12 Cung Hoàng Đạo Là Ai Trong Phim Cô Dâu 8 Tuổi / Top 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Getset.edu.vn

Cuộc Chiến Gia Đình Từ Phim ‘Cô Dâu 8 Tuổi’

Câu chuyện nghe như đùa nhưng hoàn toàn có thật, thật một trăm phần trăm trong các gia đình mà chủ yếu là những người lớn tuổi. Cuộc chiến ngầm ấy từ đâu mà có, chính là từ bộ phim đang nổi đình nổi đám ở Việt Nam ‘ cô dâu 8 tuổi ‘ chiếu trên sóng truyền hình Today TV.

Chuyện thế này… Hôm nọ, tôi có gọi điện về hỏi thăm sức khỏe bố mẹ. Bố tôi nhấc máy. Tôi hỏi mẹ đâu, bố trả lời bằng giọng vừa hằn học, vừa khó chịu: “Mẹ mày đang xem cái phim gì cứ quay như chong chóng, sát mặt rồi lại nhạc vèo vèo, khóc lóc suốt ngày, sốt hết cả ruột”. Tôi cười bảo “Phim cô dâu 8 tuổi, Ấn Độ phải không bố?”. Bố tôi bảo “Ừ, hình như thế, mẹ mày nghiện đến mức tao cũng thuộc cả nhân vật trong phim luôn vì suốt ngày cứ bữa cơm là bà ấy nhắc”.

Có lẽ, bộ phim dài tập Cô dâu 8 tuổi đã ghi được dấu ấn ở Việt Nam, ít nhất là ở lứa tuổi già như tầm các ông bà, bố mẹ. Từ những người mê phim, đến những người ghét phim, những người không hề quan tâm tới Today TV bây giờ cũng biết đến cái tên Cô dâu 8 tuổi dài gần 1 nghìn tập. Cứ tầm 8 giờ tối, đi qua nhà ai cũng thấy TV đang phát sóng bộ phim ấn độ, toàn là những trai xinh gái đẹp, khóc lóc rồi cười cười, mãi mấy tập mới hết một tình tiết.

Nhiều chị em phản ánh trên Facebook, kêu ca rằng, bộ phim ấy khiến cả nhà xảy ra một cuộc xung đột nảy lửa. Cứ vợ mở lên thì chồng tắt đi. Hai người tranh nhau cái khiển tivi, đến nỗi bung cả pin, hỏng luôn cả khiển, thế là, hết xem vì không ai chịu đi mua pin mới. Ông dỗi bà, bà dỗi ông, mỗi người một góc ngủ. Thế mới may mà qua được một đêm giao chiến vì Cô dâu 8 tuổi.

Nói không ngoa, chị họ tôi còn bị chồng dọa đánh vì Cô dâu 8 tuổi. Chị ấy kể, chỉ vì nghiện phim, đang lúc gay cấn mà con lại khóc ầm nhà. Chị cố xem hết đoạn để mặc con cho chồng bế. Chồng gọi thì chị cứ ‘từ từ, tí nữa, đang đoạn hay’. Thế là anh tức quá, lao tới, lấy gối đập chị, may chị tránh được. Tí nữa thì cuộc chiến bạo lực gia đình xảy ra chỉ vì một bộ phim… Nghe có vẻ hài hước…

Câu chuyện của bạn tôi đúng là thực trạng hiện nay của các gia đình có người cao tuổi. Thanh niên trẻ thường không mê phim, nhưng những người lớn tuổi thì một phút cũng không thể bỏ. Chẳng thế mà, bố mẹ tôi mấy ngày giận nhau chỉ vì tranh cái TV. Mà không tranh, nhìn bà xem ông cũng bực tức. Bực tức vì cái kiểu phim dài lê thê, chiếu đi chiếu lại 1 tình tiết. Bực tức vì suốt ngày thấy nhân vật khóc lóc trên phim, nhức hết đầu.

