Xu Hướng 9/2023 # Ngôi Sao Acrux Của Chòm Sao Nam Thập Tự # Top 18 Xem Nhiều | Getset.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Ngôi Sao Acrux Của Chòm Sao Nam Thập Tự # Top 18 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Ngôi Sao Acrux Của Chòm Sao Nam Thập Tự được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Getset.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Tháng này, bạn có thể quan sát được chòm sao Nam Thập Tự nổi bật trên bầu trời, gồm nhiều ngôi sao sáng nằm ở hướng nam.

Ngôi sao màu xanh Acrux, hay Alpha Crucis, là ngôi sao sáng nhất trong chòm sao Crux, Nam Thập Tự, hay còn gọi là Chữ Thập Phương Nam. Đây là ngôi sao sáng thứ 13 trên bầu trời đêm. Bởi vì ngôi sao này nằm ở gần thiên cực nam, nên một số khu vực tại bắc bán cầu khó có thể nhìn thấy ngôi sao này.

Chòm sao Nam Thập Tự. Mô phỏng bởi Stellarium.

Tại Việt Nam, chúng ta chỉ thấy chòm sao này trong khoảng thời gian khá ngắn so với các chòm sao khác. Trong khi đa số các quốc gia tại nam bán cầu thì có thể quan sát nó trong suốt cả năm.

Làm thế nào để quan sát ngôi sao Acrux?

Đối với những khu vực ở phía nam đường vĩ tuyến 27 độ vĩ bắc, (ví dụ như Đà Nẵng khoảng 16 độ vĩ bắc), ngôi sao Acrux và chòm sao Nam Thập Tự sẽ lên vị trí cao nhất của nó vào khoảng cuối tháng 3 và đầu tháng 4 lúc nửa đêm.

Càng về phía nam, khoảng thời gian có thể nhìn thấy ngôi sao này càng tăng lên. Chẳng hạn như tại Australia, ngôi sao này có thể nhìn thấy vào mỗi đêm trong năm.

Khi bạn đang nhìn về phía nam, ngôi sao Acrux đánh dấu vị trí đáy của cây thánh giá – chòm sao Nam Thập Tự, tức là ngôi sao này nằm gần đường chân trời nhất. Với độ sáng biểu kiến là 0,77, Acrux là ngôi sao sáng nhất tại khu vực này. Cũng trong chòm sao Nam Thập Tự, ngôi sao Mimosa (hay Beta Crucis), với độ sáng biểu kiến là 1,25, là ngôi sao sáng thứ 19 trên bầu trời đêm.

Gần chòm sao Nam Thập Tự, hai ngôi sao sáng của chòm sao Nhân Mã Centaurus, hai ngôi sao Rigil Kent và Hadar được gọi là “con trỏ phía nam”. Bạn hãy vẽ đường thẳng từ ngôi sao Rigil Kent đến sao Hadar, vào kéo dài đoạn thẳng nối hai ngôi sao này 3 lần, bạn sẽ bắt gặp đỉnh của cây thánh giá này.

Chòm sao Nhân Mã Centaurus và Nam Thập Tự. Mô phỏng bởi Stellarium.

Không giống như nhiều ngôi sao khác, được đặt tên theo tiếng Ả Rập, Latin hay Hy Lạp, ngôi sao Acrux chỉ đơn giản là sự kết hợp của chữ “A” (trong Alpha) và “Crux” là chòm sao Crux – Nam Thập Tự. Đây là cái tên được đặt ra bởi cậu bé Elijah Hinsdale Burritt tại một nông trại ở Connecticut đã vẽ bản đồ sao vào khoảng năm 1835.

Tuy không có thần thoại nào về ngôi sao Crux hay chòm sao Nam Thập Tự, nhưng chòm sao này được rất nhiều người biết đến, bởi vì các thủy thủ đã sớm di chuyển về phía Nam và đã nhìn thấy nó.

Trong khi đó, tại thiên cầu bắc, cũng có một hình chữ thập trên bầu trời. Đó chính là nhóm sao Bắc Thập Tự của chòm sao Thiên Nga. Mặc dù không có ngôi sao sáng như Acrux, nhưng nhóm sao Bắc Thập Tự lớn hơn và đẹp hơn chòm sao Nam Thập Tự. Tuy nhiên, có một sự thú vị là ngôi sao sáng nhất của Bắc Thập Tự, sao Deneb cũng có độ sáng tương đương với ngôi sao Mimosa của Nam Thập Tự. Cả hai ngôi sao này đều màu xanh, sáng thứ 19 (Mimosa) và 20 (Deneb) trên bầu trời đêm.

Bắc Thập Tự và Nam Thập Tự. Mô phỏng bởi Stellarium.

Có rất nhiều người thích chòm sao Nam Thập Tự. Chúng ta có thể thấy hình ảnh chòm sao này như một biểu tượng trên lá cờ của một số quốc gia ở bán cầu nam.

Image Credit: Wikimedia Commons

Mặc dù chúng ta nhìn thấy ngôi sao Acrux chỉ là một ngôi sao, nhưng khi nhìn quan kính thiên văn, ta sẽ thấy có hai ngôi sao đang quay quanh nhau.

Hình ảnh tại đài thiên văn Starfield.

Ngôi sao Crux cách chúng ta khoảng 321 năm ánh sáng và thực tế, nó là Alpha-1 với độ sáng 1,33 và Alpha-2 với độ sáng là 1,73 và kết quả là ngôi sao Acrux với độ sáng biểu kiến là 0,77.

Chòm Sao Nam Thập Tự

Chòm sao Nam Thập Tự là một chòm sao trên bầu trời phương Nam. Đây là một trong những chòm sao nổi tiếng nhất ở Nam bán cầu và rất dễ nhận biết ra chòm sao này. Nam Thập Tự được tạo thành bởi vài ngôi sao sáng nhất của nó. Chòm sao này được gắn với câu truyện và các nhân bật nổi bật trong các câu chuyện khác nhau ở Nam bán cầu.

Nam Thập Tự không thể được nhìn thẩy ở vĩ độ trên 20 o Bắc bán cầu, và nó quay quanh cực Nam của vĩ độ 34 o Nam, có nghĩa là nó không bao giờ lặn trên đường chân trời. Trên thiên cầu, Nam Tập Tự đối diện với chòm sao Thiên Hậu. Đây là chòm sao nhỏ nhất trên bầu trời.

Nam Thập Tự có nghĩa là ‘thánh giá’ trong tiếng Latinh. Thời Hy Lạp cổ đại, Nam Thập Tự là một phần của chòm sao Nhân Mã; mãi đến năm 1679 nó mới trở thành một chòm sao riêng biệt do nhà thiên văn học người Pháp Augustin Royer tách ra. Nhà thiên văn học người Hà Lan Petrus Plancius tạo ra chòm sao vào năm 1613 và nó được xuất bản bởi Jakob Bartsch vào năm 1624.

Vị trí của chòm sao Nam Thập Tự trên bầu trời

Nam Thập Tự là chòm sao nhỏ nhất trên bầu trời, chỉ chiếm diện tích 68 độ vuông. Nó nằm ở phần tư thứ ba của Nam bán cầu và có thể nhìn được từ các vĩ độ từ 20 o đến -90 o. Các chòm sao lân cận của nó là Bán Nhân Mã, Thương Dăng.

Nam Thập Tự thuộc về gia đình Hercules gồm các chòm sao: Thiên Ưng, Thiên Đàn, Bán Nhân Mã, Nam Miện, Ô Nha, Cự Tước, Thiên Nga, Vũ Tiên, Trường Xà, Sài Lang, Thiên Cầm, Xà Phu, Thiên Tiễn, Thuẫn Bài, Lục Phân Nghị, Cự Xà, Nam Tam Giác, Hồ Ly.

Nguồn gốc tên gọi của chòm sao Nam Thập Tự

Nam Thập Tự là chòm sao nổi tiếng trong nhiều nền văn hóa. Thời Hy Lạp cổ đại nó được coi là một phần của chòm sao Bán Nhân Mã. Người Hy Lạp cổ đại nhìn thấy Nam Thập Tự ở gần đường chân trời. Một số người liên tưởng chòm sao này với chiếc thánh giá nơi chúa Kitô bị đóng đinh. Nhà thiên văn học Hy Lạp cổ đại thế kỷ thứ hai Ptolemy đã đưa chòm sao Nam Thập Tự là một phần của chòm sao Bán Nhân Mã. Chòm sao này không được biết đến cho đến khi diễn ra cuộc thám hiểm hàng hải vào cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI.

Nam Thập Tự có khá nhiều ý nghĩa trong nhiều quốc gia ở bán cầu nam. Một tảng đá có hình ảnh chòm sao ở thành phố Machu Picchu ở Peru. Người Inca biết đến chòm sao như là, có nghĩa là Maori nghĩa là ‘cầu thang’, người Maori gọi là Te Punga có nghĩa là ‘mỏ neo’.

Trong thiên văn học của người thổ dân Ôxtrâylia, chòm sao này hơi chéo, chòm sao thập tự và tinh vân Coalsack đại diện cho người đứng đầu của Emu trên bầu trời. Trên lá cờ của Ôxtrâylia có hình ảnh của Nam Thập Tự. Chòm sao này cũng xuất hiện trên lá cờ của Braxin, nơi chòm sao được gọi là Cruzeiro. Nam Thập Tự cũng được đề cập đến trong quốc ca của Braxin và từng là tên của đồng tiền Braxin từ năm 1942 đến năm 1986 và xuất hiện một lần nữa từ năm 1990 đến 1994.

Amerigo Vespucci xếp hạng các ngôi sao vào năm 1501, nhưng được mô tả chính xác hơn vào năm 1515 bởi nhà thám hiểu người Italia Andrea Corsali. Nam Thập Tự xuất hiện trên bản vẽ thiên cầu Petrus Plancius (1598) và Jodocus Hondius (1600). Plancius vẽ bản đồ chòm sao được mô tả bởi Pieter Dirkszoon, một nhà thám hiểm Hà Lan.

