyser được chia thành 12 chòm sao mới, nó xuất hiện lần đầu tiên trên quả cầu của Plancius và 2 năm sau đó là trên quả cầu của nhà bản đồ học Hà Lan Jodocus Hondius. Những ngôi sao này được chính thức công nhận bởi Johann Bayer – một nhà thiên văn học người Đức trong cuốn sách Uranometria xuất bản năm 1603, một bản đồ sao có giá trị hàng đầu khi đó. Những quan sát của Keyser cũng được xuất bản trong cuốn sách Rudolphine Tables của Johannes Kepler năm 1627. Đáng tiếc là bản thảo gốc của Keyser đã mất nên chúng ta không biết được liệu Keyser có phân loại những ngôi sao của mình thành 12 ngôi sao hay không hay là một người khác như Plancius.

Hạm đội Hà Lan, nơi mà Keyser là thuyền trưởng sau đó được trao cho nhà thăm dò Cornelis de Houtman, một trong những thủy thủ của ông là em trai ông là Frederick de Houtman – người đã giúp đỡ Keyser rất nhiều trong những quan sát của ông. Trong cuộc thám hiểm lần 2 vào năm 1598, Cornelis bị giết và Frederick bị bỏ tù ở phía Bắc Xumatra. Frederick đã tiến hành quan trắc và học tiếng Mã lai trong 2 năm bị cầm tù.

Từ danh sách những ngôi sao phương Nam của De Houtman, nó được chia thành 12 chòm sao thể hiện trên quả cầu của Plancius và Hondius, và được sử dụng bởi nhà bản đồ học Hà Lan Wiliem Janpzoon Blaeu được công bố vào năm 1603. Keyser và Houtman được cho là đồng phát minh của 12 chòm sao phương Nam mà chúng ta vẫn sử dụng ngày nay.

Nhưng dù sao đi nữa, Plancius cũng phát minh ra một số chòm sao cho riêng mình, trong số đó là Thiên Cáp mà ông đưa ra gồm 9 ngôi sao mà trước đó Ptolemy đưa vào trong chòm sao Đại Khuyển, cùng với những chòm sao Kỳ Lân, Lộc Báo gồm những ngôi sao sáng khá yếu ớt mà không được liệt kê trong danh sách của Ptolemy.

Lấp đầy những lỗ hổng còn lại trên thiên cầu

Do độ chính xác trong các quan chắc thiên văn ngày càng được cải thiện mà những ngôi sao sáng yếu ớt được vẽ lên bản đồ sao, tạo điều kiện cho những nhà canh tân giới thiệu những chòm sao mới, thậm chí trên những vùng trời chưa từng được biết đến trong thời Hi lạp cổ đại. 10 chòm sao mới được giới thiệu vào cuối thế kỷ XVII bởi nhà thiên văn học Ba Lan Johannes Hevelius (1611-1687) đã lấp đầy những lỗ hổng còn lại trên thiên cầu Bắc. Chúng bao gồm những ngôi sao được ông ghi chép vào năm 1687 và được vẽ lên bản đồ sao kèm theo của ông mang tên Firmamentum Sobiescianum. Cả 2 đều được xuất bản sau khi ông qua đời vào năm 1690. Đặc biệt, Hevelius đã cố gắng quan sát bằng mắt thường, mặc dù những kính thiên văn thời bấy giờ là rất sẵn. Nhiều ngôi sao trong số đó sáng rất yếu ớt nhưng vẫn nhìn thấy được thông qua thị lực phi thường của ông. Trong số 10 chòm sao mà ông giới thiệu có 7 chòm sao được các nhà thiên văn học chấp nhận là:

và 3 chòm sao không được chấp nhận là Cerberus, Mons Maenany và Tam Giác Nhỏ.

Mặc dù các chòm sao phương Bắc đã đầy đủ, nhưng vẫn còn những lỗ hổng trên bầu trời phương Nam. Nó đã được điền đầy bởi nhà Thiên văn học người Pháp Nicolas Louis de Lacaille (1713-1762) trên đường đi thám hiểm Nam Phi năm 1750. Tại đó, ông dựng một đài quan sát thiên văn cỡ nhỏ tại mũi Hảo Vọng (nay là vùng Cape Town) dưới chân núi Table – một địa điểm để lại cho ông nhiều ấn tượng và sau này, ông đã lấy địa điểm này để đặt tên cho 1 chòm sao – chòm sao Sơn Án. Tại Mũi Đất, từ tháng 8/1751 đến tháng 7/1752, Lacaille đã quan sát được vị trí của gần 10000 ngôi sao, một việc làm đáng kinh ngạc trong một khoảng thời gian khá ngắn.

Sau khi trở về Pháp năm 1754, Lacaille đã giới thiệu một bản đồ sao phương Nam với Viện hàn lâm Hoàng gia Pháp, trong đó ông giới thiệu 14 chòm sao mới được ông đặt tên:

Một bản sao của nó được xuất bản trong Mémoires của Viện hàn lâm năm 1756 và nó nhanh chóng được các nhà thiên văn khác chấp nhận.

Trong khi phần lớn những chòm sao của Keyser và Houtman được đặt tên những loài động vật ngoại lai thì Lacaille lại đặt tên những chòm sao của mình để kỷ niệm những phát minh khoa học, hội họa, âm nhạc. Ngoại trừ chòm sao Sơn Án – tên trước đây của núi Table nơi mà ông thực hiện những quan sát. Danh sách đầy đủ của ông và một bản đồ sao với tên các chòm sao theo tiếng Latinh được xuất bản sau khi ông qua đời năm 1763 với tiêu đề Coelum Australe Stelliferum. Trong danh sách này, ông chia chòm sao Argo Navis – tên một con tàu thành 3 chòm sao: Thuyền Để, Thuyền Vĩ, Thuyền Phàm mà ngày nay chúng ta sử dụng.

