Xu Hướng 5/2023 # Sư Tử Phong Thủy Là Gì? Ý Nghĩa Sư Tử Trong Phong Thủy? # Top 5 View | Getset.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Sư Tử Phong Thủy Là Gì? Ý Nghĩa Sư Tử Trong Phong Thủy? # Top 5 View

Bạn đang xem bài viết Sư Tử Phong Thủy Là Gì? Ý Nghĩa Sư Tử Trong Phong Thủy? được cập nhật mới nhất trên website Getset.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Gắn liền với những khí chất như dũng mãnh, uy phong, đại diện cho cốt cách quý tộc, hình tượng linh vật Sư Tử không chỉ phổ biến trong thần thoại, điển tích tôn giáo ở Ấn Độ, Trung Hoa mà trong phong thủy đây cũng là linh vật được sử dụng rất phổ biến.

Sư Tử Phong Thủy Là Gì?

Sư Tử Phong Thủy là linh vật xuất hiện từ rất sớm, gắn liền với nhiều điển tích tôn giáo ở Ấn Độ cũng như trong tín ngưỡng dân gian Trung Hoa. Linh vật này thường được bày theo cặp (một đực, một cái), nổi bật lên vóc dáng uy mãnh, biểu trưng cho sự khoáng đạt, quyền lực và cốt cách quý tộc.

Ngoài cách gọi Sư Tử Phong Thủy, linh vật này còn mang nhiều danh xưng khác như: Thạch Sư, Sư Tử đá Trung Quốc, Sư Tử Tàu. Ngày nay, linh vật này có thể bắt gặp ở nhiều quốc gia Đông và Nam Á, như Việt Nam, Đài Loan, Malaysia, thậm chí Quốc đảo Sư Tử còn rất nổi tiếng với tượng Nhân sư Merlion – là biểu tượng cho đất nước Singapore năng động và phát triển.

Ý Nghĩa Của Sư Tử Phong Thủy?

Phù Trợ Gia Chủ

Linh vật Sư Tử Phong Thủy cũng rất thường thấy ở các dinh thự lớn, thậm chí ở lăng mộ của dòng tộc hay gia đình. Nhiều bậc danh sư Phong thủy cũng vận dụng linh vật Sư Tử nhằm hóa giải nguy cơ tiền tài thất thoát bất ngờ, chiêu tài vận và may mắn cho chủ nhân hay người quản lý doanh nghiệp.

Xua Đuổi Tà Khí

Các cách cục đất bất lợi ta có thể bắt gặp vô cùng đa dạng: Cây lớn trước cửa nhà, cửa nhà xung góc nhọn từ công trình khác ngay sát đó, cột ống khói, đường nước thải, thậm chí cả nhà tang lễ hay nghĩa trang…

Theo lý giải của các phong thủy sư, Sư Tử thuộc quẻ Càn (Kim), trong khi Tây Bắc thuộc hành Kim. Do vậy, chọn hướng Tây, nhất là Tây Bắc sẽ tối ưu hóa lên cao nhất công năng hóa sát của linh vật này.

Thúc Đẩy Tài Vận, Thăng Tiến Với Gia Chủ

Đây chính là lý do giải thích vì sao: ta không khó để bắt gặp hình tượng linh vật Sư Tử ở các nghiệp đoàn, công ty hay cơ quan doanh nghiệp. Vị trí dễ thấy nhất là khu vực cổng công môn, một cặp Sư Tử được bày ngay trước cổng lớn sẽ giúp cho chủ nhân được thuận lợi, hanh thông trong công việc kinh doanh, quy mô ngày một lớn mạnh.

Truyền Thuyết Về Sư Tử Phong Thủy

Sư Tử là một trong các biểu tượng văn hóa xuất hiện sớm và được công nhận rộng rãi trong suốt tiến trình lịch sử của nhân loại. Hình tượng ở khu vực lăng mộ ở Ai Cập, trong hội họa, điêu khắc, các tác phẩm văn chương, trong các bộ phim (như , Người đẹp và Quái thú …) thậm chí, xuất hiện trên cả quốc huy, quốc kỳ của các quốc gia.

Ở cả 2 nền văn hóa lớn và lâu đời như Ấn Độ và Trung Quốc, linh vật Sư Tử từ rất sớm đã chiếm một vị trí vô cùng đặc biệt. Hình tượng Bồ Tát Văn Thù cưỡi Sư Tử đã xuất hiện từ rất sớm trong các kinh bổn . Hay như hình tượng Sư Tử Tuyết, được xem là vật linh, biểu trưng cho lòng can đảm, thông thái và sự khôn ngoan.