Một số ngôi sao nổi bật trong chòm sao Nam Thập Tự

– Alpha Nam Thập Tự (Acrux): là ngôi sao sáng nhất của chòm sao và là ngôi sao sáng lớn thứ 12 trên bầu trời. Ngôi này có độ sáng biểu kiến 0,77 và ở khoảng cách khoảng 320 năm ánh sáng. Nó có xích vĩ -63 độ và là ngôi sao sáng nhất trên bầu trời phương Nam. Nó không thể được nhìn thấy ở vĩ độ Bắc 27 o.

Acrus là một hệ thống gồm nhiều ngôi sao bao gồm ngôi sao Alpha1 Nam Thập Tự là một ngôi sao khổng lồ lớp B và Alpha2 Nam Thập Tự là một ngôi sao lùn loại B. Hai ngôi sao cách nhau khoảng 4 giây cung. Cả hai ngôi sao rất nóng, thuộc lớn O và ánh sáng gấp tương ứng 25000 và 16000 lần Mặt Trời.

Alpha1 Nam Thập tự là một sao đôi quang phổ với độ sáng 14 và 10 quay quanh nhau với chu kỳ 76 ngày.

Ngôi sao Acrux có dấu vết ở nhiều nền văn hóa ở Nam Bán cầu. Nó được tìm thấy trên lá cờ của nhiều quốc gia Ôxtrâylia, Papua Niu Ghi Nê, Niu Di Lân cùng với 4 ngôi sao khác. Đây cũng là một trong số 27 chòm sao xuất hiện trên lá cờ của Braxin. Ngôi sao này đại diện cho bang Sao Paulo.

– Beta Nam Thập Tự (Mimosa): là ngôi sao sáng thứ hai của chòm sao Nam Thập Tự và là ngôi sao sáng thứ 20 trên bầu trời đêm. Nó có độ sáng biểu kiến là 1,3 và cách hệ Mặt Trời khoảng 350 năm ánh sáng. Nó là một ngôi sao biến quang. Ngôi sao này chỉ có thể được nhìn thấy bởi các địa điểm phía Nam Chí tuyến Bắc. Nó có độ tuổi khoảng 10 triệu năm.

Beta Nam Thập Tự là một ngôi sao quang phổ nhị phân gồm hai ngôi sao cách nhau khoảng 8AU, có quỹ đạo khoảng 1 năm. Becrux thuộc kiểu quang phổ B0,5IV. Nó có tên là Mimosa vì màu sắc của nó. Ngôi sao này đại diện cho bang Rio de Janeiro trên lá cờ của Braxin.

– Gamma Nam Thập Tự (Gacrux): là một ngôi sao khổng lồ màu đỏ thuộc lớp quang phổ M4III. Nó có độ sáng biểu kiến 6,4. Ngôi sao đồng hành của nó cách Trái Đất khoảng 400 năm ánh sáng.

Nó là ngôi sao sáng thứ 3 trong chòm sao Nam Thập Tự và là ngôi sao sáng thứ 24 trên bầu trời. Nó là một ngôi sao nhị phân với ngôi sao chính có quang phổ loại M4III kiểu A3 với độ sáng biểu kiến 6,4. Người bạn đồng hành của nó cách Trái Đất khoảng 400 năm ánh sáng.

Australia: Lam Thuyền Kỳ Và Chòm Sao Nam Thập Tự

Quốc kỳ Australia (wallpaper) Quốc huy Australia Vị trí Australia Bản đồ Australia

Tên đầy đủ: Commonwealth of Australia (Thịnh vượng chung Australia) Quốc ca: Advance Australia fair Ngôn ngữ chính thức: Tiếng Anh Thủ đô: Canberra; Thành phố lớn nhất: Sydney Diện tích: 7.692.024 km2 (hạng 6) Mật độ dân số: 2,3 người/km2 (hạng 236) Quốc khánh: 1/1/1901

Australia hay Úc có quốc danh chính thức là Thịnh vượng chung Australia (Commonwealth of Australia), là Quốc gia thuộc châu Đại Dương chiếm toàn bộ lục địa Australia, đảo Tasmania, nhiều đảo nhỏ xung quanh (đảo Giáng Sinh, đảo Cocos, quần đảo biển San Hô, quần đảo Heard and McDonald) cùng một phần châu Nam Cực tuyên bố chủ quyền (không được công nhận do Hiệp ước Nam Cực).

Australia là Quốc gia duy nhất chiếm trọn diện tích một lục địa. Về diện tích họ xếp thứ 6 thế giới nhưng về dân số chỉ có gần 25 triệu người (tương đương Thượng Hải), nên đây là một trong những nước thưa dân nhất thế giới. Các Quốc gia lân cận Australia gồm có Indonesia, Timor Leste và Papua New Guinea phía bắc; Solomon phía đông bắc; New Zealand, New Caledonia và Vanuatu phía đông.

Lục địa Australia được người châu Âu phát kiến khá muộn, được họ xem là “Vùng đất thứ 5” (sau châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ) và là vùng đất cuối cùng của thế giới (không kể châu Nam Cực). Cùng với châu Mỹ, Australia được gộp chung vào thuật ngữ “Tân Thế giới”, chỉ những vùng đất được người châu Âu phát kiến với đa phần dân cư được tạo nên bởi các luồng di dân qua nhiều thế kỷ. Những thập kỷ Âu hóa đã khiến nền văn hóa của thổ dân bản địa gần như không còn. Ngày nay Australia tuy là một nước châu Đại Dương và nằm gần châu Á nhưng trụ cột của nền văn hóa lại là văn minh phương tây, họ thuộc khối Thịnh vượng chung Anh Quốc, coi Nữ hoàng Anh Elizabeth Đệ nhị là vị Quân chủ Quốc gia, và tuy không thuộc châu Âu nhưng hằng năm Australia vẫn tham dự Eurovision.

Về mặt chủng tộc, Australia có 92% cư dân là người da trắng châu Âu, khiến họ “giống với châu Âu hơn cả một vài nước châu Âu”. Lượng người nhập cư thường trú hằng năm được nhập vào Australia cũng rất cao (từ 100.000 – 200.000 người) và chủ yếu đến từ châu Á. Tại Australia có 20,3% cư dân là người da trắng Australia, còn lại là người Anh (36,1%), Ireland (11%), Scotland (9,3%), Trung Quốc (5,6%), Italy (4,6%), Đức (4,5%), Ấn Độ (2,8%), Hy Lạp (1,8%), Hà Lan (1,6%), các sắc dân châu Á còn lại (1,4%), và thổ dân bản địa cùng các dân tộc khác (1%). Cũng theo thống kê (năm 2023) thì có đến hơn 1/4 dân số (26%) cư dân Australia được sinh ra tại nước ngoài, cụ thể thì 5 nhóm dân nhập cư Australia lớn nhất là tại Anh Quốc (3,9%), New Zealand (2,2%), Trung Hoa đại lục (2,2%), Ấn Độ (1,9%) và Philippines (1%). Về mặt tôn giáo, Australia có lượng người Vô thần (phi tôn giáo) rất cao (30,1%), các đức tin còn lại bao gồm Công giáo Roma (22,6%), Tin lành (18,7%), Giáo hội Anh Quốc (13,3%), Chính thống giáo (9,1%), Hồi giáo (2,6%), Phật giáo (2,4%), Ấn giáo (1,9%), Do Thái giáo (0,4%) và tôn giáo khác (0,8%).

Terra Australis (tiếng Latin: Terra = vùng đất, Australis = phương nam) là một lục địa giả thuyết xuất hiện trên bản đồ châu Âu từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII. Tên khác của lục địa tưởng tượng này còn có Magellanica (vùng đất của Magellan), Tierra del Fuego (Đất Lửa), La Australia del Espiritu Santo (tiếng Tây Ban Nha: Vùng đất phía nam của Chúa Thánh thần), La Grande Isle de Java (tiếng Pháp: Hòn đảo lớn của Java). Giả thuyết về một lục địa lớn ở phương nam ra đời vào thế kỷ XV, khi hầu hết các vùng đất mà người châu Âu biết đến đều nằm ở Bắc bán cầu, nên họ đề ra giả thuyết phải có một lục địa rộng lớn ở Nam bán cầu để tạo sự cân bằng.

Ferdinand Magellan cùng 5 tàu thám hiểm Tây Ban Nha đến eo biển Magellan ngày 1/11/1520, ông không biết đảo cực nam châu Mỹ Tierra del Fuego (Đất Lửa) rộng bao nhiêu nên cho rằng đó là lục địa phương nam trong truyền thuyết. Một thế kỷ sau Thuyền trưởng người Hà Lan William Drake chứng minh rằng Tierra del Fuego chỉ là một hòn đảo cỡ trung chứ không phải một lục địa. Cái tên Terra Australis được chuyển cho một lục địa cũng do người Hà Lan “tìm ra” là Australia. Người Hà Lan còn gọi Australia bằng một số cái tên khác như Magellanica hay New Holland (Tân Hà Lan). Về sau người Anh thay cái tên quá đậm nét Latin là Terra Australis bằng danh xưng Australia, kết hợp từ chữ Australis và hậu tố Latin Ia (bỏ đi đuôi Is là một hậu tố La Mã). Ia là hậu tố Latin để chỉ một vùng đất, từ này thường xuất hiện ở đuôi tên gọi của nhiều Quốc gia ngày nay. Đến năm 1824, Hải quân Hoàng gia Anh chính thức đồng ý rằng lục địa này sẽ được nhắc tới với tên gọi Australia.

Bản đồ thế giới năm 1570, dựa trên một nhận định sai lầm rằng đảo Tierra del Fuego chính là Terra Australis trong truyền thuyết Bản đồ đầu tiên vẽ riêng về lục địa tưởng tượng Terra Australis, năm 1583

Quốc kỳ Australia là một Blue Ensign (hiệu kỳ nền xanh với Quốc kỳ Vương quốc Anh ở 1/4 góc trên phía cán cờ). Phía dưới cờ Vương quốc Anh là ngôi sao Liên bang bảy cánh (tượng trưng cho bảy bang). 5 ngôi sao trên phần cờ bay mô phỏng chòm sao Crux hoặc Southern Cross (Nam Thập tự), là một chòm sao nổi bật ở Nam bán cầu và là biểu tượng phổ biến trên Quốc kỳ các nước châu Đại Dương.