Kể từ thời Lacaille về sau này, tất cả những ai cố gằng làm sai lệch các chòm sao đều không thành công, nhưng nhiều nhà thiên văn học vẫn cố gắng để thử. Rất nhiều chòm sao được nhà thiên văn học người Đức Johann Elert Bode (1747-1826) giới thiệu trong bản đồ sao Uranogphia xuất bản năm 1801, nhưng chúng nhanh chóng bị lãng quên sau đó. năm 1899, nhà sử học Mỹ R.H.Allen đã viết trong sách Star Name and their Meaning: “Từ 80-90 chòm sao là được hiện nay ít nhiều được thừa nhận”.

Ấn định 88 chòm sao

Một thiếu sót lớn là vẫn chưa đưa ra ranh giới chung thống nhất giữa các chòm sao. Từ thời Bode, ông đã dùng những dấu chấm ngoằn nghoèo để phân định ranh giới giữa những chòm sao. Tuy nhiên nó không được thống nhất từ bản đồ này sang bản đô khác. Vấn đề đó chỉ được thống nhất qua một Hiệp hội Thiên văn học quốc tế (IAU).

Tại phiên họp toàn thể đầu tiên năm 1922, IAU đã chính thức chấp nhận danh sách 88 chòm sao bao trùm toàn bộ bầu trời mà ngày nay chúng ta đang sử dụng. IAU trao trách nhiệm cho nhà thiên văn học người Bỉ Eugène Delporte (1882-1955) vẽ đường ranh giới giữa các chòm sao.

Để thuận tiện cho công việc của mình, nhà thiên văn học người Mỹ Benjamin Apthorp Gould (1824-1896) vào năm 1877 đã phân định ranh giới các chòm sao phương Nam trên tấm bản đồ Uranometria Argentina. Delporte vẽ ranh giới các chòm sao bằng đường thẳng theo đường xích kinh và xích vĩ của năm 1875. Ranh giới đó đảm bảo tất cả những ngôi sao biến đổi ở lại trong chòm sao trên đường di chuyển của chúng, Delporte đã sửa đổi một số đoạn của Gould, đặc biệt sử dụng đường chéo.

Công trình của Delporte, được IAU phê chuẩn năm 1928 và được xuất bản vào năm 1930 trong cuốn sách Délimitation Scientifique des Constellations – một hiệp ước quốc tế trong sự phân định ranh giới bầu trời mà tất cả các nhà thiên văn học quốc tế phải tuân theo.

Như vậy, những chòm sao bây giờ được quan tâm không phải là những ngôi sao riêng lẻ mà là một vùng trên bầu trời, tương tự như những quốc gia trên Trái Đất. tuy nhiên không giống như trên Trái Đất, bản đồ bầu trời là bất biến.

Bí Mật 12 Chòm Sao: Huyền Thoại Về Nguồn Gốc Tên Gọi Của Các Chòm Sao (Phần 1)

Trong số 12 chòm sao, Aries là chòm sao đơn giản nhất, bí mật của nó gắn với chú cừu. Bạch Dương cấu thành bởi 5 ngôi sao nhưng chỉ có 2 ngôi sao sáng là Beta và Alpha. Những sao còn lại đều có độ sáng rất yếu. Bởi thế so với các chòm sao khác, Aries khó để quan sát hơn hẳn.

Gắn liền với chòm Aries chính là câu chuyện về bộ lông cừu vàng trong thần thoại Hy Lạp. Theo thần thoại Hy Lạp, Bạch Dương là biểu tượng của con cừu bằng vàng đã cứu sống Phrixus. Và chú cừu này cũng đã mang anh ta tới Colchis. Tại nơi này, Phrixus đã Hiến tế con cừu cho các vị thần. Da của nó được lột ra và đặt ở ngôi đền Lông Cừu Vàng. Mơi được nhắc đến sau này trong câu chuyện Jason và các thủy thủ thuyền Argo. Bởi thế Aries còn được nhớ đến như một vật báu vô giá của người hùng Jason.

Chòm sao Taurus, mối tình bí mật của thần Zeus và nàng Europa

Trong số 12 chòm sao, Taurus là chòm sao lớn nhất. Sao sáng nhất trong chòm này là sao Aldebaran, phía trên nó là nhóm sao Hyades. Nếu quan sát kỹ chòm sao có thể thấy 2 tinh vân nổi tiếng là Con Cua và Thất Tinh. Gắn với tên gọi của chòm sao này là câu chuyện về mối tình bí mật của thần Zeus và nàng Europa.

Chòm sao này mang theo trong mình một câu chuyện tình cổ điển của thần thoại. Bởi thần Zeus vì trót yêu nàng Europa nên đã tự biến mình thành một con bò trắng gặp nàng. Để có thể tránh khỏi sự theo dõi của người vợ mình, nữ thần Hera. Khi Europa cưỡi trên lưng con bò trắng và thần Zeus đã đưa nàng ta đến một vùng đất mới. Chòm Taurus chính là hiện thân của chú bò trắng mà thần Zeus đã hóa thân thành.

Gemini, chòm sao duy nhất trong 12 chòm có câu chuyện bí mật đại diện cho 2 người anh hùng

Để nhận biết Gemini hãy tìm 2 ngôi sao sáng nhất của nó, là Castor và Pollux. Đây cũng chính là 2 ngôi sao tượng trưng cho 2 người anh hùng trong câu chuyện nguồn gốc bí mật của Gemini. Câu chuyện về đôi anh em cùng mẹ khác cha là Castor và Pollux.

Câu chuyện kể về 2 anh em đều sở hữu sức mạnh, trí thông minh và tài năng võ thuật. Riêng Pollux do có cha là Thần Zeus nên anh có sự bất tử, còn Castor thì không. Trong một trận chiến, Castor đã tử trận và thần Zeus đã đưa ra hai sự lựa chọn cho Pollux. Một là tận hưởng cuộc sống bất tử trên thiên đường, hoặc chia sẻ nửa cuộc đời cho Castor. Và Pollux đã lựa chọn sẽ cùng chia sẻ nửa cuộc đời cho Castor. Thế là 2 anh em cứ 1 ngày sống trên thiên đình còn 1 ngày lại sống dưới âm phủ. Gemini chính là hình ảnh hóa thân của đôi anh em này về sau.

