Bạn đang xem bài viết Nghệ Thuật Múa Sư Tử Mèo Của Dân Tộc Nùng được cập nhật mới nhất trên website Getset.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Điệu múa sư tử mèo do đồng bào dân tộc Nùng đến từ bản Tình Slung, xã Gia Cát, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn biểu diễn. Múa sư tử mèo là một trong những điệu múa truyền thống không thể thiếu của đồng bào dân tộc Nùng ở Lạng Sơn vào các dịp như: Tết Nguyên đán, hội Lồng Tồng, Trung thu, lễ vào nhà mới…
Múa sư tử mèo thể hiện tinh thần thượng võ của người miền núi, là biểu tượng của sự may mắn, hạnh phúc trong cuộc sống. Người Nùng quan niệm múa sư tử mèo để xua đi những điều xấu nên khuôn mặt mèo càng dữ tợn càng tốt, điệu võ càng mạnh mẽ càng hay.
Người múa sư tử mèo sẽ điều khiển một chiếc đầu có hình dáng gần giống đầu sư tử nhưng mặt nạ có khuôn mặt của con mèo. Đặc biệt, đầu sư tử được người dân tự làm bằng nguyên liệu sẵn có, kết hợp với nhiều màu sắc sặc sỡ như: Đỏ, đen, vàng hay xanh đậm… Múa sư tử mèo sử dụng những đạo cụ như: Mặt báo đông, mặt nả lình (còn gọi là mặt khỉ); chiêng (là), chũm chọe (xụp xè, xấp xóa, nghé xả); đinh ba chạc (sam xa), gậy, đoản đao (pàn tao), kiếm, dao nhọn…
Múa sư tử mèo có các động tác cơ bản là xuống tấn, đi đường, múa chào, kính bái các miếu, các gian thờ. Múa trong ngày hội thì có thêm múa võ, múa đao kiếm, đinh ba, gậy đôi, tẳng giảo (một loại binh khí của người Nùng). Tùy vào không gian, địa điểm, mục đích, yêu cầu múa sư tử mèo có nhiều nghi thức, điệu múa và các trò diễn cho phù hợp như: Múa chào thần thánh; múa chúc mừng năm mới các nhà trong làng (pai hờn, pái lờn); múa đi đường, múa tại hội lồng tồng… và các trò diễn. Múa sư tử mèo của dân tộc Tày, Nùng Lạng Sơn được công nhận là loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian mang tầm cỡ quốc gia.
Điệu múa sư tử mèo được các chàng trai dân tộc Nùng biểu diễn tại không gian “Chợ phiên vùng cao xứ Lạng” thể hiện tinh thần thượng võ của người Nùng, là dịp du khách được chiêm ngưỡng điệu múa độc đáo, hấp dẫn, lạ mắt cùng với những động tác múa võ vừa nhanh, vừa uyển chuyển kết hợp với tiếng trống, tiếng chiêng rộn ràng, tạo không gian sôi nổi, náo nhiệt tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Hải Yến
Độc Đáo Điệu Múa Sư Tử Mèo Của Người Tày, Nùng
Ðây là một loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống được biểu diễn trong các dịp lễ, tết của người Tày, Nùng. Theo quan niệm của họ, sư tử là tượng trưng cho sự thịnh vượng, sư tử đi đến đâu là mang theo hạnh phúc, no đủ và niềm vui đến đó. Người Tày, Nùng cho rằng, múa sư tử mèo để xua đi những điều xấu, do vậy khuôn mặt mèo càng dữ tợn càng tốt, điệu võ càng mạnh mẽ càng hấp dẫn. Nếu thiếu điệu múa sư tử mèo là thiếu đi một phần linh hồn của ngày hội và màu sắc rực rỡ của ngày xuân.