Thiết kế nguyên bản của Quốc kỳ Australia được lựa chọn vào năm 1901 từ các mẫu tham dự cuộc thi thiết kế Quốc kỳ quốc gia, được tổ chức sau khi Australia được Liên bang hóa. Lá cờ đầu tiên đại diện cho Australia được kéo lên tại Melbourne vào ngày 3/9/1901, ngày này hằng năm là ngày Quốc kỳ Australia. Các tỉ lệ hình học và sắc độ màu chính xác được thông qua năm 1934, và đến năm 1954 thì lá cờ này chính thức được định nghĩa pháp lý là Quốc kỳ Australia.

Quốc kỳ Australia sử dụng ba biểu tượng nổi bật: Hiệu kỳ Vương quốc Anh, ngôi sao Thịnh vượng chung (còn gọi là ngôi sao Liên bang) và chòm sao Nam Thập tự.

Khi được sử dụng làm Quốc kỳ của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland (Vương quốc Anh), bản thân hiệu kỳ Liên minh là gồm ba chữ thập đại diện cho các Quốc gia cấu thành Anh Quốc:

Chữ thập Thánh George màu đỏ trên nền trắng của Anh.

Chữ thập chéo Thánh Andrew màu trắng trên nền xanh lam của Scotland.

Chữ thập chéo Thánh Patrick màu đỏ trên nền trắng của Ireland.

Tại Australia, hiệu kỳ Vương quốc Anh tượng trưng cho lịch sử Quốc gia này hình thành dựa trên công cuộc khai phá của người Anh, song theo nhiều quan điểm mang tính chất thời đại hơn thì hình tượng này là biểu thị lòng kiên trung và mối liên kết sâu rộng giữa Australia và Anh Quốc.

Ngôi sao bảy cánh (ngôi sao Thịnh vượng chung) ban đầu chỉ có sáu cánh, đại diện cho sáu xứ thuộc địa tham gia tiến trình Liên bang hóa, hình thành nên Liên bang Australia. Tuy nhiên một thay đổi diễn ra vào năm 1908 khi cánh sao thứ bảy được thêm vào nhằm đại diện cho Lãnh thổ Papua (hoặc bất kỳ lãnh thổ nào trong tương lai). Lý do căn bản khác của việc thay đổi là để hợp với ngôi sao được sử dụng trong Quốc huy, được tạo ra trong cùng năm 1908.

Chòm sao Nam Thập tự là một chòm sao đặc biệt chỉ có thể được nhìn thấy thấy tại Nam Bán cầu, nó đã được sử dụng để đại diện cho lục địa Australia ngay từ những ngày đầu người Anh đến định cư. Một trong những người thiết kế Quốc kỳ Australia là Ivor Evans đã định dùng chòm sao Nam Thập tự để chỉ bốn đức tính mà nhà thơ thời Trung cổ Dante Alighieri đặt ra cho một con người… đó là công chính, cẩn thận, kiên nhẫn và tiết chế. Số cánh của các sao chòm Nam Thập tự trên Quốc kỳ Australia ngày nay hơi khác so với thiết kế nguyên bản, theo đó mỗi sao sẽ có từ năm đến chín cánh – tượng trưng cho độ sáng tương đối của chúng trên bầu trời đêm. Các sao trong chòm Nam Thập tự cũng được đặt tên theo năm chữ cái trong bảng chữ cái Hy Lạp, theo thứ tự giảm dần độ sáng trên bầu trời. Về sau, với mong muốn được đơn giản hơn trong việc may Quốc kỳ, Hải quân Hoàng gia Anh thay đổi bốn ngôi sao lớn trong chòm Nam Thập tự thành ngôi sao bảy cánh (tượng trưng cho bảy bang), và ngôi sao nhỏ nhất nằm gần trung tâm chỉ có năm cánh. Thay đổi này chính thức được thông qua và có hiệu lực vào ngày 23/2/1903.

Quốc kỳ Vương quốc Anh là sự kết hợp giữa Thập giá Thánh George của Anh, Thập giá Thánh Andrew của Scotland và Thập giá Thánh Patrick của Ireland, tuy cũng là nước cấu thành Vương quốc Anh nhưng trên hiệu kỳ lại không có biểu tượng đại diện cho Xứ Wales Chòm sao Nam Thập tự Ngôi sao Thịnh vượng chung với bảy cánh đại diện cho bảy bang của Australia Lam thuyền kỳ (Blue Ensign) - một kiểu thiết kế quen thuộc tại các thuộc địa cũ Anh Quốc Hồng thuyền kỳ (Red Ensign), trong quá khứ từng là kiểu thiết kế của Quốc kỳ Canada Cờ Dân sự Australia Cờ Hải quân Australia, sử dụng nền trắng giống với lá White Ensign của Anh Quốc White Ensigh (Bạch thuyền kỳ), lá cờ của Hải quân Hoàng gia Anh Cờ Thủ tướng Australia Cờ cá nhân tại Australia của Nữ hoàng Anh Elizabeth II

Trước năm 1901, lãnh thổ Australia ngày nay có sáu thuộc địa riêng biệt của Đế quốc Anh. Lá cờ đầu tiên được sử dụng tại Australia cũng là Quốc kỳ Đế quốc Anh, được dùng lần đầu trên đất Australia vào ngày 29/4/1770 khi Thuyền trưởng James Cook đổ bộ vào vịnh Botany, sau đó lại tiếp tục được sử dụng khi người châu Âu bắt đầu quá trình định cư lâu dài vào ngày 26/1/1788. Kể từ khi người châu Âu đến khai phá cho tới khi Australia được Liên bang hóa năm 1901, mỗi thuộc địa trong số sáu thuộc địa riêng biệt tại Australia đều có lá cờ riêng, dựa vào Quốc kỳ Anh Quốc.

Khi ý thức về một Quốc gia Australia độc lập bắt đầu xuất hiện, nhiều phong trào nhằm tạo ra lá cờ riêng cho Quốc gia được hình thành và các hiệu kỳ không chính thức bắt đầu xuất hiện phổ biến. Hai nỗ lực đã được tiến hành trong suốt giai đoạn thế kỷ 19 để thiết kế một lá cờ riêng cho Australia. Nỗ lực đầu tiên là một hiệu kỳ thuộc địa được tạo vào năm 1823 – 1824 bởi John Nicholson và John Bingle. Lá cờ này gồm một chữ thập đỏ trên nền trắng, với một ngôi sao tám cánh tại mỗi chân của chữ thập, thiết kế Quốc kỳ mẫu quốc Anh thì đặt tại góc trên bên trái. Trong khi nỗ lực còn lại là vào năm 1831 với lá cờ cũng do John Nicholson thiết kế, hiệu kỳ này tương tự như lá cờ trước đó, ngoại trừ chữ thập có màu xanh thay vì màu đỏ (Thập giá Thánh George của Anh Quốc). Song bất chấp mọi nỗ lực, không một Quốc kỳ Australia nào trở nên phổ biến rộng rãi cho đến phần sau của thế kỷ, khi những lời kêu gọi về Liên bang hóa trở nên phát triển và nhiệt liệt hơn.

Tại Australia, lá cờ cổ xưa nhất được biết đến diễn tả 5 ngôi sao thuộc chòm Nam Thập tự là hiệu kỳ Liên minh chống Đày ải, nó trông khá giống Quốc kỳ hiện nay, chỉ khác ở chỗ không có ngôi sao Thịnh vượng chung bảy cánh và các sao trong chòm Nam Thập tự mang màu vàng và có tám cánh. Lá cờ này chỉ được dùng trong một thời gian ngắn, do chỉ hai năm sau khi Liên minh thành lập năm 1851, các nhà cầm quyền Anh Quốc quyết định kết thúc quá trình tiếp nhận tù nhân, do đó Liên minh chống Đày ải cũng ngừng luôn các hoạt động của mình. Ngoài ra trong thời kỳ này còn có một lá cờ nổi bật là “Hiệu kỳ Eureka”, nó được những người chủ nghĩa dân tộc Australia xem là Quốc kỳ đúng đắn nhất để đại diện cho Australia, đơn giản vì lá cờ này không chứa hình ảnh Quốc kỳ Vương quốc Anh.

Cờ Quốc gia Thuộc địa Australia năm 1824 Cờ Liên bang Australia năm 1831 Hiệu kỳ Eureka - lá cờ đầu tiên và duy nhất của Australia không chứa hình Quốc kỳ Anh Quốc Hiệu kỳ Liên minh chống Đày ải - bản mẫu của Quốc kỳ Australia hiện tại Hiệu kỳ sông Murray ra đời năm 1850, hiện vẫn được áp dụng cho các tàu đi đường thủy nội địa Australia

Khi quá trình Liên bang hóa tới gần, người ta bắt đầu nghĩ đến một lá cờ chính thức đại diện cho Australia. Năm 1900, tòa soạn Review of Reviews có trụ sở tại Melbourne tổ chức một cuộc thi thiết kế Quốc kỳ, với yêu cầu rằng lá cờ mới nên bao gồm hình ảnh Quốc kỳ Vương quốc Anh và chòm sao Nam Thập tự. Đã có lo lắng cho rằng những thiết kế tuy đẹp nhưng không có hai biểu tượng trên sẽ khó mà chiến thắng, dù vậy Hội đồng vẫn quyết định các tác phẩm dự thi nên hội tụ đủ hai biểu tượng được yêu cầu.

Sau khi quá trình Liên bang hóa hoàn tất ngày 1/1/1901, chính phủ Vương quốc Anh gửi đến một yêu cầu về việc thiết kế Quốc kỳ mới cho Liên bang. Chính phủ Liên bang Australia liền tổ chức một cuộc thi thiết kế Quốc kỳ Liên bang diễn ra trong tháng 4 cùng năm. Cuộc thi thu hút 32.823 tác phẩm, trong đó nhiều tác phẩm đã từng được gửi đến tòa soạn Review of Reviews và có cả những tác phẩm cóp ý tưởng từ quá khứ. Hình thức và giải thưởng của hai cuộc thi hợp nhất sau khi được Review of Reviews chấp thuận. Mỗi người dự thi được yêu cầu trình bày hai phác thảo có màu, một Hồng thuyền kỳ (Red Ensign) sử dụng cho dịch vụ thương nghiệp và dịch vụ công cộng, cùng với một Lam thuyền kỳ (Blue Ensign) sử dụng cho chính quyền và Hải quân. Các thiết kế được đánh giá theo bảy tiêu chuẩn là: Lòng kiên trung với Đế quốc Anh, đề cao những giá trị của Liên bang, gợi nhắc về lịch sử và văn hóa, có ý nghĩa tốt đẹp, thiết kế đẹp và độc đáo, sở hữu tính tiện ích cao, dễ dàng trong việc may Quốc kỳ.