Chòm sao Cancer, câu chuyện về người hùng Hercules

Trong 12 chòm sao, bí mật của Cancer là có một diện tích khá nhỏ so với các chòm khác. Các ngôi sao của Cancer tương đối sáng, nên rất dễ dàng để quan sát nó so với chòm khác. Nói về nguồn gốc thì chòm sao Cancer gắn với câu chuyện về người hùng Hercules.

Trong trận đấu cùng mãng xà nhiều đầu Hydra và Hercules, nữ thần Hera sai con cua Cancer giúp Hydra. Chính vì sự ghét bỏ Hercules, vị nữ thần này sẵn sàng giúp Hydra để loại bỏ được Hercules. Thế nhưng con cua này đã nhanh chóng bị Hercules giết chết ngay bằng chùy. Và hóa thành chòm sao Cancer trên bầu trời đầy sao.

Bí mật về Leo, chòm sao đẹp nhất trong 12 chòm, chú sư tử Nemea, đối thủ của Hercules

Trong số các chòm sao thì chòm Leo sáng nhất và cũng đẹp nhất. Thậm chí không chỉ nó còn đẹp nhất trong tất cả 88 chòm của thiên văn. Sao Regulus chính là ngôi sao sáng nhất trên bầu trời vốn cũng thuộc chòm Leo. Chòm sao này gắn liền với câu chuyện về một chú sư tử tên Nemea.

Leo là chòm sao mang hình dáng của một con sư tử Nemea, đối thủ của người anh hùng Hercules. Trong thần thoại, chú sư tử này sở hữu bộ móng sắc nhọn hơn tất thảy mọi loại dao kiếm. Bộ da dày và cứng đến nỗi các loại vũ khí đều không thể làm nó bị thương. Vì thế Hercules đã phải vật nhau tay đôi với nó và bóp cổ nó cho đến chết. Tên gọi của chòm sao Leo cũng khởi phát từ câu chuyện này.

Chòm sao Virgo, câu chuyện về con gái hiếu thảo

Chòm sao Virgo có diện tích khá lớn trong thiên cầu. Nếu bạn là người không quá giỏi trong xác định vị trí sao sẽ khó mà xác định được nó. Đặc biệt, trong 12 chòm sao, bí mật về nguồn gốc tên gọi của Virgo có rất nhiều giả thuyết.

Có những giả thuyết nói rằng chòm sao Virgo tượng trưng cho nữ thần lúa mì Demeter. Nhưng cũng có giải thuyết cho rằng Virgo là tên của con gái một người nông dân. Người đã được thần rượu nho Dionysus truyền bí kíp nấu rượu. Về giả thuyết này, câu chuyện về tên gọi của Virgo bắt nguồn từ cái chết của cha cô. Ông bị giết chỉ vì do men rượu quá nặng nên người uống nó tưởng mình bị đầu độc. Virgo vì đã quá đau thương mà cũng chết theo cha mình. Do cảm động về điều này nên thần Dionysus đã đưa linh hồn nàng lên trời thành các chòm sao. Từ đó chòm sao Virgo cũng được ra đời.

Vì Sao Tết Lại Có Tên Gọi Là ‘Nguyên Đán?’ Tết Âm Lịch Ở Một Số Quốc Gia Khác Tên Là Gì?

Tết Âm lịch, Tết ta… là những cách gọi khác nhau của Tết Nguyên Đán. Nhưng có bao giờ bạn thắc mắc, vì sao lại lại có tên là ‘Nguyên Đán’?

Tết Nguyên Đán là dịp lễ cổ truyền của người dân Việt Nam, đây là dịp người ta đi du xuân, thăm hỏi họ hàng, bạn bè để gửi những lời chúc tốt đẹp. Hiếm có ngày lễ nào lại được mong chờ như Tết Nguyên Đán tại Việt Nam.

Vì sao Tết lại có tên ‘Nguyên Đán’?

Tính theo lịch âm, Tết Nguyên Đán của Việt Nam muộn hơn Tết của phương Tây khoảng 1 tháng. Do quy luật 3 năm nhuận một tháng của âm lịch nên ngày đầu năm của dịp Tết Nguyên Đán không bao giờ trước ngày 21 tháng 1 Dương lịch và sau ngày 19 tháng 2 Dương lịch mà rơi vào giữa những ngày này. Tết Nguyên Đán thường kéo dài từ khoảng 7 đến 8 ngày cuối năm cũ (năm dương) và 15 ngày đầu năm mới (23 tháng Chạp đến hết ngày 15 tháng Giêng).

Tết Nguyên Đán là dịp được người Việt mong chờ nhất trong năm.

Tết Nguyên Đán là ngày đầu tiên trong năm, tên gọi ấy dùng để phân biệt với một số dịp lễ khác như Tết Nguyên tiêu, Tết Đoan ngọ, Tết Trung thu.

Trong tiếng Hán, ‘Nguyên’ có nghĩa là sự khởi đầu còn ‘Đán’ là buổi sáng sớm, khi ghép lại được chữ ‘Nguyên Đán’ tức là buổi sáng khởi đầu của một năm mới. Riêng chữ ‘Tết’ được đọc chệch đi theo âm chữ Hán của chữ ‘Tiết’. Theo lịch Trung Quốc xưa, một năm gồm có 24 tiết và ‘Nguyên Đán’ được coi là tiết đầu tiên trong năm.

Tết Âm lịch ở một số quốc gia khác tên là gì?

Cũng như người Việt Nam, người Trung Quốc coi Tết Nguyên Đán là một trong những dịp lễ quan trọng nhất. Tết Âm lịch ở Trung Quốc còn được gọi là Xuân Tiết (Lễ hội mùa xuân). Trong những ngày này, người dân Trung Hoa sẽ trang trí nhà cửa, ca hát, tổ chức ăn uống và đi thăm người thân.

Nhiều thông tin khẳng định Tết Nguyên Đán của Việt Nam bắt nguồn từ Trung Quốc nhưng thực tế đã chứng minh trước khi thực dân phương Bắc sang đô hộ nước ta thì dân tộc Việt Nam ta đã ăn Tết từ thời Văn Lang với sáng kiến bánh chưng – bánh giày của Lang Liêu – con trai của vua Hùng thứ 6.