Trong cuốn “Tứ nhân phẩm” của tác giả Rudy Hardewijk có trích dẫn: “Sư tử tuyết thuộc về miền Đông và đại diện cho niềm vui vô điều kiện, sự tĩnh lặng của tâm hồn và sự thanh thản. Nó có vẻ đẹp và phẩm giá kết quả từ một cơ thể và tâm trí cộng sinh hoàn hảo. Sư tử tuyết sở hữu sự trẻ trung, nguồn năng lượng dồi dào và một ý thức bẩm sinh của niềm vui. Đôi khi, ngai vua của Đức Phật được tả lại với tám con sư tử tuyết đại diện cho tám đệ tử của Phật đản Bồ Tát. Loài sư tử tuyết gắn với lòng can đảm và sự thống trị của các ngọn núi, và trái đất”.

Ở Trung Quốc, trong khi Rồng biểu trưng cho Hoàng tộc, Tôn thất hay Hoàng đế thì Sư Tử là biểu trưng cho giai tầng quý tộc, thường được đặt ở cửa vào của các quan phủ.

Ở bất kỳ công trình phong kiến nào ở Trung Hoa, Việt Nam, Hàn Quốc, Triều Tiên, khu vực Ngọ môn luôn có hình tượng linh vật Sư Tử án ngữ, chủ về sự bảo vệ và uy quyền.

Cách Thỉnh Đặt – Bài Trí Sư Tử Tối Ưu Về Phong Thủy

Lưu Ý Về Cách Thức Khai Nhãn Cho Sư Tử Phong Thủy

Các Nguyên Tắc Bài Trí Linh Vật Sư Tử Hợp Phong Thủy

Căn cứ vào cách thức sắp xếp “Nam tả, nữ hữu” của phong thủy, Sư Tử đực sẽ được đặt ở bên trái và Sư Tử cái sẽ được đặt ở bên phải. Do đó, cần hết sức tránh việc đảo vị trí trong cách thức sắp đặt linh vật này. Làm vậy, không chỉ sai cách mà còn không thuận cho phát huy chiêu tài, hóa sát của linh vật này.

Sư Tử Phong Thủy sở hữu dáng hình dữ tợn, do vậy, bản thân linh vật này cũng mang sát khí. Cần hết sức tránh đặt tượng Thạch Sư hướng mặt vào Công ty hay cửa tư gia, văn phòng…Đặt Sư Tử Phong Thủy sai hướng như vậy là đi ngược lại với ý nghĩa vốn có của linh vật này, đưa lại những điều không mong muốn cho chủ nhân.

Hướng đặt tượng Thạch Sư phù hợp nhất là đặt ở ngoài cổng nhìn ra ngoài. Với tư gia, ta có thể dùng phù tượng đầu Sư Tử để treo cũng có tác dụng chế sát mạnh mẽ.

Sư Tử thuộc quẻ Càn (Kim), trong khi hành Kim cũng chủ về hướng Tây Bắc. Do đó, nếu linh vật Sư Tử bằng đồng, kim loại sẽ cực tối ưu. Với hướng Tây, chỉ cần đặt Sư Tư đá là tối hảo.. Cần đặt linh vật cố định, tránh hiện tượng bị xê dịch hay bị chệch hướng.

Lưu ý: Nên hạn chế đặt tượng Thạch Sư nơi nhà riêng, vì vốn dĩ linh vật này sở hữu thần khí rất mạnh, dễ ảnh hưởng bất lợi tới sức khỏe các thành viên trong nhà. Khuyến nghị, cần được tư vấn của các Phong thủy sư khi các bạn muốn bày Thạch sư nơi tư gia.

Một Vài Kiêng Kỵ Khi Thỉnh Đặt Sư Tử Phong Thủy

Không đặt tượng Sư Tử Phong Thủy quay đầu vào nhà; cửa phòng chính hay các cửa phòng không gian khác của tư gia. Đặt sai cách như vậy dễ gặp sự rắc rối, thị phi hay sát thương ngoài ý muốn.

Khi một trong hai tượng bị vỡ hỏng, phải thay cả đôi; không dùng con mới đứng cạnh con cũ.

Nếu đặt tượng Thạch Sư trong nhà, cần lựa vị trí trực diện cửa chính, hướng mặt quay ra ngoài.

Cần cố định vị trí đặt linh vật Sư Tử Phong Thủy, tránh để tượng xê dịch hay đổ vỡ.