Theo đúng yêu cầu, phần lớn các thiết kế đều chứa hình Quốc kỳ Anh Quốc và chòm sao Nam Thập tự, song các loài động vật bản địa (Kangaroo và đà điểu Emu) cũng xuất hiện phổ biến, có cả các thiết kế mô tả loài Kangaroo đang chơi Cricket hoặc bóng bầu dục. Các tác phẩm được trưng bày tại tòa nhà trưng bày Vương thất tại thành phố Melbourne và được các giám khảo dành sáu ngày để cân nhắc trước khi đi đến quyết định. Cuối cùng, năm thiết kế gần như giống hệt nhau được chọn làm thiết kế thắng cuộc, và những “nhà thiết kế” này cùng chia sẻ giải thưởng là £200. Họ là Ivor Evans đến từ Melbourne, Leslie John Hawkins đến từ Sydney, Egbert John Nuttall đến từ Melbourne, Annie Dorrington đến từ Perth và William Stevens đến từ Auckland – New Zealand. Do có tới 5 người chiến thắng nên mỗi người chỉ nhận được £40.

Ngày 3/9/1901, Quốc kỳ Australia được kéo lên lần đầu trên đỉnh vòm của Tòa triển lãm Vương thất tại Melbourne. Tên của những người chiến thắng được Hersey – Bá tước phu nhân xứ Hopetoun (phu nhân của Bá tước John Hope xứ Hopetoun – Toàn quyền Australia). Bà cũng là người công bố lá cờ mới và là người vẫy nó lần đầu tiên. Kể từ năm 1996, ngày này hằng năm là ngày Quốc kỳ Australia.

Một phiên bản của thiết kế giành chiến thắng được đệ trình lên Quốc hội Anh vào tháng 12/1996. Ngày 11/2/1903, Thủ tướng Anh Edmund Barton công bố trong bản Hiến chương Thịnh vượng chung rằng Quốc vương Edward VII (tân Quốc vương Anh Quốc nối ngôi Nữ hoàng Victoria) đã chính thức công nhận lá cờ này là Quốc kỳ Australia. Lá cờ được Edward VII công nhận chỉ hơi khác so với thiết kế chiến thắng, thay toàn bộ bốn ngôi sao lớn trong chòm Nam Thập tự thành bảy cánh.

Bìa trước tạp chí Review of Reviews, ngay sau khi công bố thiết kế chiến thắng của cuộc thi thiết kế Quốc kỳ Liên bang năm 1901 Thiết kế chiến thắng với 5 thí sinh thắng cuộc thiết kế gần giống hệt nhau, đây cũng là Quốc kỳ Australia từ 1901 - 1903 Lá cờ được Quốc vương Edward VII phê chuẩn, là Quốc kỳ Australia từ 1903 - 1908 đây là lá cờ đầu tiên của Australia xuất hiện tại một sự kiện lớn, đó là tại Olympic mùa hè 1904 diễn ra ở St Louis Tòa Triển lãm Vương thất Melbourne, nơi Quốc kỳ Australia được kéo lên lần đầu tiên

Quốc huy Australia bao gồm một lá chắn có chứa biểu tượng của sáu bang Australia (chỉ trừ vùng Northern Territory – Lãnh thổ phương Bắc), hai bên là hai loài động vật đặc hữu tiêu biểu nhất của Australia – Kangaroo và đà điểu Emu, phía trên đỉnh là ngôi sao Liên bang bảy cánh, và phía dưới là hình ảnh cách điệu của loài keo vàng – Quốc hoa Australia. Quốc huy đầu tiên của Australia được vua Anh Quốc Edward VII phê chuẩn vào ngày 7/5/1908, và phiên bản như hiện tại được vua George V công nhận ngày 19/9/1912.

Tấm khiên Australia, biểu tượng nằm tại trung tâm Quốc huy New South Wales Victoria Queensland South Australia Western Australia Tasmania Huy hiệu Công quốc Brittany (939 - 1547), một cựu Công quốc thuộc nước Pháp ngày nay mà người Anh đã để mất vào tay Pháp. Trong Quốc huy Australia có chứa biểu tượng này của xứ Brittany, vì người Anh từng muốn tái lập Công quốc Brittany trên lãnh thổ Australia, do còn luyến tiếc vùng đất cuối cùng của người Anh trên đất liền châu Âu Cờ Bowman năm 1806, ra đời bởi Hải quân Hoàng gia Anh nhằm ăn mừng tròn một năm sau chiến thắng trước Đệ nhất Đế quốc Pháp trong trận Trafalgar Quốc huy Australia đầu tiên, ra đời năm 1908

Từ “Kangaroo” xuất phát từ ngôn ngữ Guugu Yimithirr (ngôn ngữ của cư dân bản địa vùng bán đảo Cape York), được cho là đề cập đến “những con chuột túi màu xám”. Cái tên này lần đầu được ghi là “kanguru” vào ngày 12/7/1770 trong quyển nhật ký hải trình của Sir Joseph Banks, diễn ra trên bờ sông Endeavour thuộc vùng Cooktown hiện tại, nơi tàu HMS Endeavour dưới sự chỉ huy của Thuyền trưởng James Cook dừng lại trong vòng bảy tuần để sửa chữa hư hại. Sự kiện James Cook dừng chân ở Australia đã đánh dấu cơ sở quyền lực ban đầu cho Anh Quốc ở đại lục này.

Khi đoàn thám hiểm vào nội địa bắt Kangaroo làm lương thực, họ đã hỏi cư dân bản địa rằng “Loài động vật này tên là gì”? Và họ trả lời là “Kangaroo”, trong tiếng Guugu Yimithirr nghĩa là “Tôi không hiểu bạn nói gì”? Nguồn gốc có vẻ… buồn cười này được nhà Ngôn ngữ học John B. Haviland tìm ra vào năm 1970 trong nghiên cứu của ông về ngôn ngữ của người bản địa Guugu Yimithirr.

Đà điểu Emu còn gọi là chim Emu hay đà điểu châu Úc, tên khoa học là Dromaius Novaehollandiae. Là một loài chim thuộc họ đà điểu Australia (Casuariidae) của bộ đà điểu (Struthioniformes). Chim Emu sống trên các đồng cỏ Australia, phân bố hầu khắp lãnh thổ Australia từ bang Tây Úc, Queensland, New South Wales đến Victoria. Đà điểu Emu có thời gian sinh sản vào khoảng tháng 5 và tháng 6 hằng năm, việc cạnh tranh giữa các con cái để có một người bạn đời lý tưởng diễn ra thường xuyên. Công việc ấp trứng thuộc về con đực, trong quá trình đó nó hầu như không ăn và uống, dẫn đến mất đi một trọng lượng đáng kể. Sau khoảng tám tuần thì trứng nở, và con con được nuôi dưỡng bởi cha của chúng. Đà điểu Emu đạt kích cỡ trưởng thành sau khoảng sáu tháng, nhưng nó vẫn chưa sống tự lập hoàn toàn cho đến mùa sinh sản tiếp theo. Cùng với Kangaroo, đà điểu Emu là một biểu tượng văn hóa quan trọng của Australia, xuất hiện trên Quốc huy đất nước và trên nhiều đồng tiền khác nhau xuyên suốt lịch sử nước này. Emu cũng là một loài chim thần và đóng vai trò nổi bật trong các câu chuyện thần thoại của thổ dân bản địa Australia.

Chòm sao Southern Cross (Nam Thập tự) còn gọi là Crux trong tiếng Latin, là chòm sao đối nghịch với chòm Cygnus (chòm Thiên Nga hay còn gọi là Bắc Thập tự). Nam Thập tự bao gồm 5 ngôi sao khá sáng xếp thành hình chữ thập và nằm vào khoảng giữa hai chòm sao Centaurus (Bán Nhân Mã) và Musca (Thương Dăng – tức con ruồi). Tuy là chòm sao có diện tích trên thiên cầu nhỏ nhất trong số 88 chòm sao hiện đại, nhưng Nam Thập tự lại dễ nhận diện do rất rõ và sáng. Đây là một trong những chòm sao nổi tiếng nhất thường xuất hiện trên Quốc kỳ các nước châu Đại Dương (trong Quốc kỳ Brazil cũng có hình ảnh này). Sở dĩ mang tên gọi Nam Thập tự bởi đây là một chòm sao đặc trưng chỉ có thể được trông thấy rõ ràng tại Nam bán cầu. Tại Bắc bán cầu vẫn có thể trông thấy nó, nhưng càng xuôi về phía Bắc thì 5 ngôi sao này càng khuất dần, lại không được trông thấy thường xuyên và rõ ràng như tại bán cầu Nam, tại Bắc bán cầu chỉ có thể trông thấy chòm Nam Thập tự trong khoảng chập tối từ tháng 5 tới tháng 7 hằng năm.

Trong kỷ nguyên khám phá, do thiếu vắng một ngôi sao Nam cực (đối nghịch với sao Bắc Đẩu xác định hướng bắc) có độ sáng đáng kể để xác định phương hướng vào ban đêm dựa trên bầu trời phía nam. Các nhà Chiêm tinh và Bản đồ học đi cùng các đoàn thám hiểm đã xác định hai ngôi sao trong số 5 sao của chòm Nam Thập tự (sao Acrux và Gacrux, còn gọi là Alpha và Gamma) để xác định chính xác hướng Cực nam địa lý. Thật ra chòm sao chính xác nhất để xác định vị trí Cực nam là chòm Sigma Octantis (Nam Cực), nhưng nó lại nằm quá sát với Cực nam và quá mờ để trở nên có ích cho con người. Nên chòm Nam Thập tự nghiễm nhiên trở thành chòm sao đúng đắn và hữu ích nhất trong việc thám hiểm Nam bán cầu.