Ngày Tết, khắp phố phường ở Trung Quốc tràn đầy sắc màu, đặc biệt là màu đỏ – tượng trưng cho sự may mắn.

Ở Triều Tiên, người ta gọi Tết Nguyên Đán là ‘Seollal’. Tết cổ truyền của đất nước này là ngày đầu tiên của năm mới Âm lịch. Người Triều Tiên cũng thường đón mừng năm mới dương lịch vào ngày 1/1 hằng năm. Tuy nhiên, Tết Âm lịch vẫn quan trọng hơn dương lịch.

Người dân Triều Tiên ngắm pháo hoa đêm giao thừa.

Cũng đón Tết Âm lịch như Việt Nam, nhưng Tết cổ truyền ở Mông Cổ được gọi là ‘Tsagaan Sar’, nghĩa là ‘Mặt trăng trắng’, được xác định theo lịch mặt trăng của người Mông Cổ. Đây là 1 trong 2 ngày Tết quan trọng nhất và được chờ đợi nhất ở nước này, ngày Tết còn lại là Tết Naadam vào tháng 7. Tết âm lịch của người Mông Cổ có nhiều phong tục tập quán và món ăn riêng biệt, đậm nét văn hóa bản địa của người dân du mục.

Người dân còn mặc trang phục truyền thống, tặng nhau các món quà và tiền mừng tuổi. Thông thường, các đại gia đình sẽ tụ họp ở nhà của người lớn tuổi nhất trong nhà.

‘Losar’ hay năm mới của người Tây Tạng được tính bằng ngày mùng 1 (ngày đầu tiên) của tháng đầu tiên trong lịch Tây Tạng, khi mặt trăng bắt đầu quỹ đạo mới quanh Trái đất. Thường thì Losar trùng khớp với Tết Nguyên Đán của người Việt và người Trung Quốc, tuy nhiên cũng có năm chênh lệch một vài ngày, hoặc có khi chênh lệch cả tháng.

Losar là một trong những dịp lễ quan trọng trong Phật giáo Tây Tạng, thường rơi vào tháng Hai hoặc tháng Ba dương lịch hằng năm.

Tuy không còn đón Tết Âm lịch, nhưng Nhật Bản vẫn có ngày lễ truyền thống có tên ‘Oshougatsu’ có nghĩa là ‘Chính Nguyệt’. Đây là ngày lễ bắt nguồn từ phong tục chào đón vị thần năm mới Toshigamisama, vị thần tượng trưng cho sức khỏe, may mắn và phát đạt.

Tết Oshougatsu diễn ra từ ngày 1-3/1, vào những ngày này, mọi gia đình đều dọn dẹp sạch sẽ, chuẩn bị đồ dùng và trang trí nhà cửa. Người ta quan niệm rằng, xem mặt trời mọc vào ngày này là việc làm tốt nhất để chào đón một năm thịnh vượng, may mắn và tốt đẹp.

Phong tục đón năm mới của người Nhật hiện vẫn giữ được những truyền thống Á Đông điển hình, bên cạnh đó vẫn thu nhận những nét văn hóa mới từ phương Tây.

Ở mỗi quốc gia khác nhau đều có những cách chào đón năm mới theo các phong tục truyền thống khác nhau, có bao nhiêu dân tộc là có bấy nhiêu cách mừng riêng biệt. Nhưng dù tổ chức Tết Âm lịch hay Tết Dương lịch thì ý nghĩa của những ngày này đều là đánh dấu sự khép lại của năm cũ và đón nhận sự mở màn một năm hạnh phúc, tốt đẹp, an khang.

Tên Gọi Của Bạn Có Nguồn Gốc, Ý Nghĩa Ra Sao? (P.3)

Mỗi người chúng ta sinh ra trên đời đều có một cái tên. Cái tên là dấu ấn của cá nhân, gia đình, dòng họ, quê hương, xã hội và cả những ước vọng của người đặt tên gửi gắm vào trong ấy. Hiểu được cái tên của chính mình, một người có thể thấu hiểu nỗi lòng mẹ cha, trân quý sinh mệnh bản thân và hướng về những giá trị nhân sinh cao đẹp. Chuyên mục Văn Hoá – Thời báo Đại Kỷ Nguyên trân trọng gửi đến quý độc giả loạt bài phân tích, bình giải nội hàm văn hoá của những cái tên Việt, với hy vọng đồng hành cùng các bạn trên con đường tìm lại bản ngã tiên thiên thuần tịnh.Ngày nay, việc đặt tên cho con đã trở thành một nỗi trăn trở của bao gia đình Việt. Phần vì ai cũng muốn tìm cho con một cái tên tốt đẹp, hợp “phong thuỷ”, có thể phát huy sở trường, tiết chế sở đoản; phần vì đôi khi những ý kiến khác biệt của cha mẹ, ông bà về cách đặt tên cũng dẫn tới mâu thuẫn.

Cái tên được chọn có khi không vừa lòng tất cả thành viên trong gia đình, thậm chí không vừa lòng cả chủ nhân của cái tên ấy (khi “bé” lớn lên). Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng mỗi cái tên đều là duyên phận Trời ban, và nếu như mỗi người chúng ta bỏ công tìm hiểu nội hàm văn hoá truyền thống đằng sau nó, tu dưỡng bản thân theo đức hạnh mà cái tên ấy truyền tải… thì ai cũng có thể đạt tới nhân sinh hạnh phúc.

8. Bình (chữ Hán: 平)

“Bình” 平 nghĩa là công bằng, công chính, không thiên lệch, yên ổn, điều hoà. Tên Bình vì thế chỉ người chí công vô tư, biết phân định đúng sai, tính khí ôn hoà, biết điều phối công việc, có thái độ bình tĩnh an định trước cuộc đời.

Tên nam giới thường dùng chữ Bình với nghĩa là dẹp yên, sửa trị. Theo quan niệm Nho gia truyền thống, người quân tử phải biết “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Sách Đại học viết:

“Xét sự vật cho cùng lẽ rồi thì sự hiểu biết mới đạt đến đích, hiểu biết thấu đáo rồi thì điều mình suy nghĩ mới được chân thành (thành ý).