Đấy là quan niệm của mấy ông, còn các bà thì dù có ai nói gì mặc kệ, vẫn thích, vẫn nghiện và vẫn quyết tâm không bỏ qua tập nào. Chẳng biết bộ phim hay cỡ nào vì tôi không xem. Nhưng xem ra, nó đã thành công, truyền hình Today TV cũng đã thành công đáng kể khi có số lượng người hâm mộ khá lớn dành cho bộ phim.

Thôi thì, tuổi già có vài thú vui. Coi như đây là một thú vui mà chương trình truyền hình mang đến cho các cụ. Âu cũng là giải khuây tuổi già.

Theo webtiepthi.com

Clip Quay Chậm Cận Mặt Kinh Điển Nhất Trong ‘Cô Dâu 8 Tuổi’

Cô dâu 8 tuổi hiện đang được mệnh danh là bộ phim gây “chia rẽ gia đình” nhất hiện nay bởi đến khung giờ vàng cả nhà đành phải ngậm ngùi nhường tivi cho mẹ, vợ.

Nhiều ý kiến cho rằng nội dung bộ phim không tệ nhưng chi tiết lằng nhằng và dài lê thê.

Mỗi khi có chuyện gì xảy ra, máy quay thường chiếu cận cảnh gương mặt các thành viên trong gia đình Anandi, sau đó mới tới sự kiện chính.

Kỹ thuật slow motion (làm chậm hình ảnh) là một trong những kỹ thuật quay khá phổ biến trong lĩnh vực làm phim. Thông thường nhà sản xuất thường sử dụng kỹ thuật slow motion để đặc tả cảnh quay.

Trong lĩnh vực điện ảnh, slow motion được sử dụng để làm chậm một cảnh động như va chạm xe, cảnh võ thuật, phản ứng đặc tả.

Ưu điểm của kỹ thuật slow motion nhằm muốn khán giả có thể hiểu rõ hơn tình tiết phim. Tuy nhiên, kỹ thuật này chỉ sử dụng ở tình tiết cao trào và chỉ kéo dài từ 3-5s.

Khác với những nền điện ảnh ở các nước, phim Ấn Độ nói chung và Cô dâu 8 tuổi nói riêng lại cực kỳ ưa chuộng.

Chính vì quá lạm dụng cảnh quay chậm nên bộ phim Cô dâu 8 tuổi bị dài lê thê.

Đơn cử tập 216 của bộ phim Cô dâu 8 tuổi, nếu khán giả chịu khó tua đến 23:43 để thấy đỉnh cao của kỹ thuật “quay chậm cận mặt từng nhân vật không thiếu một ai” của nhà làm phim Ấn Độ.

Tất nhiên, đây chỉ là một đoạn clip vô cùng nhỏ trong vô vàn những cảnh quay thể hiện đỉnh cao của slow motion vô tội vạ nhưng quả thật với Cô dâu 8 tuổi thì “giọt nước mắt chảy từ mắt tới mũi đã mất nửa tập phim”.

Đừng lo sợ bạn bị bỏ lỡ diễn biến Cô dâu 8 tuổi nếu như lỡ quên không xem 10 tập phim bởi có thể trong suốt cả chừng ấy thời gian một sự kiện nho nhỏ mới xảy ra mà thôi.

Chỉ một cái chạm tay, một ánh mắt giữa các nhân vật cũng có thể kéo dài gần một phút, chỉ một cuộc đối thoại giữa các nhân vật cũng có thể kéo dài đến… nửa tập.

Lồng Tiếng Cô Dâu 8 Tuổi: 1 Người Đảm Nhiệm 4 Nhân Vật

Nhóm lồng tiếng gồm 9 người cho biết đôi lúc họ cảm thấy đầu đau ê ẩm vì căng thẳng.