Do chỉ được nhìn thấy rõ ràng tại Nam bán cầu, nên chòm sao Nam Thập tự không được nhiều người biết đến trước thế kỷ XVII trừ những nhà thám hiểm thường phải trông vào nó để xác định phương hướng. Trên thực tế nó đã được trông thấy ngay từ thời Hy Lạp cổ đại, nhưng các nhà Thiên văn Hy Lạp không coi Nam Thập tự như một chòm sao riêng biệt mà coi nó như một phần của chòm Bán Nhân Mã. Sự chia tách Nam Thập tự như một chòm sao riêng rẽ diễn ra vào năm 1679 bởi nhà Thiên văn học người Pháp Augustin Royer. Kể từ đó, chính chòm Nam Thập tự đã dẫn các nhà thám hiểm đến nhiều vùng đất thuộc bán cầu Nam hiện nay – trong đó có Australia, nên hình ảnh chòm sao dẫn đường Nam Thập tự trở thành biểu tượng truyền thống của Australia.như một điều hiển nhiên.

Nam Thập tự - chòm sao đặc trưng của Nam bán cầu

Cây keo vàng còn gọi là Mimosa vàng, tên khoa học là Acacia Pycnantha, là một loài thực vật thuộc họ Cánh bướm, lớp Trinh nữ và chi Keo. Loài keo vàng phân bố rộng rãi tại miền đông nam Australia và là Quốc hoa của nước này.

Năm 1842, khi thu thập các mẫu vật tại miền nam Australia nhà Thực vật học Thomas Mitchell đã bổ sung loài keo vàng như một danh từ mới trong giới Tự nhiên học. Ít lâu sau George Bentham, một nhà Thực vật học khác đã mô tả loài cây này, theo đó tuy là một loài thực vật xâm lấn nhưng vỏ cây keo vàng tạo ra chất tanin nhiều hơn bất cứ loài keo nào khác, dẫn đến việc Anh Quốc nhanh tay xúc tiến việc khai thác thương mại và sản xuất hợp chất này. Và từ chỗ là cây dại xâm lấn, loài keo vàng đã được trồng rộng rãi để sản xuất hoa và làm cây cảnh khắp các xứ thuộc địa Anh. Đến năm 1988 hoa keo vàng mới được chọn làm Quốc hoa chính thức của Australia, nhưng thực ra họ đã xem nó như một biểu tượng Quốc gia từ trước đó rất lâu, hình ảnh cách điệu của loài keo vàng có xuất hiện trên Quốc huy Australia ngày nay, ra đời năm 1912. Ngoài ra, hai màu sắc đặc trưng nhất của Australia, được dùng bởi các đội thể thao quốc tế nước này (xanh lá và vàng) đã được lấy cảm hứng ban đầu từ màu sắc của loài keo nói chung. Đến năm 1988 khi hoa keo vàng được xem là Quốc hoa chính thức, hai màu sắc xanh lá và vàng mới được coi là lấy ý tưởng từ loài keo vàng – Quốc hoa Australia.

Cây keo vàng - biểu tượng có trên Quốc huy Australia New South Wales Bang kỳ Bang huy Victoria Bang kỳ Bang huy Tasmania Bang kỳ Bang huy Queensland Bang kỳ Bang huy South Australia – Nam Úc Bang kỳ Bang huy Western Australia – Tây Úc Bang kỳ Bang huy Northern Territory – Lãnh thổ phương Bắc Bang kỳ Bang huy Lãnh thổ thủ đô Australia Hiệu kỳ Hiệu huy Cờ thổ dân Australia Đảo Norfolk Huy hiệu đảo Norfolk Cờ đảo Norfolk

https://vi.wikipedia.org/wiki/%C3%9Ac https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BB%91c_k%E1%BB%B3_%C3%9Ac https://en.wikipedia.org/wiki/Blue_Ensign https://en.wikipedia.org/wiki/British_ensign https://en.wikipedia.org/wiki/List_of_Australian_flags https://vi.wikipedia.org/wiki/Li%C3%AAn_bang_h%C3%B3a_%C3%9Ac https://en.wikipedia.org/wiki/Duchy_of_Brittany https://en.wikipedia.org/wiki/Kangaroo https://en.wikipedia.org/wiki/Emu https://vi.wikipedia.org/wiki/Nam_Th%E1%BA%ADp_T%E1%BB%B1 https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh_s%C3%A1ch_c%C3%A1c_ch%C3%B2m_sao_theo_di%E1%BB%87n_t%C3%ADch https://vi.wikipedia.org/wiki/Keo_v%C3%A0ng

Chiến Thần Bất Bại Chương 6: Chòm Sao Nam Thập Tự,

“Hoàn thành nền móng trăm vạn, cánh cửa chòm sao Nam Thập Tự khai mở.”

Đường Thiên như rơi vào vũ trụ hư không, trước mắt là dải ngân hà xán lạn, nhưng vì sao như những hạt cát đếm mãi không suể. Bỗng nhiên, trong dải ngân hà, một điểm sáng bay tới, lao về phía hắn, lớn dần lên trong tầm mắt hắn.

Lúc này hắn mới phát hiện, điểm sáng này hóa ra là bốn ngôi sao.

Bốn ngôi sao bay tới trước mặt hắn, bỗng nhiên hai cái nối liền, giao nhau thành một hình chữ thập bất quy tắc. Xung quanh chữ thập ánh lên một vòng sáng bạc, vòng bạc nhanh chóng biến ảo thành một cánh cửa với ký hiệu thập tự hiện rõ bên trên.

“Thân thể nhỏ bé, ý chí hiên ngang, thập tự trời nam, cánh cửa khổ tu.”

Phía dưới chữ thập đó, mười sáu chữ cái tỏa hào quang nhàn nhạt xuất hiện trên cánh cửa.

“Đây là bí mật của tấm thẻ đồng ư?” Đường Thiên thì thào tự hỏi, gã ngơ ngác nhìn chữ thập tỏa hào quang mênh mông trước mặt, ngây ngốc xuất thần.

Sau suốt năm năm, cuối cùng gã cũng phá giải được bí mật của tấm thẻ đồng!

Nhưng, đây rốt cuộc là gì?

Ngây ngốc nhìn chữ thập lấp loáng ánh sáng này cả nửa ngày, Đường Thiên vẫn không rõ, rốt cuộc nó dùng để làm gì.

Đột nhiên, một bóng người màu xám từ từ hiện lên bên trên cánh cửa.

Dáng dấp của bóng xám đó quả có vài phần giống Đường Thiên.

“Này, ngươi là ai?” Đường Thiên gọi thử.

Người màu xám như không nghe thấy, đột nhiên bắt đầu luyện võ thuật cơ sở, quyền pháp cơ sở, chưởng pháp cơ sở, khinh công cơ sỏ, ám khí cơ sở, kiếm thuật cơ sở. Trong lòng Đường Thiên bỗng có cảm giác cực kỳ quái dị, chẳng khác nào tu luyện trước một cái gương.

Động tác võ thuật cơ sở không nhiều, việc luyện tập diễn ra nhanh chóng, khi động tác cuối cùng kết thúc, Đường Thiên đang tưởng rằng đã xong rồi, bỗng nhiên người màu xám vỗ tay trái một cái theo thế [Bát] sau đó lại như tia chớp dùng ba [Toái Bộ], thân hình bay lên trời, giữa không trung lại xoay eo xuất quyền [Trùng Quyền]!

Hôm qua khi chiến đấu không mấy cảm giác, lúc này tận mắt nhìn lại mới cảm nhận được một luồng sát khí ập thẳng vào mặt.

Chiêu thức thật lợi hại!

Đường Thiên ngây dại, chiêu thức lợi hại đó do mình đánh ra sao?

Lĩnh ngộ sát chiêu cơ sở: [Phản Quyền Sát]!

Một dãy chữ đỏ tươi như máu xuất hiện trên đỉnh đầu người màu xám.

Đường Thiên giật mình, bật thốt lên: “Sát chiêu…”

Sát chiêu!

Không ngờ chiêu thức mình vô ý mày mò ra lại là một sát chiêu!

Đường Thiên có cảm giác ngây dại.

Tốt xấu gì cũng mài đũng quần tại học viện An Đức năm năm, sát chiêu là gì, Đường Thiên cũng phải biết.

Cái gọi là sát chiêu chính là chiêu thức thăng hoa sau khi lãnh ngộ tinh hoa chân chính trong võ kỹ, uy lực của nó hơn xa chiêu thức võ thuạt bình thường. Thông thường thì uy lực của võ kỹ sát chiêu tương đương với võ kỹ cao hơn một cấp. Nhưng, nó tiêu hao lại ít hơn so với võ kỹ cấp ba.

Bởi vậy, theo đuổi sát chiêu cũng là một trong những mục tiêu của mọi người.

Về mặt lý thuyết, bất cứ thứ võ kỹ nào cũng có thể diễn giải ra sát chiêu, song trên thực tế có ratá nhiều loại võ kỹ không có sát chiêu. Yêu cầu lĩnh ngộ sát chiêu vô cùng hà khắc, không chỉ cần hoàn toàn lĩnh ngộ tinh nghĩa của loại võ kỹ đó, đồng thời còn cần cơ duyên.

Sát chiêu tuy nghe thì thật lợi hại, song sau cơn sửng sốt, Đường Thiên lại vô cùng bình tĩnh. Rất ít người lãng phí thời gian ở võ kỹ cấp thấp, càng không nói tới võ kỹ cơ sở.

Thẻ chứa hồn có thể giúp người ta nhanh chóng học tập được võ kỹ mới, chỉ cần là người có điều kiện kinh tế khấm khá một chút đều sẽ dành phần lớn thời gian vào việc tu luyện tâm pháp.

Có đủ chân lực cũng có nghĩa là có thể sử dụng thẻ chứa hồn cao cấp hơn, đồng nghĩa với có thể học tập được võ kỹ bậc cao hơn.

Người màu xám diễn luyện xong xuôi bèn không hề nhúc nhích nữa, như một người gỗ.

Đường Thiên bĩu môi, không cho là đúng, trình độ cũng chỉ tầm tầm anh đây thôi.

Người màu xám như đọc được suy nghĩ củ Đường Thiên, thân hình rung lên. Một cái chân màu xám bước ra khỏi cánh cửa chữ thập.

Cái này là…

Đường Thiên bị cảnh tượng siêu thực này làm cho ngây ra tại chỗ, chỉ trong chốc lát đó thôi, người màu xám đã bước ra khỏi cánh cửa.