Điều mình nghĩ có chân thành thì lòng mình mới ngay thẳng (chính tâm), lòng có ngay thẳng thì bản thân mới tu dưỡng và rèn luyện được (tu thân).

Tu dưỡng và rèn luyện bản thân được rồi thì mới sửa sang, sắp xếp việc nhà (tề gia). Sắp xếp việc nhà được rồi thì mới lo liệu cho đất nước (trị quốc). Lo liệu cho đất nước được thì thiên hạ mới yên ổn (bình thiên hạ)”.

Lê Lợi khi phất cờ khởi nghĩa chống giặc Minh từng xưng là “Bình Định vương”. Ông sinh ra trong gia tộc nhiều đời làm quân trưởng ở Thanh Hoá, lớn lên trong cảnh nước mất nhà tan. Tướng nhà Minh biết tiếng ông, đã trao cho chức quan để dụ theo, nhưng ông không chịu khuất phục. 3 tiếng “Bình Định vương” thể hiện rõ nét ở đoạn sử sau trong sách Lam Sơn thực lục: “Nguyên trước nhà vua kinh doanh việc bốn phương, bắc đánh giặc Minh, nam đuổi quân Lào, mình trải trăm trận, đến đâu được đấy”.

Trong khi đó, tên nữ giới thường dùng chữ Bình trong nghĩa yên bình, bình hòa, với mong ước một cuộc đời yên vui, đồng thời biết trân quý và gắng sức dựng xây, gìn giữ cuộc sống bình yên như trong câu thơ:

“Thái bình nên gắng sức,

Non nước ấy ngàn thu”.

(Trần Quang Khải)

9. Hiển (chữ Hán: 顯)

“Hiển” 顯 nghĩa là rõ ràng, sáng tỏ, vẻ vang, vinh diệu, như trong “hiển đạt”, “quý hiển”, “vinh hiển”.

Chữ Hiển 顯 gồm có bộ Hiệt 頁 (đầu) ghép với chữ Nhật 日 (mặt trời), hai chữ Yêu 幺(bé nhỏ) và bốn chấm Hoả (灬), có nghĩa là những đồ trang sức nhỏ bé trên đầu sáng rực rỡ như mặt trời, như lửa, biểu thị người hiển đạt, vinh hiển.

Hiếu Kinh có viết: “Lập thân hành đạo, dương danh ư hậu thế, dĩ hiển phụ mẫu, hiếu chi chung dã”, nghĩa là: Lập thân hành đạo, rạng danh ở đời sau, làm vẻ vang cha mẹ, (đó) là tận cùng của hiếu. Chẳng thế mà Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan từng có thơ rằng:

“Nam nhi tự hữu hiển dương sự,

Khẳng tác ngang tàng nhất trượng phu”.

Dịch nghĩa:

Nam nhi tự có chí làm vẻ vang cho cha mẹ

Muốn làm một kẻ trượng phu khí phách hiên ngang.

Nhà Nho xưa cũng quan niệm rằng, khi gặp thời thì đem tài năng ra phục vụ đất nước (Hiển), còn nếu chính sự thối nát thì đi ở ẩn để giữ gìn tiết tháo trong sạch (Tàng). Ngô Thì Nhậm có bài thơ “Mừng bạn” chứa hai chữ “hiển tàng” này như sau:

“Khang tế đại thần phi độ ngoại,

Hiển tàng quân tử chính thời trung”.

Dịch nghĩa:

Giúp dân yên vui, bậc đại thần không ngoài bổn phận

Xuất hay xử, người quân tử phải xử đúng thời.

10. Phong (chữ Hán: 豐, 峰, 風, 鋒, 楓)

Tên Phong trong tiếng Việt thường mang các sắc nghĩa: phong phú (豐), ngọn gió, phong thái (風), đỉnh núi (峰), sắc nhọn (鋒), hay cây phong (楓).

Chữ Phong 豐 nghĩa là đầy đủ, to lớn, tốt tươi, được mùa, sung túc; ví như trong: “phong phú” (dồi dào), “phong y túc thực” (ăn no mặc ấm), “phong công vĩ nghiệp” (công to nghiệp lớn).

Chữ Phong 豐 phía dưới có bộ Đậu 豆, phía trên là hình mầm đậu, hạt đậu đang nảy mầm đầy đặn, phong mãn, có thể đặt tên cho cả nam và nữ.

Trong lịch sử phương Đông, có một vị Thánh nhân danh chấn thiên hạ mang tên Phong 豐, đó chính là Trương Tam Phong – tổ sư phái Võ Đang, người sáng lập ra Thái Cực Quyền.

Tương truyền, Trương Tam Phong từng tham gia thi cử, tìm kiếm công danh. Tuy nhiên, sau cuộc gặp gỡ với một vị Đạo trưởng họ Khâu, Trương Tam Phong bỗng ngộ ra: “Phú quý như cặn bã cỏ rác, năm tháng thời gian lại nhanh giống như tia chớp vậy. Điều quý giá nhất của đời người là tìm kiếm đại Đạo”. Thế là, từ đây Trương Tam Phong quyết định từ bỏ con đường danh lợi, ngao du bốn biển, thăm hỏi minh sư.

Sau này, khi Trương Tam Phong đã đắc Đạo thành Tiên, Hoàng đế nhà Minh nhiều lần thỉnh cầu gặp mặt nhưng ông vẫn nhất mực ẩn cư. Biết được Minh Thành Tổ cầu xin bí kíp trường sinh bất lão, Trương Tam Phong đã hồi đáp bằng một bài thơ, tạm dịch như sau:

“Trời đất giao hòa tạo hóa công, Quốc gia thịnh trị Đạo hanh thông. Hoàng Cực Điện kia rồng hổ tĩnh, Trống chuông văng vẳng vượt tầng không.

Thần nơi hoang dã là vô dụng, Vua hỏi tiều phu ấy hữu tình. Dám đem lời mọn phiền Thánh đế, Thanh tâm quả dục phép trường sinh”.