Ðể múa sư tử mèo, người múa phải điều khiển một chiếc đầu có hình dáng gần giống đầu sư tử, nhưng có khuôn mặt của con mèo. Ðể làm được đầu sư tử mèo bền đẹp, bắt mắt phải mất hơn 1 tuần. Nghệ nhân phải tìm chọn loại đất lấy ở giữa dòng sông, suối, sau đó được đem giã nhuyễn, cho nước quánh mịn. Ðầu sư tử phải được nặn giống nguyên mẫu, dáng hình phong phú, đẹp. Nặn xong hình mặt thì đem phơi, cho đất sét khô lại rồi dán giấy bồi, sau đó là công đoạn sơn vẽ các màu, tạo nên hình thù, gương mặt mèo hợp lý, bắt mắt. Cuối cùng là gắn các mảnh vải nhiều màu sắc, bông, lông vào đầu và tạo đuôi sư tử mèo.
Đầu sư tử mèo hoàn chỉnh có hình tròn giống chiếc nón vành rộng, đường kính khoảng 60 cm, có mắt mũi to, mồm rộng, tai nhỏ, lông mày, 3 chiếc sừng, lưỡi và râu mép trông dữ tợn. Thân sư tử mèo rộng khoảng 1 m, dài 2 m được may vá với nhiều màu sắc sặc sỡ. Phía trong đầu có 2 thanh ngang bằng gỗ để làm tay cầm khi múa. Mỗi con sư tử mèo có khuôn mặt, sắc thái riêng, không con nào giống con nào.
Múa sư tử mèo có các động tác cơ bản là xuống tấn, đi đường, múa chào, kính bái các miếu, các gian thờ cúng. Trong bài múa sư tử mèo, không thể thiếu phần biểu diễn các động tác võ thuật như các bài quyền, kiếm, binh khí thể hiện sức mạnh, sự dẻo dai của con người.
Những người có kinh nghiệm từ 10 năm trở lên mới được múa đầu sư tử mèo đen (sư tử có uy thế trong đội múa). Đây phải là người rất sành sỏi, giỏi giang, có thể biết người nào múa sai để chỉnh đốn. Vào những ngày hội lớn hay công việc hệ trọng của địa phương mới được múa sư tử mèo đầu đen, trước đó phải làm lễ cẩn thận, theo đúng cách thức truyền thống. Thông thường một đội múa sư tử mèo ít nhất phải có 8 người, càng nhiều người múa thì càng hay, mỗi con sử tử mèo chỉ được một người múa.
Cũng như múa sư tử của các dân tộc khác, múa sư tử mèo của người Tày, Nùng không tách rời khỏi nhạc và trò diễn; dàn nhạc phải đủ trống, chiêng, chũm chọe, thanh la. Trong đội múa sư tử mèo, dẫn đầu thường là những thanh niên khỏe mạnh, mặc sắc phục truyền thống, mang gậy đôi, kiếm, tẳng giảo (binh khí của người Nùng)…, thể hiện các thế võ mạnh mẽ, dứt khoát.
Với những giá trị văn hóa truyền thống đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận Múa sư tử mèo của người Tày, Nùng là loại hình Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2017. Tuy nhiên hiện nay, được biết trên địa bàn tỉnh không còn nghệ nhân biết làm đầu sư tử mèo, có rất ít các nghệ nhân biết múa sư tử mèo và chỉ còn vài hộ còn gìn giữ được sư tử mèo. Trong khi đó, nhu cầu thưởng thức, sử dụng sư tử mèo trong các lễ hội của người dân lại rất cao. Người Tày, Nùng ở Đắk Nông phải đặt mua sư tử mèo ở các tỉnh phía Bắc mang vào để sử dụng, lưu giữ cẩn thận.
Bởi vậy, để bảo tồn và phát huy hơn nữa các giá trị di sản văn hóa phi vật thể của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn tỉnh, công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các tầng lớp Nhân dân cần tăng cường hơn nữa. Tỉnh, ngành chức năng cần quan tâm, nghiên cứu đào tạo thế hệ trẻ biết chế tạo, múa sư tử mèo. Qua đó góp phần gìn giữ, phát huy và quảng bá loại hình di sản văn hóa truyền thống này; tạo nên sự đa dạng, phong phú trong kho tàng văn hóa dân gian trên địa bàn tỉnh./.