Người xám đó đột nhiên ngẩng đầu dậy, ánh mắt bắn tới như ánh điện, lạnh lẽo và hung tàn.

Hả?

Đường Thiên như dã thú đột nhiên cảm nhận được địch ý của đối phương, lông tóc lưng gáy lập tức đựng thẳng. Eo gã nhanh chóng cúi khẽ xuống, chân bước xéo sang, thân thể hơi nghiêng về phía trước, hai tay xiết lại.

Động tác của người màu xám trước mặt giống hắn như đúc.

Đường Thiên không cần nghĩ nhiều cũng hiểu, trận chiến này là không thể tránh khỏi!

Gã híp mắt, trong lòng chẳng hề có chút sợ hãi, ngược lại dâng trào cảm giác hưng phấn. Suy nghĩ của gã rất đơn giản, người màu xám rõ ràng là bí mật của tấm thẻ đồng, chắc chắn là phải đánh ngã hắn mới thật sự phá giải được bí mật của tấm thẻ đồng.

Đến đây nào, bé con!

Anh chờ ngày này đã năm năm rồi!

Đường Thiên liếm liếm môi, chân bỗng phát lực, toàn thân như một con báo săn, phóng về phía người màu xám như tia chớp.

Người màu xám cũng lập tức xông tới.

Khoảng các giữa hai người vốn không xa.

[Trùng Quyền] đấu [Trùng Quyền]!

Lực chấn động mạnh mẽ truyền tới từ nắm đấm, thân hình đang lao thẳng về phía trước của Đường Thiên không khỏi ngưng bặt lại. Gã trợn tròn hai mắt, cũng hơi ngạc nhiên, Trùng Quyền thật mạnh.

Trong trận đánh của gã với A Mạc Lý, Trùng Quyền của A Mạc Lý cũng vừa nhanh vừa mạnh, thế nhưng nếu so sánh với một quyền vừa rồi cảm giác lại hoàn toàn bất đồng. Một quyền của người màu xám đầy lực bộc phát trong khoảnh khắc.

Tần suất quyền cước hai bên cực kỳ kinh người, dùng nhanh đấu nhanh, tiếng quyền cước giao nhau ầm ầm, dày đặc như tiếng mưa rơi xối xả.

[Quyền pháp cơ sở], [Kiếm pháp cơ sở], [Ám khí cơ sở], [Khinh công cơ sở], [Chưởng pháp cơ sở].

Năm loại võ kỹ cơ sở diễn giải không ngừng, va chạm, đối kháng, tần suất mau tới mức kinh người.

Sau vài chục hiệp, Đường Thiên không chiếm được chút thượng phong nào, đây là lần đầu tiên gã gặp phải tình huống như thế này. Lúc gã đanh nhau không phải không lúc nào chịu cảnh chật vật, thế nhưng nếu xét riêng về năm loại võ kỹ cơ sở này, không ai vượt qua nổi hắn.

Đây mới thật là ngang tài ngang sức.

Người màu xám đem tới cho hắn một cảm giác cực kỳ quái lạ, Đường Thiên như đang đối đầu với chính bản thân mình. Mỗi lần gã xuất chiêu, người màu xám đều cực kỳ quen thuộc, cho dù gã dùng một số thủ đoạn vượt ngoài quy củ tấn công, người màu xám hầu như đều dễ dàng né tránh.

Càng đánh, Đường Thiên càng khó chịu.

Nguyên nhân gã đánh nhau rất lợi hại có vài cái. Một là tố chất thân thể gã cực kỳ xuất sắc, tu luyện võ kỹ cơ sở một thời gian dài, thân hình gã vô cùng cân đối, cao to cân xứng, lực bộc phát, phản ứng và thể chất đều xuất sắc hơn người bình thường một bậc. Cho dù là A Mạc Lý với vóc dáng khủng bố đó, lực lượng của Đường Thiên cũng chỉ hơi yếu một một chút, thế nhưng mặt linh hoạt và năng lực phản ứng, tốc độ lại chiếm ưu thế toàn diện.

Võ kỹ cơ sở gần như không cần tiêu hao chân lực, mọi người chỉ so đấu tố chất thân thể.

Một mặt khác lại chính là võ kỹ cơ sở mà gã đã trải qua trăm ngàn lần rèn luyện, võ kỹ cơ sở tuy chỉ là cấp một, uy lực nhỏ, song mỗi động tác đều đơn giản, xuất thủ nhanh chóng. Mà võ kỹ cơ sở tiếp cận hoàn mỹ lại càng giảm bớt thời gian xuất thủ tới mức tận cùng. Trên tay kẻ có tố chất thân thể biến thái như Đường Thiên, uy lực cũng tương đối khả quan.

Ngoại trừ những thứ đó, Đường Thiên mặc dù đầu óc đơn giản, song khi đánh đám lại hết sức hung hãn dũng mãnh, chuyện dùng thương tổn đổi thương tổn xảy ra như cơm bữa, học sinh bình thường chưa đánh đã chết khiếp rồi.

Những điều đó đều là nguyên nhân khiến gã có thể hoành hành khắp An Đức, song những ưu thế đó của gã trước mặt người màu xám này lại mất sạch, chẳng còn chút gì. Bất kể lực lượng hay phản ứng của người màu xám đều không hề kém hơn gã, mức độ thuần thục võ kỹ cơ sở cũng là hoàn mỹ. Còn hung hãn, người màu xám không biết mệt mỏi, chẳng biết đau đớn, so sánh mặt này thì nó còn mạnh hơn Đường Thiên.

Hai bóng người không ngừng va chạm phân tách, lại không ngừng lao tới. Tốc độ ra tay của hai bên đều cực kỳ nhanh chóng, thúc thì giao đấu bằng thân thể trong không gian cực nhỏ, lúc lại dùng Trùng Quyền va chạm rồi tách rời liên tục, Toái Bộ dưới chân xoay chuyển với tần suất kinh người, hai người theo nhau như bóng với hình.

Đường Thiên tức giận gầm nhẹ lên, tiếng gầm xen lẫn tiếng quyền cước tương giao dày đặc, vang lên không dứt bên tai.

Phù… Phù… Phù…

Đường Thiên thở hổn hển, hung hăng nhìn người màu xám trước mặt, cố nén cảm giác run run ở hai nắm tay, nắm đấm của gã đã từ đau đớn chuyển thành tê dại. Quan trọng hơn, chiến đấu quá kịch liệt khiến gã cảm giác được thể lực đang tiêu hao nhanh chóng, song người màu xám trước mặt không hề có dấu hiệu mệt mỏi.

Nương theo lần giao đấu Trùng Quyền tiếp theo, gã kéo giãn khoảng cách cùng người màu xám, thu được cơ hội hít thở lấy hơi quý báu.

Đánh thế nào đây?

Đường Thiên đã sớm vứt câu hỏi “người màu xám này rốt cuộc là thứ quái gì” lên chín tầng mây, giờ đầu óc hắn phủ đầy một câu hỏi duy nhất, làm sao đánh bại được tên chết tiệt trước mặt này?

Người màu xám không hề tiến tới, chỉ dùng ánh mắt lạnh lẽo nhìn Đường Thiên. Người màu xám không hề có vẻ mệt mỏi, toàn thân không một kẽ hở, quả không chê vào đâu được.

Đánh bại hắn…

Chỉ cần đánh bại hắn là có thể biết được bí mật của tấm thẻ đồng…

Trong lòng như có một âm thanh vang lên không ngừng, nắm đấm của Đường Thiên không tự chủ xiết chặt lại, gã bỗng ngẩng đầu lên, ánh mắt sắc bén như đao.

Năm năm, đã năm năm ròng, năm năm khổ luyện, chẳng phải vì bí mật của tấm thẻ đồng sao?

Bí mật đó giờ ngay trước mắt… Chỉ cần đánh bại hắn…

Dường như phát hiện biến đổi của Đường Thiên, người màu xám lộ vẻ đè phòng.

Đánh bại hắn!

Nắm tay vừa hơi buông lỏng lại lập tức xiết chặt lại, đôi chân phát lực không một dấu hiệu báo trước, thân hình lại như tia chớp lao về phía người màu xám.

Người màu xám vẫn bình tĩnh không hề e sợ, cũng lập tức tiến tới nghênh chiến. Đọc Truyện Online Tại http://truyenfull.vn

[Trùng Quyền] đấu [Trùng Quyền]…

Hai bên lại bắt đầu lượt giao đấu tiếp theo, không có nhiều kỹ xảo, chiêu thức hai bên đều dùng thẳng thắn dứt khoát, dùng nhanh đấu nhanh. Thái độ của Đường Thiên đã thay đổi, chủ động tấn công, toàn thân gã như tràn ngập lực lượng.

Dùng nhanh đánh nhau, dùng trọng quyền đấu trọng quyền, trong con mắt của thiếu niên bỗng nổi lên một áng lửa.

Bỗng nhiên, ánh lửa lấp loáng.

Sát chiêu, [Phản Quyền Sát].

Đường Thiên nhảy vọt lên giữa không trung, thân thể xoay thành một góc độ quỷ dị, xuất quyền như bùng nổ, lực lượng trong khoảng khắc này cũng bùng phát.

Gần như cùng lúc, người màu xám cũng nhảy lên, một chiêu [Phản Quyền Sát] hoàn toàn tương tự.

Hai nắm đấm đầy lực lượng như hai viên sao chổi ầm ầm lao vào nhau, chỉ một chút nữa là va chạm…

Quả nhiên… Đúng như mình nghĩ…

Khóe miệng Đường Thiên bỗng cong lên thành một nụ cười, gian kế đã thành.

Quả nhiên là vậy…

Ngay trước khi hai nắm đấm va chạm, Đường Thiên bỗng chếc nắm đấm đi, đột ngột hóa quyền thành chưởng nắm lấy nắm đấm của người màu xám, cánh tay phải đột nhiên trở nên mềm dẻo, như một ngọn dây leo, quấn lấy nắm đấm của người màu xám.

Tốc độ lao tới của hai bên cực nhanh, lực lượng xông tới cũng rất mạnh, chiêu triền và dẫn này của Đường Thiên khiến cả hai bên đều mất thăng bằng giữa không trung.

