Bạn đang xem bài viết Hãy Từ Bi Hỷ Xả Nhưng Xin Đừng Chìm Trong Vô Minh được cập nhật mới nhất trên website Getset.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Đó là quan điểm của Phật giáo về cuộc sống hàng ngày.
Trích trong Tinh hoa Phật học của TS Huệ Dân: “Đạo Phật là nguồn sống, xây dựng trên căn bản của “Từ Bi” và “Trí Tuệ”, qua những mối tương quan giữa sự vật hiện hữu để giúp con người hiểu biết chân chính, tạo lập cuộc sống cho chính mình và chuyển đổi hoàn cảnh chung quanh.” Hơn 2.500 đã trôi qua, nhưng những chân lý mà Đức Phật đã giác ngộ vẫn ngày được nhiều người biết và ứng dụng vào trong cuộc sống của mình.
1. Bố thí, cúng dường:
Là hành động làm phước thiện, theo luật nhân quả, nó là điều kiện thiết yếu để tiêu trừ đau khổ, chuyển hóa nghèo cùng khốn đốn, không còn sợ nghèo đói và vượt qua nỗi bất an sợ hãi trong cuộc đời như mũi tên chỉ đường giúp không bị lầm đường lạc lối.
Nhờ bố thí, mà lòng tham lam, ích kỷ được giảm bớt và ngày càng được tiêu trừ tâm xấu ác. Nếu chúng ta chất chứa lòng tham sẽ tạo ra nhiều nỗi khổ niềm đau cho người khác, nuôi dưỡng lòng hiềm hận, luôn sống trong bất an, lo sợ mà làm tổn hại người khác.
2. Thiền tập:
Giúp chúng ta thanh lọc các phiền muộn khổ đau do ham muốn quá đáng như tham lam, sân hận và si mê, ganh ghét, ích kỷ, bỏn sẻn…..Những phiền não này làm cho chúng ta phiền muộn đau khổ. Để cho thiền tập đạt được kết quả tốt đẹp, chúng ta phải giữ giới trong sạch, người giết hại hay trộm cướp của người khác khó đạt được thiền định vì trong tâm họ còn quá nhiều toan tính trong lo lắng và sợ hãi.
Nhờ giữ giới tinh nghiêm ta dễ dàng phát triển định tuệ (là có trí tuệ), ta dễ dàng buông xả những tâm niệm xấu ác làm tổn hại người khác.
3. Khiêm tốn:
Là một loại đức hạnh làm cho người khác thương mến chúng ta, vì nó trái ngược tính cao ngạo, chỉ đưa đến sự hiềm thù mà oán ghét lẫn nhau. Nếu chúng ta muốn mọi người thích gần gũi mến thương, thì ta phải biết khiêm tốn. Người biết khiêm tốn luôn được mọi người yêu mến, quý trọng. Người khiêm tốn là người luôn có tấm lòng từ bi quảng đại, biết bao dung và độ lượng trong mọi vấn đề.
4. Giao tiếp bằng trái tim:
Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm nói “chỉ cần chúng ta có thái độ chân thành, thân thiện, đối đãi với mọi người bằng tình người đích thực, xem mọi người đều là người tốt thì chúng ta sẽ xây dựng thành công mối quan hệ với người khác.” Quy mọi mối quan hệ con người về một mối – chân tâm lương thiện.
Giao tiếp bằng trái tim là học cách lắng nghe và tập cho mình thá độ chân thành trong giao tiếp, học cách khen ngợi và phát hiện ưu điểm của người khác, luôn mở rộng lòng từ bi và bao dung, quan tâm giúp đỡ mọi người và tinh thần hy sinh, phụng hiến.
Điểm mù quáng nhất của con người trong giao tiếp là “lấy bản thân làm trung tâm”: Nói, làm điều gì cũng chỉ biết xuất phát từ góc độ cá nhân, chỉ mong người khác chấp nhận mình mà quên đặt mình vào vị trí người khác, không nghĩ đến cảm nhận và ý nguyện của người khác. Biết đặt mình vào vị trí người khác, suy nghĩ hộ người khác chính là chìa khóa mở ra cánh cửa giao tiếp thành công.
Có làm được 4 điều này, biết, hiểu và nhìn nhận đúng bản chất thực sự của mọi việc xung quanh, con người mới có được an lạc, hạnh phúc.