Bộ phim Cô dâu 8 tuổi thu hút sự quan tâm của đông đảo khán giả Việt dù dài gần 2.000 tập (tại Ấn Độ). Bên cạnh câu chuyện về cuộc đời của nhân vật Anandi phải lấy chồng từ năm 8 tuổi, người xem còn tò mò về khâu hậu trường để bộ phim này đến được với khán giả Việt.

Kịch bản được dịch sang tiếng Việt một cách uyển chuyển và đội ngũ lồng tiếng một lần nữa làm công việc sáng tạo khi thổi hồn vào từng lời nói của mỗi nhân vật. 9 người trong nhóm lồng tiếng chính của bộ phim đã sống trọn với những mảnh đời số phận của Cô dâu 8 tuổi.

Khán giả Việt đang theo dõi bộ phim truyền hình ‘Cô dâu 8 tuổi’ có nhiều thắc mắc về nhóm lồng tiếng của phim. Chị có thể giới thiệu qua về đội ngũ lồng tiếng phụ trách bộ phim dài gần 2.000 tập của Ấn Độ này?

Như các bạn cũng biết, Cô dâu 8 tuổi là dự án truyền hình khá dài tập và bên cạnh số lượng tập kỷ lục thì đây còn là bộ phim có số lượng diễn viên tham gia diễn xuất khá lớn. Vậy nên việc đảm nhận vai trò lồng tiếng cho các diễn viên trong phim cũng đòi hỏi số lượng diễn viên lồng tiếng nhiều hơn so với các dự án truyền hình khác.

Với Cô dâu 8 tuổi, chúng tôi có đến 9 diễn viên lồng tiếng chuyên nghiệp đảm nhận công việc lồng tiếng và mỗi diễn viên sẽ phụ trách lồng tiếng cho 1 nhân vật, có người 2 nhân vật nhưng cũng có người phụ trách lồng tiếng cho 4 nhân vật. Dù đảm nhận 1 hay nhiều nhân vật thì tất cả chúng tôi cũng đều phải đảm bảo được chất giọng phù hợp với tính cách của từng vai diễn, để khi xem phim, khán giả sẽ cảm nhận được tính cách đặc trưng của từng vai diễn trong suốt chiều dài của phim.

Dựa trên tiêu chí nào để mọi người phân công ai lồng tiếng vào vai gì?

Khi lồng tiếng cho phim Cô dâu 8 tuổi nói riêng và phim Ấn Độ nói chung, chúng tôi sẽ dựa trên tiêu chí đặc thù về con người và từng vai diễn trong phim. Cụ thể như nhân vật Anandi của Cô dâu 8 tuổi là một cô gái hồn nhiên, trung thực và đầy lòng bao dung nhưng lại rất mạnh mẽ, cứng cỏi nên khi lồng tiếng, diễn viên lồng tiếng đòi hỏi phải có chất giọng trong sáng và dày dặn.

Hoặc như nhân vật thanh tra Shiv (chồng mới của Anandi) là một người đàn ông chín chắn, điềm đạm nên yêu cầu chất giọng của người diễn viên lồng tiếng phải mạnh mẽ và ấm áp.

Nói chung, với Cô dâu 8 tuổi thì những người có chất giọng quá mỏng sẽ không phù hợp.

Đảm nhận một bộ phim có số tập dài kỷ lục, những người lồng tiếng gặp những khó khăn gì?

Khó khăn lớn nhất chúng tôi gặp phải chính là thời gian. Ở thời điểm hiện tại, Cô dâu 8 tuổi đang được phát sóng 2 tập/ngày và phát sóng liên tục 7 ngày trong tuần. Như vậy, tính ra trung bình 1 tuần sẽ có tất cả 14 tập phim được lên sóng. Đó là chưa kể những phim phải gối đầu. Vậy nên để sắp xếp thời gian cũng là cả một vấn đề đối với tất cả chúng tôi.

Ấn tượng nhất với chị khi lồng tiếng bộ phim ‘Cô dâu 8 tuổi’ là gì?