Các chữ Phong còn lại lần lượt là:

Chữ Phong 鋒 gồm bộ Kim 金 (vàng, kim loại) và chữ Phong 夆 (đỉnh núi – chữ cổ), có nghĩa là mũi nhọn, sắc nhọn, sắc bén. Chữ này vẫn được dùng trong tiếng Việt như trong các từ: tiên phong, xung phong, tiền phong… Do đó, nó thường để đặt tên cho nam giới.

Chữ Phong 峰 gồm chữ Sơn 山 (núi) và chữ Phong 夆 (đỉnh núi – chữ cổ), có nghĩa là đỉnh núi, mỏm núi, đỉnh cao. Tiếng Việt hiện nay ít dùng, chỉ còn trong tên núi như Tây Phong Lĩnh, hay thành ngữ “Đăng phong tạo cực” (Lên đến đỉnh cao (sự nghiệp)). Chữ này cũng thường dùng cho nam giới.

Chữ Phong 風 nghĩa là gió, phong thái, phong khí, phong tục. Chữ này có thể dùng đặt cho tên cả nam và nữ, hàm ý phong thái, phong độ, thuần phong mỹ tục.

Chữ Phong 楓 nghĩa là cây phong – một loài cây đẹp, xuân nở hoa từng chùm như những trái bóng tròn, thu về lá chuyển màu đỏ rực, vì thế xưa thường được trồng trong cung vua. Chữ này đặt tên cho nữ. Hình ảnh cây phong rất thi vị trong câu thơ của Nguyễn Du:

“Người lên ngựa, kẻ chia bào,

Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san”.

(Truyện Kiều)

11. Phương (chữ Hán: 方 hoặc 芳)

“Phương” 方 nghĩa là ngay thẳng, chính trực, như trong “chân phương”, “phương chính”. Phương còn có nghĩa là đạo lý lễ nghĩa. Chữ phương này thường để đặt tên cho nam giới.

Đạo Đức Kinh có viết: “Thị dĩ Thánh nhân phương nhi bất cát, liêm nhi bất quế”, nghĩa là: Như thế bậc Thánh nhân chính trực mà không làm thương tổn người, có góc cạnh mà không làm hại người.

Triều nhà Nguyễn, nước Việt Nam có một vị đại thần trung liệt tên Phương, đó chính là Nguyễn Tri Phương (chữ Hán: 阮知方). Ông vốn tên là Nguyễn Văn Chương, tự Hàm Trinh, hiệu Đường Xuyên, xuất thân trong một gia đình làm ruộng và nghề thợ mộc. Nhà nghèo lại không xuất thân từ khoa bảng nhưng nhờ ý chí tự lập, ông đã làm nên cơ nghiệp lớn. Nguyễn Tri Phương là Tổng chỉ huy quân đội triều đình Nguyễn chống lại quân Pháp xâm lược lần lượt ở các mặt trận Đà Nẵng (1858), Gia Định (1861) và Hà Nội (1873). Thành Hà Nội thất thủ, bị quân Pháp bắt giữ nhưng ông đã cự tuyệt hợp tác và tuyệt thực tới chết. Danh tiếng của ông vang mãi tới ngày hôm nay.

Tên Tri Phương là do vua Tự Đức đặt cho ông, có xuất xứ từ Luận ngữ như sau:

“Tử Lộ suất nhĩ nhi đối viết: ‘Thiên thặng chi quốc, nhiếp hồ đại quốc gia gian, gia chi dĩ sư lữ, nhân chi dĩ cơ cận, Do dã vi chi, tỷ cập tam niên, khả sử hữu dũng, thả tri phương dã'”.

Dịch nghĩa:

Tử Lộ trả lời ngay: “Quốc gia có ngàn cỗ chiến xa, nằm giữa 2 quốc gia lớn, bên ngoài bị uy hiếp quân sự, bên trong gặp thiên tai mất mùa đói khổ, nếu để Do (tức Tử Lộ) này trị sửa, 3 năm sẽ khiến bách tính đều dũng cảm, lại biết đạo lý lễ nghĩa”.

Còn chữ “Phương” 芳 gồm bộ Phương 方 và bộ Thảo đầu 艹 kết hợp lại thì có nghĩa là mùi thơm của cỏ hoa, cỏ thơm, cũng có nghĩa là tiếng thơm, đức hạnh và tốt đẹp. Ví dụ như trong: “phương thảo” (cỏ thơm), “phương danh” (tiếng thơm), “phương tư” (dáng dấp xinh đẹp), “lưu phương bách thế” (để tiếng thơm trăm đời). Chữ Phương 芳 này có thể đặt cho cả nam và nữ, xuất hiện trong bài thơ Đường “Hoàng Hạc Lâu” của Thôi Hiệu:

“Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ,

Phương thảo thê thê Anh Vũ châu.

Nhật mộ hương quan hà xứ thị?

Yên ba giang thượng sử nhân sầu”.

Trích bản dịch của Khương Hữu Dụng:

Sông tạnh Hán Dương cây sáng ửng,

Cỏ thơm Anh Vũ bãi xanh ngời.

Hoàng hôn về đó, quê đâu tá?

Khói sóng trên sông não dạ người.

(Còn tiếp…)

Thanh Ngọc – Nam Phương

Tình Yêu Của Cung Bảo Bình Với 12 Chòm Sao Khác Như Thế Nào?

Cung Bảo Bình khi yêu cung Bạch Dương

Một mối quan mà từ trong bản năng của hai ngừơi đã tồn tại sự thấu hiểu, họ luôn biết cách chia sẻ tầm nhìn của mình cho tương lai miễn là sự tự do trong cảm xúc của hai người đều được tôn trọng. Niềm đam mê và cuộc sống tràn đầy năng lượng của Bạch Dương đôi khi sẽ khiến Bảo Bình cảm thấy nản lòng.

Nếu Bạch Dương là người thường dành sự quan tâm của mình cho tình bạn nhiều hơn là tình yêu, và Bạch Dương dễ dàng hài lòng với một mối quan hệ diễn ra nhàn nhạt như hiện tại, thì Bảo Bình lại mong muốn nhiều hơn sự quan tâm nồng nhiệt của Bạch Dương, một mối quan hệ mà họ xây dựng dựa trên sự tươi trẻ thoải mái và cả hai bên đều có lợi.