Dùng Từ Bi Hỷ Xả Đối Trị Tam Độc
I. Người tu hành nhất định là phải bồi dưỡng Tứ Vô Lượng Tâm. Khi có Tứ Vô Lượng Tâm rồi, mình mới có thể giáo hóa chúng sanh và khiến cho chúng sanh lìa khổ được vui. Nếu người tu đạo không có Tứ Vô Lượng Tâm, tức là làm ngược lại với đạo và dù có tu đến tám vạn đại kiếp, cũng vẫn còn xa Phật đạo đến cả tám vạn bốn ngàn cây số.
Tứ Vô Lượng Tâm là điều kiện cơ bản mà mỗi người tu nên có. Sao gọi là Tứ Vô Lượng Tâm? Tức là từ, bi, hỷ, xả. Vô lượng là không có hạn lượng, có nghĩa là không bỏ dở nửa chừng, hoặc không đến giữa đường rồi tự vạch mức giới hạn cho mình, không muốn tiến tới. Như mới được chút đỉnh đó thì lấy làm đủ và nghĩ là xong rồi. Thật ra, Từ Bi Hỷ Xả không có lúc nào là đủ cả, mà có được càng nhiều thì càng tốt. Chúng ta nên mở rộng, tăng cường từ bi hỷ xả cho đến khi đạt đến cảnh giới toàn thiện mới thôi.
1. Từ là có thể cho niềm vui. Chúng ta có cho chúng sanh niềm vui không? Nếu như không có, đó tức là chúng ta không dùng hết lòng từ của mình. Chúng ta nên tiến đến mục tiêu “vô duyên đại từ,” là dùng lòng từ bi đối xử với những người không có duyên với mình. Chúng ta không những thông cảm với người cùng trong hoàn cảnh khó khăn, mà chúng ta cũng nên thông cảm với cả loài động vật trong cảnh hoạn nạn nữa. Nếu có chuyện không may xảy ra, chúng ta nên ra tay tiếp đỡ, giúp chúng sanh thoát vòng khổ hải. Đấy là công việc mà Phật tử nên làm. Chúng ta đừng nên có thái độ dửng dưng, chỉ biết đứng nhìn mà không chịu giúp, vì thế là đánh mất tinh thần cứu thế của Phật Giáo. Trái lại, Phật Giáo lấy từ bi làm hoài bão, dùng cửa phương tiện của đạo Phật để tiếp nhận chúng sanh.
2. Bi là có thể bạt trừ khổ não. Chúng ta có thể bạt trừ sự đau khổ của chúng sanh không? Nếu không thể, thì đó là vì chúng ta chưa dùng hết lòng bi của mìmh. Chúng ta nên có tư tưởng “đồng thể đại bi,” cũng tức là thấy người chết chìm như chính mình bị chết chìm, thấy người đói như chính mình bị đói. Phật giáo lấy bi làm tông chỉ, vì bi là lòng lân mẫn, thương xót. Trong khi các nhà Nho nói rằng “bi thiên mẫn nhân” lại cũng phù hợp với ý nghĩa trên. Do đó mà biết rằng tư tưởng của thánh nhân trong thiên hạ đều giống nhau, như cùng xuất phát theo vết bánh xe, không tách rời lòng trắc ẩn xót thương. Phật giáo chủ trương từ bi, Nho giáo đề xướng trung thành và tha thứ. Tâm tâm tương đồng, đấy là cốt tủy của tôn giáo, nếu không thì là dị thuyết của ngoại đạo.
3. Hỷ là tâm vui vẻ. Chúng ta có hoan hỷ vui thích học Phật Pháp không? Chúng ta có sanh ưu sầu, phiền não, hoặc có tâm tư bực dọc không? Nếu quả là có, chúng ta hãy mau sửa đổi, đừng phát sanh tánh tình như thế. Nếu còn chút ít tập khí, rồi dụng công phu từ thất tình lục dục, thì đó là quan niệm sai lầm. Nên hiểu là chúng ta không được tiếp tục có thứ quan niệm sai lầm như thế. Nếu không, chúng ta không thể nào tưởng tượng nỗi hậu quả của nó sẽ ra sao.