Với những ai đang theo dõi phim thì có lẽ sẽ có chung cảm nhận như chúng tôi, đó là cốt truyện phim chặt chẽ, luôn có những câu chuyện, tình huống cao trào xảy ra và đặc biệt là diễn viên diễn xuất rất hay. Cuộc đời của mỗi nhân vật trong phim được khắc họa rõ nét, đó có thể là những khó khăn, bi kịch, biến cố cuộc sống, những đối kháng và cả những quan điểm cực đoan…

Thế nhưng hơn hết, dù ở trạng thái nào thì tất cả đều dùng tình yêu thương để hóa giải, nhất là với những xung đột gia đình. Đây cũng chính là thông điệp mà bộ phim muốn gửi gắm và chúng tôi nghĩ rằng, đây cũng chính là lý do để bộ phim được yêu thích ở nhiều quốc gia đến vậy.

Việc một diễn viên đảm nhận lồng tiếng cho nhiều nhân vật được xử lý ra sao để không bị trùng lặp về giọng?

Đơn cử như việc diễn viên Thiên Thanh lồng tiếng cho bà Kalyani (bà chồng của Anandi) – một bà già khá cực đoan, cáu kỉnh và lúc nào cũng có thể quát tháo nhưng bên cạnh đó, Thiên Thanh còn lồng tiếng cho một nhân vật khác trẻ hơn, đó chính là Sugna – cô cháu gái của bà Kalyani.

Hoặc như diễn viên Quang Thanh, anh cùng lúc lồng tiếng cho 4 nhân vật: Jagdish (chồng đầu tiên của Anandi) trưởng thành, Khajaan- bố của Anandi, Madan- bố của Siam (anh rể Jagdish) và người hầu nhà bà Kalyani. Trước khi lồng tiếng cho 4 nhân vật này, Quang Thanh cũng là người lồng tiếng cho Jagdish lúc còn nhỏ.

‘ Cô dâu 8 tuổi ‘ kéo dài theo cuộc đời của Anandi nên những nhân vật nhí gây cản trở lớn với đội ngũ lồng tiếng.

‘Cô dâu 8 tuổi’ có diễn biến khá chậm, điều đó có gây áp lực với mọi người trong quá trình lồng tiếng cho các nhân vật phim?

Thật sự thì Cô dâu 8 tuổi là dự án truyền hình dài hơi nhất từ trước đến nay chúng tôi đảm nhận việc lồng tiếng. Với chiều dài của phim thì chúng tôi chỉ có ăn và ngủ cùng phim mà thôi (Cười). Đó không thể nói là áp lực mà là một trải nghiệm khá thú vị.

Phần đầu của bộ phim diễn tả thời thơ ấu của ‘Cô dâu 8 tuổi’. Vậy đội ngũ lồng tiếng phải xử lý ra sao đối với hàng loạt nhân vật nhí?

À, đây thực sự là thử thách đối với chúng tôi (Cười). Team lồng tiếng không có ai là trẻ con thực sự nên chúng tôi phải giả giọng. Tất nhiên, giả giọng là sở trường của diễn viên lồng tiếng nhưng giả giọng con nít thì thật sự là thử thách. Đó cũng là lý do vì sao cứ mỗi lần ra khỏi phòng thu thì đầu chúng tôi đau ê ẩm.

Lồng tiếng cho một tác phẩm truyền hình dài tập như thế, cát-xê của ê kíp có gì khác biệt so với các phim truyền hình khác?

Thật ra phim dài tập hay ngắn tập thì cát-xê vẫn không có gì thay đổi. Quan trọng là chúng tôi yêu thích công việc của mình.

Người ta nói nghề lồng tiếng là sáng tạo thêm một lần cho nhân vật trong phim. Một trong những yếu tố thành công của ‘Cô dâu 8 tuổi’ tại Việt Nam chính là nằm ở đội ngũ lồng tiếng. Mọi người có bí quyết gì vậy?