Hình ảnh sư tử phong thuỷ

Hi vọng, với các chia sẻ trên của Phong Thủy Phùng Gia, các bạn không chỉ lý giải được các khía cạnh: ” Sư Tử Phong Thủy là con gì? Ý nghĩa và các chú ý khi bài trí Sư Tử Phong Thủy?” mà còn có thêm các thông tin hữu ích để lựa chọn linh vật này sao cho phù hợp nhất với bản thân mình.

Để có thêm các thông tin đặc sắc về Sư Tử Phong Thủy cũng như các vật phẩm chiêu tài, hóa sát khác, các bạn vui lòng lưu lại thông tin hay liên hệ qua hotline 0858.111.999

Sư Tử Đồng Ứng Dụng Trong Phong Thủy

Sư tử đồng ứng dụng trong phong thủy

Sư tử đồng được coi là một linh vật trong phong thủy có thể giải trừ được nhiều loại hình sát trước nhà. Đồng thời còn có tác dụng tăng thêm uy phong cho cơ quan nhà nước hay công ty lớn, tăng thêm sinh khí cho ngôi nhà dựa theo thuật phong thủy. Sư tử phong thủy nên phối thành đôi

Nó hay được dùng để hóa giải trong các trường hợp: nhà ngay giao lộ, cột đèn trước cửa, cây to trước cửa hay cửa sổ…

Tượng sư tử đồng nên đặt ở hướng Tây Bắc. Phong thủy cho rằng, sư tử thuộc quái Càn (Kim), phương Tây Bắc hành Kim. Vì thế, các tượng sư tử, nhất là sư tử bằng đồng, bằng kim loại nên đặt theo hướng này sẽ phát huy được công hiệu. Cũng có thể đặt sư tử ở hướng Tây.

Ở Trung Hoa cổ xưa, hầu hết nhà của các bậc quan 1 đôi sư tử. Họ cho rằng làm như vậy sẽ tránh tà trợ vận, tốt lành như ý.

Sư tử đá nên phối thành đôi. Phong thủy cho rằng, đặt sư tử

Sư tử đồng phong thủy

nhất định phải có đôi và 1 đực 1 cái. Khi bày đặt, 2 sư tử phải nhìn nhau là được. Trường hợp có 1 con vỡ thì phải thay đôi hoàn toàn mới. Tuyệt đối không dùng lại con cũ

Đầu sư tử phải hướng ra ngoài cửa để ngăn chặn sát khí. Tuyệt đối, không đặt sư tử quay vào trong nhà. Đầu sư tử cũng không được quay vào cửa phòng chính hay các cửa phòng khác.

Nếu vì lý do nào đó phải đặt sư tử trong nhà, tốt nhất là nên đối diện với cửa lớn, mặt hướng ra ngoài. Sư tử cũng có thể đặt ở mép ngoài cửa sổ nhưng phải dùng keo dính hoặc xi măng gắn chặt không để xê dịch hoặc bị rơi.

Đặt đầu sư tử trên cửa lớn có thể ngăn sát khí. Nếu không có điều kiện đặt cả đôi sư tử thì có thể đặt 1 con sư tử đồng màu vàng. Nó cũng ngăn sát khí hiệu quả.

Tác Dụng Của Sư Tử Phong Thủy Trong Hóa Giải Sát Khí

-Sư tử dù là ở Trung Quốc hay là ở Ấn Độ, đều có một địa vị cực kỳ đặc biệt ở Ấn Độ, một số Thần Phật đều đi lại bằng việc cưỡi lên lưng sư tử, như Bồ Tát Văn Thù hay là một số Kim Cương bản tôn của Mật tông, có một số bản tôn thậm chí còn hiện ra hình hài của sư tử, mà theo tương truyền lúc đức Phật ra đời thì cũng đã từng phát ra tiếng gầm đầy uy lực, dũng mãnh, tiếng gầm đó được gọi là tiếng gầm của sư tử.