4. Xả là tâm buông xả. Chúng ta có tâm buông xả không? Nếu có, vậy là lớn hay nhỏ? Là nhất thời hay là vĩnh viễn? Xả cái gì? Là phát tâm cho chúng sanh sự vui vẻ, bạt trừ cái khổ của chúng sanh và giúp họ trong hoàn cảnh nguy khốn. Nếu làm được như thế, chúng ta sẽ sanh lòng hoan hỷ đến mức vô hạn, nhưng chúng ta đừng nên chấp vào đó – làm xong việc rồi nên quên hết chứ đừng lưu giữ trong tâm thức. Nếu chúng ta chấp mà không quên được, đó không phải là hạnh nguyện của Bồ Tát. Chúng ta nên có tinh thần thi ân bất cầu báo thì mới được xem là người Phật tử chân chánh.
II. Tâm độc con người là do ba nghiệp thân, khẩu, ý tạo thành. Ðó là vì người ta không có tâm từ bi hỷ xả. Cho nên con người bị đọa lạc đời nầy sang đời khác và tạo nghiệp ác ngày càng nhiều thêm. Các nghiệp đó tích tập lại từ ít thành nhiều, vì thế độc tố trên thân thể người ta mỗi ngày một thêm sâu đậm. Loại độc nầy không có thuốc chữa trị, rồi lâu dần sẽ biến thành rắn, rết, bò cạp v.v… Những loài động vật nầy: miệng có độc, đuôi có độc, chân có độc, thân cũng có độc. Tóm lại, có các loại độc hại như vậy, hễ nhẹ thì làm người hôn mê, còn nặng sẽ khiến cho người ta mất mạng. Quả thật đáng sợ vô cùng.
Con người nên có lòng từ bi. Ðối với người hay đối với sự việc gì, chúng ta cũng nên chung sống trong cảnh hòa bình và đối đãi với nhau bằng tấm lòng chân thật. Tất cả đều là nghĩ đến người khác, chúng ta không được dùng thủ đoạn cay độc để áp bức người. Người học Phật không được bác bỏ nhân quả, mà phải hết sức chú ý đối với chuyện nhân quả báo ứng! Giả như có người công kích quý vị một cách vô lý, hoặc họ dùng lời lẽ phỉ báng, hoặc dùng hành động hãm hại quý vị, quý vị nên xử lý với họ bằng thái độ điềm tĩnh, không chống đối. Quý vị nên dùng tâm từ bi mà cảm hóa người, gọi là: “Lấy đức báo oán,” khiến họ hồi tâm chuyển ý, biết ăn năn sám hối. Chúng ta nên học theo tinh thần của Bồ Tát Di Lặc, tức là Nhẫn! Nhẫn! Nhẫn! Như vậy thì đao thương tự nhiên sẽ biến thành gấm vóc; mưa sẽ tạnh, trời lại trong, sóng cũng yên, gió cũng lặng. Bằng không, nếu mình không có đủ định lực, không có tánh điềm đạm, chuyện nhỏ thì chửi bới, chuyện lớn thì đánh nhau. Kết quả là hai bên đều bị tổn thương, để rồi cũng như con trai, con cò tranh nhau, rốt cuộc ông câu được lợi, và bọn chúng lại trở thành sản phẩm hy sinh.
Lúc xưa có vị Phật Sống của chùa Kim Sơn vì có định lực nên chẳng sợ bất cứ loại độc hại nào. Bởi Ngài dùng lòng đại bi cảm hóa tất cả những loài động vật có độc, cho nên chúng trở thành bạn thân và tuyệt đối không phá hại Ngài. Trong phẩm Phổ Môn có nói: “Phàm hễ ai niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát thì có thể cảm hóa”, khiến loài vật có độc cải ác hướng thiện và sẽ không nhiễu hại con người. Khi nghiên cứu Phật Pháp, chúng ta nên thông suốt các ý nghĩa và hiểu rõ lý lẽ bên trong, có vậy mới được xem là người chân chánh học tập Phật Pháp.
Nhiều người có tư tưởng ham thích những chuyện cao xa, những cái kỳ lạ, diệu huyền. Họ chuyên dụng công vào mấy thứ cảnh giới như thế. Ðó là có tư tưởng sai lầm! Chúng ta nên ở tại nơi Từ, Bi, Hỷ, Xả mà dụng công phu. Vậy dụng công phu như thế nào? Trước hết là chúng ta nên dụng công ở chỗ không tranh, không cầu, không tham, không ích kỷ, không tự lợi, không vọng ngữ. Ðạo lý nầy tuy nông cạn, nhưng trước tiên chúng ta phải nắm chắc chỗ nông cạn đó, vì từ gần sẽ đến xa và từ cạn mới đến sâu. Chúng ta không nên bàn tán đến những chuyện huyền diệu xâu xa, hay lý luận tràng giang đại hải, để rồi không ai hiểu nỗi, vậy chẳng ích lợi chút nào.