Nguồn: TCDL
Độc Đáo Múa Sư Tử Mèo Xứ Lạng
Theo ông Nhân, học múa sư tử mèo không khó, quan trọng người múa phải nhanh nhẹn, có đủ sức khỏe để biểu diễn những động tác nhào lộn, nhảy cao, trồng cây chuối… Vào dịp Tết Nguyên đán, đội múa sư tử mèo đi từng nhà trong bản để cầu cho gia chủ sức khỏe, năm mới ăn nên làm ra. Đồng bào Tày, Nùng quan niệm năm mới sư tử mèo đi đến đâu là mang theo hạnh phúc, no đủ và niềm vui đến đó. Hội Lồng tồng cũng không thể thiếu màn múa sư tử mèo.
Cũng giống như múa sư tử của các dân tộc khác, múa sư tử mèo không tách rời khỏi nhạc và trò diễn. Người múa sư tử mèo sẽ điều khiển một chiếc đầu có hình dáng gần giống đầu sư tử thông thường nhưng mặt nạ có khuôn mặt của con mèo. Khuôn mặt mỗi con sư tử đều mang một sắc thái riêng. Đặc biệt, đầu sư tử được người dân tự làm bằng nguyên liệu sẵn có và trang hoàng bằng những màu sắc rất sặc sỡ.
Để chuẩn bị cho phần múa sư tử mèo, người múa phải chuẩn bị những đạo cụ như: mặt báo đông, mặt nả lình (còn gọi là mặt khỉ); chiêng (là), chũm chọe (xụp xè, xấp xóa, nghé xả); đinh ba chạc (sam xa), gậy, đoản đao (pàn tao), kiếm, dao nhọn… Tùy vào không gian, địa điểm, mục đích, yêu cầu múa sư tử mèo có nhiều nghi thức, điệu múa và các trò diễn cho phù hợp như: múa chào thần thánh; múa chúc mừng năm mới các nhà trong làng (pai hờn, pái lờn); múa đi đường, múa tại hội lồng tồng… và các trò diễn như: báo đông, trò vui của khỉ, múa võ (oóc quyền)…
Ông Hứa Xuân Dương, Chủ tịch UBND xã Hải Yến cho biết: Hiện nay, 7 thôn trong xã đều có đội múa sư tử với 12 đầu lân và gần 200 thành viên tham gia. Người dân ở mọi độ tuổi đều đam mê múa sư tử mèo. Mỗi hộ gia đình tự nguyện đóng góp từ 10 đến 50 ngàn đồng/năm cho các đội múa sư tử luyện tập và biểu diễn.
Ông Nguyễn Phúc Hà, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh cho biết: Múa sư tử mèo là một hình thức sinh hoạt văn hoá đặc sắc của các dân tộc Tày, Nùng trong tỉnh. Thời gian tới, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục tuyên truyền vận động nhân dân gìn giữ giá trị của loại hình nghệ thuật tổng hợp này. Đồng thời nghiên cứu, sưu tầm tư liệu, lập hồ sơ trình lên cấp trên đề nghị xếp hạng đối với loại hình múa sư tử của dân tộc Tày, Nùng. Qua đó, nhằm đưa loại hình này trở thành một sản phẩm văn hóa du lịch hấp dẫn riêng có của xứ Lạng, góp phần làm phong phú thêm hành trình thăm quan, khám phá, trải nghiệm của du khách thăm quan du lịch trong và ngoài tỉnh Lạng Sơn.
Điệu múa sư tử mèo của dân tộc Tày, Nùng được hình thành từ rất lâu đời và thường được biểu diễn vào các dịp lễ hội mừng Xuân, Tết Trung thu, ngày hội xuống đồng. Với quan niệm sự xuất hiện của sư tử là điềm lành, múa sư tử được đồng bào ưa thích vì nhiều vũ điệu khỏe khoắn, phù hợp tinh thần thượng võ của người miền núi. Người dân quan niệm múa sư tử sẽ xua đuổi được tà ma, làm ăn thuận lợi, mùa màng bội thu.