Cung Bảo Bình khi yêu cung Kim Ngưu

Tình yêu ngay từ cái nhìn đầu tiên có thể xảy ra, nhưng liệu có thể có một mối quan hệ nào bền chặt giữa hai người không? Bảo Bình có một sự khao khát về sự tự do và định hướng về tương lai vững chắc. Kim Ngưu lại sở hữu những niềm vui bắt nguồn từ những thứ thực tế và không thể thay đổi như chuyện đất đai, gia đình và những câu chuyện trong quá khứ .

Nếu hiện tại họ được ở cạnh nhau thì thực sự họ rất ít khi có chung một suy nghĩ. Mỗi người có một khuynh hướng khác nhau và họ dường như chỉ quan tâm đến cảm xúc của riêng mình Sẽ sớm thôi Kim Ngưu sẽ bắt đầu có những nghi ngại trong khi Bảo Bình lại tiếp tục chờ đợi cho những giấc mơ ở những chân trời mới…Nhưng tình yêu là điều mà đôi khi chúng ta không thể nói trước sẽ có chuyện gì xảy ra.

Cung Bảo Bình khi yêu cung Song Tử

Sự nguyện ý cống hiến cả thể xác và linh hồn của mình cho sự công bằng trên thế giới này của Bảo Bình đã chiếm lĩnh được sự tôn trọng và tình yêu của Song Tử, những người sẽ chinh phục tình yêu hiếm có này. Khi hai nguyên tố Khí gặp nhau, họ sẽ tạo thành niềm vui được lan tỏa thông qua hành động, sự hào hứng, và nổi loạn nhằm chống lại những quy tắc ngột ngạt. Họ tin rằng cuộc sống luôn luôn mang lại cho họ quyền tự do và độc lập.

Không có gì có thể ngăn cản hay đòi hỏi chúng phải tách biệt ra bất kì cá nhân nào. Dù là bạn bè hay những người yêu nhau, họ cũng sẽ liên kết linh hồn của mình để tạo thành một kiệt tác sống động của cuộc sống và tạo nên những chuyến phiêu lưu mạo hiểm thú vị và tuyệt vời.

Cung Bảo Bình khi yêu cung Cự Giải

Tính cách quá thực tế của Bảo Bình đôi khi sẽ gây ra một số rắc rối cho những người sống tình cảm giống như Cự Giải , những con người mà có một đời sống với khao khát tình cảm mãnh liệt. Hai con người với tsnh cách hoàn toàn khác lạ nhau, mối quan hệ của họ thực sự sẽ phát triển theo một chiều hướng mà ngay từ giây phút đầu tiên tiếp xúc đã tạo ra rất nhiều những phản ứng trái chiều.

Bảo Bình tin vào những giá trị thực tế trong khi Cự Giải lại tin vào trực giác và cảm xúc của mình. Hãy để những hiểu lầm sớm được giải quyết và mở rộng không gian giữa hai người. Đôi khi ở mối quan hệ này, sự tổn thương và tan vỡ hầu như Cự Giải đều là người phải chịu đựng tất cả. Hãy lường trước mọi thứ và bắt đầu chấp nhận những rủi ro, những hành tinh xung quanh sẽ không ngừng theo dõi bạn.

Cung Bảo Bình khi yêu cung Sư Tử

Những người thuộc cung Bảo Bình có thể ngăn cản Sư Tử làm việc một cách quá nghiêm túc. Một người luôn bị cuốn hút bởi sự hứa hẹn về một tương lai tươi đẹp đầy đổi mới, trong khi người còn lại lại hứng thú với những xu hướng hiện đại. Một khi cặp đôi này có thể chấp nhận sự khác biệt của nhau, họ có thể tồn tại song song với hai tính cách hoàn toàn đối lập.

Cả hai người có quan niệm về tình yêu hoàn trái ngược nhau: Sư Tử luôn tôn thờ chủ nghĩa tình yêu và yếu tố lãng mạn trong khi đó Bảo Bình lại rất ngượng ngùng trong việc thể hiện tình cảm của mình. Bảo Bình đôi khi họ vẫn suy nghĩ hành động và có định hướng rõ ràng về tình cảm nhưng dường như họ chỉ đứng từ xa để quan sát và trải nghiệm trên chính mối quan hệ của mình, không hề tồn tại một sự cam kết rõ ràng nào.

Cung Bảo Bình khi yêu cung Xử Nữ

Dường như điều duy nhất mà cả hai có thể chia sẻ cùng nhau đó chính là những giá trị về mặt tri thức và trí tuệ. Một người với đầy ắp những quy tắc về giá trị truyền thống như Xử Nữ có thể sẽ cảm thấy vô cùng hụt hẫng khi bắt đầu một mối quan hệ và thiếu vắng hoàn toàn sự có mặt của những giá trị thân thuộc, những người Bảo Bình cống hiến toàn bộ bản thân để thay đổi không gian với những giá trị thân quen để hiện đại hóa thế giới này.

Tương tự như thế đối với mặt cảm xúc trong khi Xử Nữ tìm kiếm sự an toàn và chắc chắn thì bảo Bình lại khao khát sự thay đổi và những cảm xúc bất ngờ. Sự lạnh lùng của Bảo Bình đôi khi sẽ làm tổn thương sự tận tụy và chung thủy của Xử Nữ, một con người vô cùng nhạy cảm với những cảm xúc bên trong mình. Tuy nhiên đôi khi tình yêu có thể sẽ phá bỏ mọi rào cản, đôi khi mối quan hệ này sẽ là một thách thức để cả hai cùng đi tìm hướng giải quyết.

Cung Bảo Bình khi yêu cung Thiên Bình

Khi hai con người chính thức bắt đầu mối quan hệ nếu cả hai không có cùng niềm đam mê và chí hướng thì đến cuối cùng nó cũng chỉ có thể dừng lại ở mối quan hệ là tình bạn. Cả hai đều được biết đến với cuộc sống tự do thích bay nhảy giao lưu kết nối gặp gỡ thường xuyên những mối quan hệ mới và tự do trong cả những vấn đề tranh luận về mặt trí tuệ.