Cho nên nói: “Nên quán tánh pháp giới, tất cả do tâm tạo.” Tâm có thể tạo thiên đường, tâm có thể tạo địa ngục. Mười Pháp Giới không ra ngoài một tâm niệm, do đây chúng ta có thể biết rằng: Tâm niệm nhất động, nghiệp ảnh tùy chi, tức là tâm niệm vừa khởi, bóng nghiệp liền theo. Người xưa có nói:
Ba chấm như chùm sao Lưỡi câu như trăng khuyết Mang lông từ đây ra Thành Phật cũng từ đấy.
Ðó là diễn tả về cách cấu tạo của chữ TÂM, do vậy chúng ta có thể hiểu rõ được tâm tánh của mình. Nếu đã hiểu rõ được tâm mình rồi, thì giận hờn gì cũng không còn nữa. Tất cả những tranh giành, tham lam, tìm cầu, nhất nhất sẽ không có nữa. Lúc bấy giờ chúng ta mới tự tại thật sự, mới giải thoát thật sự, mới hiểu rõ thật sự về ý nghĩa làm người.
Con người vốn sẵn có Phật tánh, mỗi mỗi chúng ta đều có đầy đủ hết. Tuy nhiên, chúng ta lại vứt đi Phật tánh của mình, bỏ cái gần để tìm cái xa và bám níu vào cái bên ngoài. Chúng ta tìm kiếm những thứ rác rưởi, rồi cho là vật quý giá và xem như bảo bối. Ðó thật là vừa tức cười, lại vừa đáng thương hại thay! Tôi hy vọng mọi người đều biết nhận thức ra điều nầy mà hạ thủ công phu, giữ lòng trong sạch, bớt ham muốn và đừng cạnh tranh với đời.
Có người nói: “Tất cả những gì trên thế giới, từ sơn hà đại địa, phòng xá nhà cửa, cho đến cây gai cỏ độc và đất, cây, cát, đá đều là do tâm tạo thành.” Nếu đã biết tất cả đều do tâm tạo, vậy tại sao chúng ta không quét sạch hết rác rến trong tâm để trang nghiêm cho thế giới ở vị lai? Thế giới Cực Lạc của Phật A Di Ðà được tạo thành, là do lúc xa xưa Ngài vì muốn cho chúng sanh thoát khổ được vui. Do Ngài đã siêng năng tu Lục Ðộ Vạn Hạnh, và hồi hướng công đức mà tạo ra thế giới Cực Lạc.
Chúng ta cũng nên tạo cho được một thế giới Cực Lạc. Vậy phải tạo như thế nào? Trước hết là chúng ta phải không có thất tình. Thất tình là gì? Ðó là hỷ, nộ, ai, cụ, ái, ố, dục; tức là vui, giận, buồn, sợ, yêu, ghét, ham muốn. Khi chúng ta điều phục được bảy thứ tình cảm đó, thì chúng sẽ không thể nào tạo phản dấy loạn nữa. Lúc bấy giờ tâm chúng ta sẽ thái bình vô sự, chuyện khổ sở gì cũng không còn. Vì sao có khổ sở? Vì tâm không được bình yên. Và nếu không có những chuyện khổ, chỉ toàn thọ hưởng các điều vui, như vậy là thế giới Cực Lạc của nhân gian rồi.
Một khi chưa hàng phục được thất tình, đó có thể vì chúng mạnh mẽ thái quá hay là yếu ớt bất cập, không phù hợp với trung đạo, cho nên chúng ta mới điên điên, đảo đảo. Nếu chúng ta hiểu rõ thất tình và có thể hàng phục được chúng, khiến chúng đừng gây sóng gió, tức là chúng ta đã hàng phục được tâm. Bởi thất tình từ trong tâm sanh ra, cho nên khi trong lòng hoan hỷ hay bực tức, đó đều là vì tâm đang bị xoay chuyển theo cảnh giới. Bây giờ chúng ta đã tìm ra căn gốc, vậy chúng ta sẽ không còn mê hoặc và cũng sẽ làm cho bọn thiên ma ngoại đạo phải hàng phục. Tại sao thiên ma ngoại đạo đến quấy nhiễu tâm mình? Bởi chúng ta đã dùng tâm tình cảm của mình một cách quá độ. Một khi hướng cầu bên ngoài, tâm chúng ta sẽ không an tĩnh. Do đó chúng ta đã dẫn dắt ma mị vào trong tâm mình để làm chủ nhân ông. Nếu chúng ta nghe theo mệnh lệnh và chịu sự chỉ huy của nó, vậy là chúng ta không còn quyền tự chủ và sẽ làm nô lệ cho nó thôi.