Bí quyết của chúng tôi là luôn giữ cảm xúc của nhân vật khi vào phòng thu và không để mọi thứ xung quanh ảnh hưởng đến tâm trạng của mình.

Cảm ơn chị về những chia sẻ!

Một số hình ảnh của nhóm lồng tiếng phim Cô dâu 8 tuổi:

Bảo Linh lồng tiếng vai Ganga – nhân vật mới trong phần 7.

Huệ Phụng vai Simutra – mẹ của Jagdish.

Quang Thanh cùng lúc lồng tiếng cho 4 nhân vật: Jagdish lúc nhỏ và trưởng thành, bố của Anandi, bố của Siam (anh rể Jagdish) và người hầu nhà bà Kalyani.

Quốc Trung đảm nhận lồng tiếng vai thanh tra Shiv và ông bác Vasant.

Thiên Bảo vai Bhairon – bố của Jagdish.

Thiên Thanh lồng tiếng cho bà Kalyani (bà chồng của Anandi) và Sugna (chị gái của Jagdish).

Thúy Loan vai Gehna (bác dâu của Jagdish).

Minh Cường phụ trách lồng tiếng vai Alock – cha của thanh tra Shiv.

Không Phải Ngôn Tình Mà Là Phim Hoạt Hình, 12 Cung Hoàng Đạo Sẽ Là Ai Trong Doraemon?

BẠCH DƯƠNG – NOBITU

Nếu là fan “chân chính” của truyện thì chúng mình sẽ biết ngay cậu con trai lười học, siêng chơi y hệt Nobita, không ai khác chính là Nobitu. Nhưng thay vì chỉ biết nhút nhát, “núp bóng” của Doraemon như bố, Nobitu ngược lại rất khỏe mạnh và nóng tính, thậm chí còn bắt nạt cả bạn bè cơ. Nói đến điểm này thì rõ ràng Bạch Dương phải “chột dạ” rồi đấy. Vậy là rõ cô nàng trong 12 cung hoàng đạo sẽ là ai trong Doraemon rồi nha.

KIM NGƯU – NOBI TAMAKO

Mẹ của Nobita – bà Nobi Tamako là “hình mẫu” người mẹ của nhiều đứa trẻ không chỉ ở Nhật Bản mà còn cả bao thế hệ Việt Nam. Lý do là bà Nobi rất mạnh mẽ, nghiêm khắc và cũng hay nhăn nhó, càu nhàu. Đặc biệt bà gần như không khi nào không la mắng cậu con trai mỗi khi làm gì sai hay bị điểm kém. Xét ra thì tính cách của mẹ Nobita cũng giống với Kim Ngưu lắm luôn í.

SONG TỬ – XEKO

Song Tử vốn là cô nàng giỏi giao thiệp, biết tận dụng điểm mạnh của mình để thu hút sự chú ý. Đều cùng là bạn thân của Chaien, thế nhưng nhờ tính nhanh nhảu, lanh lợi mà Xeko đã thoát khỏi kha khá trận đòn của Chaien và để mình Nobita “ăn đủ”. Nói vậy cũng thấy Xeko là nhân vật được “đo ni đóng giày” cho cô nàng Song Tử rồi đấy.

CỰ GIẢI – XUKA

Cự Giải trong 12 cung hoàng đạo là nhân vật nào trong Doraemon? Xinh đẹp, chăm chỉ và có tính cách đáng yêu nhất nhì trong truyện, nhân vật Xuka khiến nhiều người nghĩ ngay đến Cự Giải ngoài đời. Bật mí là cô nàng còn có nhiều tài lẻ nên bao chàng phải gọi là “đổ” ầm ầm.