Đôi sư tử đá này, thực tế không chỉ có nhiệm vụ bảo vệ mà nó còn có ý nghĩa bảo đảm, giữ vững địa vị và quyền lợi nữa, có thể đón khí vượng, chiêu tài nạp cát. Phương pháp này trước đây chỉ có quan lại mới có quyền sử dụng. Nhưng đến nay bất kỳ ai muốn đặt một đôi sư tử đá và chỉ cần có đủ không gian thì đều có thể tiến hành. Ngày nay, sư tử phong thủy cũng không có hạn chế về mặt chất liệu nữa, có cả sư tử đá, đồng, thạch cao,…

-Hỏa giải sát khí, đón tài lộc, hoá giải vận hạn

Các sư tử phong thủy cũng chủ trị hóa sát khí. Trong môi trưòng lớn có rất nhiều loại sát khí, ví dụ như một số đá lởm chởm hoặc là góc nhọn, nghĩa địa, đường nước thải, ống khỏi nhả khí thải,… phương pháp hoá giải sát khí tốt nhất đó chính là cải thiện môi trường, đây là điều cơ bản nhất của phong thủy. Nhưng môi trường bên ngoài không phải chúng ta có thể sắp đặt được, cho nên dùng phương pháp khác để điều tiết. Sư tử phong thủy chính là một trong những phương pháp đó. Đặt sư tử ở nơi có sát khí thì có thể hóa giải được, giảm thiểu tai họa.

Nói một cách đơn giản, sư tử phong thủy có tác dụng trừ tà khí, sát khí. Ý nghĩa của nó đối với tài khí chính là ở điểm có thể bài trừ trở ngại tiền tài, làm cho việc kinh doanh được tăng trưởng. Ngày nay, những nơi sử dụng sư tử phong thủy nhiều nhất là các cơ quan doanh nghiệp. Họ đặt một đôi sư tử ngay trước cổng lớn để có thể bài trừ vô số các trở ngại gây ra cho công việc.

-Nguyên tắc đặt sư tử phong thủy

Nguyên tắc đặt sư tử phong thủy chính là cách đặt sao cho đẹp đôi, không được đặt một đôi sư tử đều là đực, hoặc đều là cái. Phải đặt một con đực một con cái, để chúng thành một cặp nằm ở hai bên phải và trái. Điều này sẽ giống như một cặp vợ chồng không thể tách rời nhau, nếu như tách ròi nhau sẽ mất đi hiệu lực. Cho nên lúc mua thì phải mua cả đôi. Sau đó, nếu như sư tử bị hỏng thì lúc đổi cũng không được chỉ đổi một con.

Tiếp đó, cách đặt sư tử là vào hai bên trái và phải, con nào nên đặt ở bên trái thì đặt nó ở bên trái, con nào nên đặt ở bên phải thì đặt nó ở bên phải. Chứ không được đảo hai bên cho nhau. Nếu không sẽ mất đi ý nghĩa hóa giải sát khí, trừ tà. Thưòng thì con đặt bên trái là con đực, bên phải là con cái.

Thứ ba, sư tử mặc dù là loài thú may mắn nhưng dù sao thì vẻ mặt nó cũng rất hung dữ cho nên bản thân nó cũng có sát khí, không được để cho đầu sư tử đối diện với phòng ở, nếu không có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình hoặc là nhân viên trong phòng, dễ sinh ra tai họa. Muốn sư tử phong thủy hóa giải được sát khí thì phải để đầu sư tử đối diện vối bên ngoài hoặc là đặt ở đối diện cửa chính, đặt ở ngoài bệ cửa sổ đều được.

Cùng Nội Dung

Cung Mệnh Là Gì? Tìm Hiễu Về Cung Mệnh Có Ý Nghĩa Gì Đến Phong Thủy

Home ” Xem tử vi ” Cung mệnh là gì? Tìm hiễu về cung mệnh có ý nghĩa gì đến phong thủy

Cung mệnh là gì?

Sinh mệnh là gì? Cung mệnh hay còn được gọi là Bổn Mệnh hoặc Bản Mệnh là cung chính để xem tử vi, tướng pháp và vệnh mệnh của mỗi người.

Cung mệnh là bát trạch chính thức rất quan trọng trong thuật Phong Thủy nhằm để xác định các yếu tố Ngũ Hành nạp âm, định hướng phong thủy, khái quát tương lai, hôn nhân, kết hợp làm ăn, khai thông vận mệnh. Mang lại may mắn, sức khỏe, hạnh phúc, thịnh vượng, hỗ trợ việc hoán cải số phận.

Trong thuật Phong Thủy, cung mệnh có 2 yếu tố dính liền nhau:

(1) Hành của bản mệnh, Bản mệnh là gì?