Thân thể Đường Thiên mất đi thăng bằng, song gã đã sớm chuẩn bị, trong tiếng hít thở lặng lẽ, bàn tay quấn lấy người màu xám không hề buông lỏng, lực eo cường đại đột nhiên bùng phát.

Dùng thân thể làm trục, người màu xám như một cái bao cát bị Đường Thiên vung lên.

“A a a a!”

Khuôn mặt Đường Thiên lộ vẻ dữ tợn, miệng rít lên như dã thú, dồn hết lực lượng toàn thân, đập mạnh người màu xám đang cầm trên tay xuống mặt đất.

Ầm!

Mặt đất chấn động, bụi bặm bay đầy trời.

Thân thể Đường Thiên vẫn đang ở giữa không trung, mượn lực lượng truyền lại từ cánh tay, thăng bằng lại thân thể. Lúc này gã nhìn từ cao xuống, thân thể cũng nhanh chóng hạ thấp. Đường Thiên không hề suy nghĩ, buông cánh tay ra, nương theo lực rơi, cong khuỷu tay thành chùy, hung ác nện mạnh lên bụng người màu xám.

Thể thể người màu xám cong lên như con tôm.

Lĩnh ngộ sát chiêu [Triền Trửu Sát]!

Đường Thiên trong mắt tràn ngập biển lửa, hoàn toàn không chú ý tới hàng chữ vừa xuất hiện trên cửa, gã cũng hoàn toàn không có ý hòa hoãn lại, xoay ngừoi đang định ra tay tiếp.

Bùng!

Người màu xám trên mặt đất hóa thành một luồng khói xám, biến mất không còn tăm hơi.

Hả?

Đường Thiên đang trong cơn điên đưa mắt nhìn khắp bốn phương, dáng vẻ như có lật tung ba tấc đất cũng phải tìm cho ra. Song tìm khắp nửa ngày, người màu xám không hề xuất hiện. Ánh lửa trong mắt Đường Thiên dần rút đi, gã nhanh chóng tìm lại được người màu xám trong cánh cửa ánh sáng thập tự. Lúc này người màu xám như một bức tượng điêu khắc, không hề nhúc nhích.

“Dám đấu với ta, đánh ngươi dán luôn lên cái cửa này!” Đường Thiên hung hăng mắng một câu.

Song ngay lúc này, hình chữ thập giữa không trung lại như một cánh cửa, từ từ mở ra.

Nam Thập Tự – Du Học Trung Quốc 2023

Chòm sao Nam Thập Tự (南十字) (hay Nam Tào , Chữ Thập Phương Nam , Nam Thập , tiếng Latinh : Crux , ngược lại với Bắc Thập hay Thiên Nga ) gồm 4 ngôi sao khá sáng xếp thành hình chữ thập. Chòm sao Nam Thập ở vào khoảng giữa chòm sao Bán Nhân Mã (Centaurus) và Thương Dăng (Musca), là những ngôi sao sáng và rõ, cho nên chòm Nam Thập rất dễ nhận diện. Tuy là nhỏ nhất trong số 88 chòm sao hiện đại, tuy nhiên nó lại là một trong những chòm sao nổi tiếng nhất. Bao quanh ba phía của nó là chòm sao Bán Nhân Mã (Centaurus) và ở phía nam của nó là chòm sao ( Thương Dăng (Musca-tức Con Ruồi ). Nó là chòm sao sáng nhất trên bầu trời, với độ sáng tổng thể là 29,218. Vì vị trí của Việt Nam nằm ở Bắc Bán Cầu nên người ta chỉ có thể thấy chòm sao Nam Thập vào chập tối trong khoảng tháng 5 đến tháng 7 hàng năm.

Do thiếu vắng một ngôi sao Nam Cực có độ sáng đáng kể trên bầu trời phía nam (sao Sigma Octantis gần cực Nam nhất, nhưng nó quá mờ để có thể trở thành có ích cho con người định hướng), hai trong số các ngôi sao của chòm Nam Thập (Alpha và Gamma, hay Acrux và Gacrux) nói chung được sử dụng để định hướng cực nam địa lý. Kéo dài đường thẳng được tạo ra từ hai ngôi sao này khoảng 4,5 lần khoảng cách giữa chúng sẽ tới điểm sát với Nam cực của bầu trời.

Ngoài ra, nếu dựng một đường trung trực tạo ra bởi Alpha Centauri và Beta Centauri, thì điểm giao nhau của đường nói trên và đường này sẽ là điểm đánh dấu Nam cực của bầu trời. Trái với suy nghĩ của nhiều người, vị trí của chòm sao này không phải là đối diện với chòm sao Đại Hùng qua tâm Trái Đất. Trên thực tế, ở vùng nhiệt đới cả hai chòm sao Nam Thập (thấp ở phía nam) và Đại Hùng (thấp ở phía bắc) có thể cùng xuất hiện trên bầu trời từ tháng Tư cho đến tháng Sáu. Vị trí của chòm sao này chính xác là đối diện với vị trí của chòm sao Tiên Hậu (Cassiopeia) trên bầu trời, và vì thế chúng không thể cùng xuất hiện trên bầu trời trong cùng một thời gian. Đối với các khu vực nằm về phía nam của 34° vĩ nam thì Nam Thập luôn luôn ở trên bầu trời suốt cả đêm.

Trong chiêm tinh học của người Hindu cổ đại, cái được nói đến như là ‘trishanku’ chính là chòm sao ‘Nam Thập’ hiện đại.

Chòm Sao (Nakshatra) &Amp; Nhị Thập Bát Tú Của Vedic

Lời mở đầu về các chòm sao & ý nghĩa từ Nakshatra

Thành thực mà nói không ngôn từ nào đủ ngắn ngọn xúc tích diễn tả toàn bộ vẻ đẹp tuyệt vời của Nakshatra trên trang giấy. Vậy nên mãi tới tận bây giờ viết rồi xoá , xoá rồi lại viết vẫn không thể có được một lời mở đầu thích hợp. Thôi thì đành t ạm trích lời của Giáo Sư David Frawley về Nakshatra vậy:

“Những Chòm Sao Vệ Đà xuất hiện từ trong chính sự Nhận thức của Vũ trụ. Nơi mà nó lưu trữ tất cả những quả ngọt của sự sinh tồn, lao động, và nhân nghiệp quả của chúng ta , được ghi chép lại, di dời và cất cẩn thận vào đó. Nakshatra chính là những dinh thự của các Đấng Sáng Tạo, của những sức mạnh vũ trụ, của những hành tinh và của những nhà hiền triết đã bước tới đoạn viên mãn. Chúng vừa có khả năng miêu tả những sự thật trần trụi đen tối nhất, lại vừa có thể là 1 lực lượng chống đối lại thần thánh, giống như vài hành tinh nổi tiếng mang tới bất hạnh như Thổ tinh.”

Bởi vì nó sinh ra từ sự nhận thức của Vũ trụ, “Nakshatra không đơn thuần là 1 bản văn cổ do các hiền triết soạn ra. Mà nó chính là kiến thức đến từ nguồn năng lượng gốc của Vũ trụ, được sống và tồn tại với 1 sự giác ngộ rất minh mẫn.”

“Naksha” – nghĩa là tiến lại gần. “Tra” nghĩa là giữ gìn bảo tồn. Nghĩa gốc trích từ “kshar” tức là bị dao động, với tiền tố “Na” đứng trước nghĩa là “Không”

Dr Pai đã viết: “Chúng không thể dao động, không thể di dời (‘na ksharati iti nakshatram’) – và càng không bị huỷ diệt. Sự vĩ đại của nó sẽ không bao giờ phai mờ theo tháng năm. Vì thế giải nghĩa từ “Nakshatra” chính là “Những chân lý không bao giờ suy tàn”.

Ngoài ra, Dr Pai còn giải thích thêm: “Naks” nghĩa là bầu trời. “Shetra” là vùng miền. Vì thế Nakshatra còn có nghĩa là bản đồ của bầu trời. Trong đó “Tara” là các vì sao, “Naksha” là Bản đồ, nên ta có thể hiểu theo nghĩa: “Bản đồ các vì sao”.

Nhưng dù có nghĩa thế nào, cũng đúc kết lại vẻ đẹp của Nakshatra dưới lời cô Komila:

“Các Chòm sao (Nakshatra) chính là thần hộ mệnh của tâm hồn mà đã đồng hành cùng con người trải qua nhiều kiếp sống, để mang kiến thức thiêng liêng từ nguồn Vũ trụ xuống trần gian”.

Vượt qua khỏi ranh giới của cung hoàng đạo, đó là cả một dãy thiên hà ghi lại từng chân lý mà người cổ xưa đã dày công để lại. Chúng là bằng chứng của sự tồn tại của thế giới ngày nay. Là bánh xe để điều hành các Rashi (cung hoàng đạo). Được phân chia thành 27 khoảng theo chu kì âm lịch của Mặt trăng, và là kịch bản được giao phó cho NavaGraha (sứ giả truyền tin – 9 hành tinh).

Nakshatra được chia theo vòng tuần hoàn tròn-khuyết-rồi lặn của Mặt trăng, cũng như nói lên rằng: “Mặt trăng mới chính là hành tinh then chốt và quan trọng nhất để miêu tả chúng ta thực sự là ai”. Con người đến từ tâm trí, không đến từ tâm hồn hay cái tôi. Để biết bạn là người thế nào, hãy nhìn vào chòm sao (Nakshatra) Mặt trăng của bạn là gì.

Vì thế, những ai muốn tiến dần tới sự thật và tinh hoa của chiêm tinh Ấn Độ, chúng ta nhất định phải học về 27 chòm sao và cách sử dụng nó vào lá số thay cho 12 cung hoàng đạo.

Nakshatra là gì & cách phân chia 27 chòm sao (Nakshatra) của Ấn Độ

Nakshatra (Chòm sao) – là một nhóm sao kết nối thành một hình ảnh tưởng tượng hoặc 1 biểu tượng mẫu trên quả cầu thiên thể, thường đại diện bởi 1 con vật, 1 nhân vật trong thần thoại hoặc những đồ vật vô tri vô giác.