MINH HỒNG
Múa Sư Tử Trung Thu 0972263280
Sư tử được du nhập vào Trung Quốc thông qua giao lưu văn hóa và buôn bán với Tây vực. Sư tử được người Trung Quốc gọi là “bách thú chi vương” nghĩa là chúa tể trong muôn loài. Sư tử xuất hiện trong kiến trúc, điêu khắc, hội họa và những loại hình nghệ thuật khác,…. Đó là những tác nhân ban đầu xuất hiện điệu múa sư tử và múa sư tử trung thu.
Sau đó múa sư tử được du nhập vào nhiều quốc gia khác nhau trong đó có Việt Nam. Loại hình múa sư tử không chỉ xuất hiện trong các dịp lễ Tết, trung thu. Nay còn xuất hiện trong những dịp khai trương, khánh thành, mừng thọ,…. Trong đó múa sư tử trung thu được xem là loại hình nghệ thuật không thể thiếu vào mỗi dịp Trung thu.
Múa sư tử trung thu là một nghệ thuật biểu diễn dân gian mô phỏng động các tác của sư tử được biểu diễn vào các dịp Trung Thu hằng năm. Múa sư tử là sự kết hợp vũ đạo với võ thuật và âm nhạc. Nhiều người khó phân biệt giữa múa múa sư tử trung thu và múa lân trung thu. Thật ra múa sư tử khác múa lân về cách múa lẫn tiếng trống. Trống trong múa sư tử được đánh theo nhịp khác với múa Lân, người ta gọi nhịp trống trong múa Sư là nhịp trống Bắc Kinh.
Múa sư tử trung thu mang ý nghĩa đem lại tiếng cười, sự vui vẻ và bình an cho mọi người. Ngoài ra loại hình này còn mang ý nghĩa xua tan những điều xấu đồng thời cũng đem lại sự may mắn cũng như sức khỏe cho gia chủ.
Với kinh nghiệm hơn 10 năm lưu diễn ở những tỉnh thành khác nhau – Múa Lân Sư Rồng Hùng Anh Đường hay Công ty TNHH TM DV NGHỆ THUẬT HÙNG ANH cung cấp dịch vụ múa sư tử trung thu vào các dịp Trung Thu hằng năm. Chúng tôi cam kết sẽ mang lại cho quý khách hàng những bài diễn chuyên nghiệp và ấn tượng nhất.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được sự phục vụ tốt nhất:
Công ty TNHH TM DV Nghệ Thuật Hùng Anh Đoàn Võ Thuật Lân Sư Rồng Hùng Anh Đường. Địa chỉ: Số 39, Tổ dân phố Ngọa Long, Phường Minh Khai, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. SĐT: 0972 263 280 Email: HungAnhDuong.HN@gmail.com Website:
http://sukienhunganh.com/
http://thuemualansurong.com/
THUÊ MÚA LÂN, DỊCH VỤ MÚA LÂN, MÚA LÂN HAY, MÚA LÂN GIÁ RẺ. MÚA LÂN KHAI TRƯƠNG, MÚA LÂN HÀ NỘI, THUÊ ĐỘI MÚA LÂN. THUÊ MÚA LÂN GIÁ RẺ, CHO THUÊ MÚA LÂN, MÚA LÂN TẾT. MÚA LÂN ĐẸP, MÚA LÂN SƯ RỒNG, MÚA LÂN SƯ TỬ. ĐỘI MÚA LÂN, MÚA LÂN TRUNG THU, MÚA LÂN MÚA RỒNG. THUÊ MÚA LÂN KHAI TRƯƠNG, THUÊ TRỐNG HỘI. THUÊ MÚA RỒNG, MÚA LÂN ÔNG ĐỊA, MÚA SƯ TỬ TRUNG THU
Cập nhật thông tin chi tiết về Nghệ Thuật Múa Sư Tử Mèo Của Dân Tộc Nùng trên website Getset.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!