Bản mệnh hay còn gọi là Bổn mệnh tượng trưng cho 1 hành trong ngũ hành là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Mỗi hành chỉ thể chất căn bản của Bản mệnh

(2) Nguyên thể của hành bản mệnh

Có tấ cả 30 loại cho 5 hành, mỗi hành có 6 loại:

1/ Hành Kim

– Sa trung kim (vàng trong cát)

– Kim bạc kim (vàng pha kim khí trắng)

– Hải trung kim (vàng dưới biển)

– Kiếm phong kim (vàng ở mũi kiếm)

– Bạch lạp kim (vàng trong nến trắng)

– Thoa xuyến kim (vàng làm đồ trang sức)

2/ Hành Thủy

– Thiên hà thủy (nước ở trên trời)

– Đại khê thủy (nước dưới khe lớn)

– Đại hải thủy (nước đại dương)

– Giản hạ thủy (nước dưới khe)

– Tuyền trung thủy (nước giữa dòng suối)

– Trường lưu thủy (nước chảy thành giòng lớn)

3/ Hành Mộc

– Bình địa mộc (cây ở đồng bằng)

– Tang đố mộc (gỗ cây dâu)

– Thạch lựu mộc (gỗ cây thạch lựu)

– Đại lâm mộc (cây trong rừng lớn)

– Dương liễu mộc (gỗ cây liễu)

– Tùng bách mộc (gỗ cây tùng bách)

4/ Hành Hỏa

– Sơn hạ hỏa (lửa dưới chân núi)

– Phú đăng hỏa (lửa ngọn đèn)

– Thiên thượng hỏa (lửa trên trời)

– Lộ trung hỏa (lửa trong lò)

– Sơn đầu hỏa (lửa trên núi)

– Tích lịch hỏa (lửa sấm sét)

5/ Hành Thổ

– Bích thượng thổ (đất trên vách)

– Đại dịch thổ (đất thuộc 1 khu lớn)

– Sa trung thổ (đất lẫn trong cát)

– Lộ bàng thổ (đất giữa đường)

– Ốc thượng thổ (đất trên nóc nhà)

– Thành đầu thổ (đất trên mặt thành)

Sự phân loại thành 5 hành mỗi hành 6 loại giúp xác định nguyên thể, đặc tính thể chất của hành Bản Mệnh một cách dễ dàng.

Từ đó có thể suy diễn được sự phong phú hay bất túc của Bản Mệnh, tác hóa giữa Bản Mệnh khác nhau, ảnh hưởng hỗ tương giữa Mệnh và Cục, tương quan giữa các cung an Mệnh và Bản Mệnh, giữa chính diệu thủ Mệnh và Bản Mệnh.

Bảng tra Cung Mệnh theo nam, nữ

Bảng tra ngũ hành tương sinh, tương khắc

Ý nghĩa của Cung Mệnh

Cung mệnh có ý nghĩa rất quan trọng đối với mỗi cá nhân. Theo thuật phong thủy, Cung Mệnh ảnh hưởng trực tiếp và mang thiên hướng chủ đạo từ lúc mới chào đời đến khi 40 tuổi.

Đến khi ngoài 40, các sao tọa thủ cung mệnh bắt đầu yếu dần do con người bước vào giai đoạn thành thục. Sự ảnh hưởng của các sao Cung Mệnh cũng giảm dần theo tuổi tác.

Chính vì thế mà giai đoạn từ lúc sinh cho đến dưới 40 tuổi, các nhà phong thủy căn cứ vào Cung Mệnh của mỗi người để xác định tổng quát sự nghiệp, gia đình, con cái, hôn nhân và cả sự giàu sang phú quý.

Cách tự tính Cung Mệnh theo tuổi

Bước 1: Xác định năm sinh (theo âm lịch, tính theo tiết lập xuân, nếu sinh trước tiết lập xuân thì tính năm trước, nếu sinh sau tiết lập xuân tính năm sau).

Bước 2: Tổng các con số trong năm sinh chia cho 9 được phần dư (nếu chia hết cho 9 thì số dư = 9. nếu trường hợp tổng < 9 thì số dư = tổng).

Bước 3: Lấy số dư bên trên dò với bảng Cung Mệnh nam, nữ bên dưới để biết cung mệnh của mình.

Ví dụ về cách tính Cung mệnh:

1. Năm sinh: 1995, Giới tính: Nam.

2. Năm sinh: 1995, Giới tính: Nữ.

3. Năm sinh: 2001, Giới tính: Nữ.

4. Năm sinh: 2016, Giới tính: Nam.

Cập nhật thông tin chi tiết về Sư Tử Phong Thủy Là Gì? Ý Nghĩa Sư Tử Trong Phong Thủy? trên website Getset.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!