Các chòm sao ghi lại những dữ liệu và kiến thức giúp chúng ta hiểu rõ về bản thân ta theo một chiều sâu hơn. Nakshatra không chỉ cung cấp sự hiểu thấu cặn kẽ vấn đề tâm hồn, mà nó còn cung cấp những sự kiện sẽ xảy ra xung quanh ta, đồng thời giải thích vì sao chúng ta gặp điều đó. Ở cấp thấp, Nakshatra là công cụ để chúng ta sử dụng cho mục đích phát triển tiềm năng còn ẩn bên trong thân thể như thoả mãn nhu cầu tài sản, quyền lực, sức khoẻ, và mưu cầu hạnh phúc của chúng ta.

Các chòm sao là các bánh xe nâng đỡ 12 cung hoàng đạo. Giống như 1 tầng tiếp theo sâu hơn miêu tả vì sao chúng ta cùng cung nhưng có tính tình khác nhau.

1 cung hoàng đạo 30 độ, thì sẽ chia thành 3 khoảng toạ độ để diễn tả cụ thể hơn từ trái tim, quả thận của bạn, đến chiếc xe bạn sử dụng, kể cả làn da và đôi mắt sẽ như thế nào, từ cuộc sống thường nhật của bạn có những chi tiết nào, màu gì, hình dang gì, cũng như cá tính đặc trưng v…v của bạn. Vì vậy, các Nakshatra luôn sống trong sự “tỉnh thức” còn chúng ta thì không (bởi vì 99% chúng ta đều không thể nhớ hoặc để ý từng chi tiết nhỏ).

Cái hay của các chòm sao Nakshatra Ấn Độ chính là mỗi 1 Nakshatra đều miêu tả cá tính của nó thông qua những câu chuyện của các thần trong bộ kinh Vệ Đà và không có đúc kết gì cả (ai hiểu sao thì hiểu). Chúng trung tính nên không có tính cách rõ ràng. Điều này khác với 12 cung hoàng đạo đó là nó có thể thay đổi dưới con mắt chủ quan của mỗi người. Và vì Nakshatra được thông qua những câu chuyện, những câu chuyện đó cũng sẽ thể hiện ngay trong lá số của người đó luôn. Giống như 1 vở kịch đã được sắp đặt sẵn, những gì vị thần đó trải qua đều được tái hiện lại ở ngoài đời thực.

Nakshatra thứ 28 – mảnh ghép cuối cùng hoàn thiện “Nhị Thập Bát Tú” của Vedic.

Nếu bạn hay lên mạng tìm hiểu Vedic, chắc hẳn bạn sẽ thường thấy chỉ có sự tồn tại của 27 Chòm Sao mà có khi không hề biết đến Chòm Sao cuối cùng này. Thế nhưng, rất nhiều bậc thầy chiêm tinh Ấn Độ đã nhấn mạnh tầm quan trọng của nó có sự ảnh hưởng cực kì to lớn đến sự phát triển tâm hồn của một lá số rất nhiều.

Có thể nói, chòm sao thứ 28 này đánh dấu then chốt kết quả cuối cùng mà các Nakshatra luôn hướng về. Nó là cầu nối của các Nakshatra quy tụ về 1 điểm: đó chính là chiến thắng khải hoàn.

Cấu trúc & Nguyên lý của 27 chòm sao Nakshatra

Trong cuốn Vedanta Jyotish, Dr Mishra có đề cập tới vấn đề ban đầu, bầu trời chia thành 28 đoạn có kích thước bằng nhau, nhưng sau đó, các nhà hiền triết đã rút lại 27 đoạn bằng nhau và lấy tên của 1 vị thần làm tên cho 1 khung đoạn Nakshatra đó, như vậy Chòm Sao thứ 28 sẽ là Nakshatra được chồng ghép lên ranh giới của 2 Nakshatra và nó sẽ ngắn hơn, không có vị thần nào đứng ra chủ quản, họ đặt Chòm sao này là Chòm sao nằm ở viền ngoài hệ thống Tinh Tú.

Khung đoạn này được tính dựa vào chu kì của Mặt trăng, họ nhận ra rằng cứ hễ 13º20′, Mặt trăng lại dịch chuyển sang 1 chòm sao mới. Vì vậy:

Trong đó Nakshatra thứ 28 tên Ahbijit = 4º13′20″, nằm giữa khung đoạn của 2 chòm sao Uttara Asadha pada 4 và Sharavana Pada 1 (cung Ma Kết).

Những Nakshatra được chia ra làm 3 chu kì của 9 (navagraha), tức là được xếp vào chu trình vòng lặp 9 hành tinh xếp theo thứ tự sau đây:

Kế Đô chủ nhiệm gồm 3 Nakshatra khởi đầu hoàng đạo, nằm ở cung Lửa.

Kim Tinh chủ nhiệm 3 Nakshatra tiếp theo 3 Nakshatra Kế Đô.

Mặt trời chủ nhiệm 3 Nakshatra kế 3 Nakshatra Kim Tinh

Mặt trăng chủ nhiệm 3 Nakshatra kế 3 Nakshatra Mặt trời

Hoả Tinh chủ nhiệm 3 Nakshatra kế 3 Nakshatra Mặt trăng

La hầu chủ nhiệm 3 Nakshatra kế 3 Nakshatra Hoả Tinh

Mộc Tinh chủ nhiệm 3 Nakshatra kế 3 Nakshatra La hầu

Thổ Tinh chủ nhiệm 3 Nakshatra kế 3 Nakshatra Mộc Tinh

Thuỷ Tinh chủ nhiệm 3 Nakshatra cuối cùng, kết thúc chu trình 1 kỉ nguyên (Yuk), nằm ở cung Nước.

Nếu bạn đã đọc bài Đại Vận là gì? Thì bạn sẽ nhận ra ngay thứ tự trên cũng chính là 120 năm đời người chia theo Đại Vận Vimshottari.

Sau đó, mỗi 1 Nakshatra sẽ chia ra làm 4 phân đoạn nhỏ nữa, đặt tên là Pada.

Tất cả những Nakshatra đều có 1 vị thần hộ mệnh đứng tên duy chỉ có Nakshatra thứ 28 – Abhijit là không phụ thuộc vào bất cứ vị thần nào cả (bá đạo quá mà).

Pada nghĩa là “Bước chân”. Nó diễn tả từng giai đoạn phát triển của 1 Chòm Sao, từ khai sinh đến khi mục rữa và chuyển mình sang 1 Chòm Sao khác (giống với dao động của Soma – Mặt Trăng). Mỗi 1 Pada đều ứng với 1 mục đích sống của tâm hồn đó, từ đó kết nối và triển khai ở mức độ sâu hơn, cụ thể hơn cho cuộc đời của người đó.

Mỗi 1 Nakshatra sẽ luôn được chia ra làm 4 pada tức 4 giai đoạn phát triển của Nakshatra đó. Mỗi pada này sẽ trở thành 1 cung hoàng đạo mới diễn tả sự chuyển mình. Như vậy, 2 người ở cùng 1 Chòm Sao sẽ không thể giống nhau được vì khác pada. Tức là họ có thể xuất phát cùng 1 nơi, nhưng số phận đưa đẩy họ trở thành 2 người khác nhau. Cái Pada kể cho bạn nghe chính là quá trình chuyển hoá đó.

Để tránh hiểu lầm, Pada không có chủ quản.

VD như: Pada 3 Dhanishta sẽ chuyển qua Xử Nữ. Như vậy có phải pada 3 cũng có chủ quản bởi Thuỷ Tinh (Xử Nữ thuộc sở hữu Thuỷ Tinh)? Câu trả lời là không.

Bước vào pada rồi, nó sẽ mở ra những giải nghĩa chính xác (1 cách đáng sợ) lý do vì sao bạn sinh ra ở pada đó mà không phải pada khác, các điểm Nhân Quả, và những nhân nghiệp quả kiếp trước, v…v.

Thần thoại về nguồn gốc 27 chòm sao của Dinh Thự Mặt trăng

Tương truyền, các chòm sao nguyên bản chính là 28 người vợ của Thần Mặt trăng (Soma). Những bà vợ này thực ra đều là con ruột của Daksha Prajapati (Vua cai quản Trái Đất, con của Thánh Brahma). Tức 28 bà vợ này là chị em ruột với nhau cùng lấy 1 chồng. Daksha vì thương tất cả các con nên đã ra một yêu cầu với Soma là ông chỉ cho phép Soma cưới các con gái mình với điều kiện Soma phải đối xử công bằng với mỗi người bằng cách chia đều tình yêu thương cho mỗi người, mỗi ngày phải sống với 1 người. Soma đồng ý.

Thế nhưng, ngay sau đó, Soma nhanh chóng sủng Rohini và công khai thiên vị Rohini nhiều hơn mà bỏ bê những người khác. Thế là 27 bà vợ còn lại ghen tuông. Họ than phiền với cha mình. Daksha vô cùng tức giận vì Soma không giữ lời hứa, bèn nguyền rủa Soma sẽ dần dần chết mòn. Những bà vợ nhận ra sai lầm của mình bèn cầu xin cha tha thứ, nhưng lời nguyền đã được tung ra rồi, Daksha không cách nào thu hồi được.

Soma bèn cầu cứu thánh Shiva, thế là Shiva bèn ban thêm 1 phước lành cứu chữa rằng khi Soma dần chết đi, cứ cách 1 ngày thì sẽ sống lại chỉ khi Soma phải thực hiện đúng cam kết với Daksha lúc đầu.

Nó giải thích vì sao Mặt trăng luôn đi từ trăng tròn tới khuyết, và rồi trở thành trăng non khi bước sang một Chòm sao mới, và cứ thế duy trì hình dáng tròn, rồi khuyết và đi sang một Chòm Sao và tiếp tục như vậy.

Đồng thời nó cũng nói lên Mặt trăng vượng ở Rohini.

Tên 28 Chòm sao

1. Ashwini (0º – 13º 20′ 2. Bharani (13-20′ – 26-40′Bạch Dương) 8. Pushya ( 3°20′ -16°40′ Cự Giải) 17. Anuradha (3°20′ – 16°40′ Bọ Cạp) 18. Jyestha (16°40′ – 30 Bọ Cạp) Bạch Dương)

Cập nhật thông tin chi tiết về Ngôi Sao Acrux Của Chòm Sao Nam Thập Tự trên website Getset.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!