Thiên Bình có cái nhìn thực tế trong khi đó Bảo Bình lại có những định hướng chắc chắn về tương lai. Tuy nhiên Thiên Bình phải chịu hạ mình và nhẫn nhịn vì đôi khi Bảo Bình rất sợ sự ràng buộc, những lời cam kết và họ thường tỏ ra lạnh lùng. Tự do cũng là một sự quý giá và thế giới bên ngoài đôi khi cũng thực sự đáng trân trọng, nhưng tại sao chúng ta lại không cho phép mình được trải nghiệm một mối quan hệ ổn định.

Cung Bảo Bình khi yêu cung Thiên Yết

Những người bảo Bình e ngại sự ràng buộc trong chuyện tình cảm, trong khi Bọ Cạp sẵn sàng hi sinh mọi thứ vì tình yêu. Bảo Bình xem trọng sự tự do của bản thân, Bọ Cạp lại xem tình yêu là một sự sở hữu, một món quà về cả linh hồn và thể xác. Mặc dù chứa đựng đầy sự đối lập như thế nhưng chỉ cần hai người không để những đòi hỏi cá nhân vượt qua khỏi giới hạn cặp đôi này hoàn toàn có thể xây dựng một mối quan hệ bền chặt dựa trên sự thỏa mãn của cả hai.

Họ tôn trọng nhau và sẵn sàng chia sẻ những trải nghiệm trong cuộc sống của mình. Khi căng thẳng quá mức họ biết cách thu về với thế giới của riêng mình để căng thẳng tự biến mất. Trực giác sự tinh tế và thông minh giúp cho mối quan hệ của họ có thể tồn tại vững chắc.

Cung Bảo Bình khi yêu cung Ma Kết

Liệu có thể có câu chuyện tình yêu đẹp dễ nào cho hai con người tượng trưng cho hai thái cực hoàn toàn đối lập nhua? Hoàn toàn có thể xảy ra nhưng đôi khi lại chỉ có thể là một khoảnh khắc ngắn ngủi trong muôn vàn giấc mơ về sự hào hợp của họ. Nguyên tắc rõ ràng cho tương lai của Ma Kết đôi khi có thể khiến họ sẵn sàng từ bỏ hết mọi thứ trong cuộc đời mình kể cả tình cảm, còn Bảo Bình lại chỉ mãi miết để thao đuổi những giấc mơ về thế giới và nhân loại,

Một người thực tế và bảo thủ trong khi đối tác của họ là thích những lý tưởng mới mẻ và nổi loạn. Ma Kết cần một người ở cạnh bên chia sẻ giúp đỡ và làm cuộc sống họ ấm áp hơn, trong khi Bảo Bình lại mải mê bận rộn với những mối quan hệ xã hội và bạn bè. Vì thế mà còn điều gì chúng ta có thể trông chờ được nữa?

Cung Bảo Bình khi yêu cung Nhân Mã

Nguyên tố Khí và Lửa là một sự kết hợp tốt. Bảo Bình thích sự tinh tế của Nhân Mã, trong khi Nhân Mã lại dễ bị thu hút bởi sự cởi mở của người bạn đồng hành này. Cặp đôi này sẽ trải qua một cuộc sống chứa đầy sự thú vị, bao quanh bởi sự rộng lớn của những mối quan hệ bạn bè.

Họ sẽ trải nghiệm qua rất nhiều những cảm xúc yêu thương. Mối quan hệ của họ sẽ phát triển lên rất nhiều nhờ có chung quan điểm về những kế hoạch du lịch và điều đó thì chẳng bao giờ gây ra sự nhàm chán. Cặp đôi sẽ tỏa ra một làn gió tươi mát, trẻ trung, sẽ thu hút được rất nhiều bạn bè để chia sẻ và làm gia tăng niềm hạnh phúc của mình.

Cung Bảo Bình khi yêu cung Bảo Bình

Cả hai đều được tạo ra từ những điều xinh đẹp ở tận dưới địa dương bao la kìa, vì thế àm họ có thể dễ dàng tìm thấy sự đồng điệu ở nơi nhau cho tương lai và cho việc trải qua êm đềm từng ngày. Sự khoan dung, rộng lượng và thấu hiểu khiến họ có thể ở cạnh nhau để tráng khỏi những xung đột không đáng có xảy ra trong mối quan hệ của mình.

Họ bảo vệ ý nghĩ của mình một cách thông minh và không rời khỏi những giới hạn. Họ luôn xem mối quan hệ của mình đáng được tôn trọng như những người bạn đồng hành, những con người không quá quan trọng chuyện tình dục, họ tạo ra những quy tắc hài hòa trong cuộc sống của mình vì thế mà có thể xem như đây là một mối quan hệ đáng để xem trọng và đánh giá cao.

Cung Bảo Bình khi yêu cung Song Ngư

Cả hai dấu hiệu đều bị thu hút bởi nghệ thuật, triết học và văn hoá, vì vậy họ chia sẻ nhiều lý tưởng.Nhưng với Song Ngư Bảo Bình là người xem nhẹ những giá trị cảm xúc, đối với họ tình yêu là sự trải nghiệm bởi những cảm xúc khác biệt. Nếu không thể thão mãn cảm xúc của mình, Song Ngư sẽ tìm kiếm một mối quan hệ khác, mới mẻ và hoàn thiện hơn.

Tuy nhiên nếu Song Ngư Biết kiểm soát tốt những cảm xúc của mình bằng một sự dịu dàng nhẹ nhàng và tinh tế Cặp vợ chồng này có thể nhanh chóng đạ được những gái trị tuyệt vời cả về mặt cảm xúc trí tuệ lẫn trí tưởng tượng Song Ngư không quá đòi hỏi Bảo Bình phải dành trọn vẹn thời gian cho mình vì thế mà lại vô cùng phù hợp cho một người bận rộn như Bảo Bình, tuy nhiên mọi thứ đều nên được cân bằng ở giới hạn của họ.