SƯ TỬ – CHAIEN

Chaien giống Sư Tử ở chỗ đều là những nhân vật mới nhìn thì đáng sợ, nhưng tiếp xúc lâu thì… hài không thể tả. Nhưng nói thế thôi chứ Chaien cũng tốt lắm chứ bộ. Cậu bạn này luôn sẵn sàng đứng ra bênh vực Nobita nếu một ai dám bắt nạt bạn của mình. Nóng tính và độc tài thì đã sao, có cô bạn “trượng nghĩa” cũng thú vị lắm lắm.

XỬ NỮ – DORAEMON

Thông minh, cầu toàn và tốt bụng, đó là phẩm chất đáng quý ở Doraemon; đồng thời cũng là điểm mạnh của những cô nàng Xử Nữ đấy. Ngay cả “sở thích” phê phán cũng y hệt nhau thì chẳng còn nghi ngờ về sự sắp xếp, phân vai này nữa phải không nè?

THIÊN BÌNH – NOBISUKE

Sự hòa nhã, thân thiện của ông Nobi (cha Nobita) chính là yếu tố giúp cho nhân vật này trở thành 1 Thiên Bình “chính hiệu”. Nếu trong truyện, Nobisuke là người chồng mẫu mực, hiền lành và yêu thương gia đình thì ở ngoài đời, Thiên Bình trong tương lai cũng sẽ là người vợ hội tụ đủ các yếu tố ấy. Chỉ có điều như ông Nobi, Thiên Bình cũng rất ít khi có kiên trì với điều gì.

BỌ CẠP – NOBITO

Người ta nói con hơn cha là nhà có phúc, Nobito trong truyện cũng là ví dụ điển hình. Cậu bé đã “khắc phục” được những yếu điểm từ đời ông nội đến bố của mình, trở thành người thông minh và chững chạc vô cùng. Nhờ điểm này mà khi tìm hiểu 12 cung hoàng đạo là ai trong Doraemon, Bò Cạp luôn được “xướng tên” với Nobito. Hơn nữa, cả 2 còn biết giúp đỡ, yêu thương người thân trong gia đình.

NHÂN MÃ – NOBIROU

Tuy bác Nobirou là nhân vật không có “đất diễn” nhiều, thế nhưng mỗi lần hỏi về Nhân Mã trong số 12 cung hoàng đạo giống ai trong Doraemon, thì tự dưng lại nghĩ ngay đến bác ấy. Đơn giản là vì cả 2 người đều ưa thích sự tự do, thích khám phá và trải nghiệm những điều mới mẻ.

MA KẾT – DEKHI

“Lớp trưởng nghiêm túc” như Dekhi thì chỉ có thể kết giao với cô nàng Ma Kết là chuẩn – không – cần – chỉnh. Cả 2 đều thông minh, chăm chỉ lại chẳng có mấy tật xấu, có thể xem là “con nhà người ta” trong truyền thuyết luôn. Còn trong chuyện tình cảm, ai cũng biết kết cục thế nào rồi đó. Nếu Dekhi phải nhường Xuka cho Nobita thì Ma Kết cũng chẳng có mấy ai ở bên dài lâu hết.

BẢO BÌNH – DORAEMI

Ngây ngô và ngốc nghếch, Doraemi là phiên bản nữ đáng yêu của chú mèo máy “truyền thuyết” Doraemon. Còn trong đời thực, Bảo Bình chính là “hiện thân” của cô nàng dễ thương này. À, Bảo Bình có sợ gián giống Doraemi không ta?

SONG NGƯ – NOBITA

Nếu hỏi 12 cung hoàng đạo sẽ là ai trong Doraemon thì anh chàng hậu đậu, ngốc nghếch Nobita đích thị là nhân vật dành cho cô nàng Song Ngư rồi. Điểm chung của Nobita và Song Ngư là luôn trong trạng thái “nằm mơ giữa ban ngày”. Tuy vậy, cả 2 vẫn luôn tốt bụng và yêu thương những người xung quanh.

Vậy là chúng mình đã rõ 12 cung hoàng đạo sẽ là ai trong Doraemon rồi. Các nàng có thấy đúng với mình không nè?