Trích “Khai Thị 6” Hòa Thượng Tuyên Hóa
Thế Nào Là Từ Bi Hỷ Xả? Hiểu Sao Cho Đúng Tinh Thần Phật Đạo?
Viết và luận giảng bởi: Kim Cang Tấn Dũng. Ngày 25 tháng 8 năm 2023
Đã từ lâu mọi người, những ai là Phật tử theo đạo, đều được nghe hoặc được giảng ít nhiều về Tứ Vô Lượng Tâm trong nhà phật – hay còn được gọi là Đạo Từ Bi Hỷ Xả của nhà Phật. Bên Thiên Chúa Giáo hay Công Giáo thì người ta gọi là Tình Thương, là Lòng Bác Ái của Chúa. Về cơ bản thì gần như nhau.
1. Tự lợi – Lợi Tha & Tự Giác – Giác Tha: bất cứ luận nghĩa về lý hay vận dụng về sự đều phải có lợi cho mình và có lợi cho người. Mình được giác ngộ tức là người khác cũng được giác ngộ hoặc ngược lại. Nếu vẫn chưa luận hay dụng được hai mặt này thì xem như vẫn còn chưa thông. Lý sự chưa viên dung.
2. Hiển – Mật Đồng Đẳng: Mọi lý luận về nghĩa hay dụng về sự đều có hai mặt của một vấn đề. Nếu nhìn được phần Hiển thì cố gắng nhìn luôn phần Mật để thấy tính Chân Thật của nó. Hay nói đúng hơn là vận dụng Bát Nhã Trí (cơ bản là Pháp Đối Trị) làm chủ đạo trong tư tưởng, như là mẹ của các Pháp mà Phật đã nói đến.
3. Ngã Nhân Chúng Sanh Thọ Giả như huyễn: tức cả các hiện tượng đều do nhân duyên mà sanh. Nếu đã do nhân duyên sanh thị thoắt đến thoát đi, có thường có đoạn. Nhìn các hiện tượng bên ngoài để đối ứng vào bên trong và ngược lại. Hiểu được vậy thì mới thấy được Ngã Nhân như Huyễn, mới nắm bắt sâu được tính chân thật của Lý và Sự.
4. Hai Vô Ngã: Pháp vốn Vô Ngã, Nhân cũng vốn Vô Ngã
Phần 1: Thế thì hiểu như thế nào là Từ, là Bi, là Hỷ và là Xả?
Trước hết chúng ta đi vào chiều Hiển Nghĩa của Tứ Vô Lượng Tâm.
Tâm Từ: là một trạng thái mở rộng tấm lòng bao dung, thông cảm, yêu thương đối với tất cả sự vật, con người xung quanh mình. Đối lập với “lòng từ” là “lòng sân hận”, là một trạng thái ghét bỏ, chán chường, phân biệt với tất cả mọi sự vật, con người xung quanh. Như vậy, người có lòng từ nhìn thấy xung quanh một tinh thần bao la bác ái, dễ đón nhận và hòa mình vào thế giới tâm của mọi vật. Nhìn thấy một người làm sai, làm ác, làm một việc không thiện, với một người có lòng từ, họ không trách móc, phê phán, chê bai mà ngược lại họ lại cảm thông, tìm hiểu để biết được nguyên nhân của sự việc với lòng từ tâm của họ thay vì sân hận họ.
Tâm từ thể hiện đến đâu thì mang đến đó một xúc cảm nhẹ nhàng, êm dịu, chan hòa, ấm áp môi trường xung quanh mình. Khi tâm từ xuất hiện thì đương nhiên tâm sân hận sẽ giảm hoặc mất đi, những ác ý, thù oán sẽ không phát sinh. Tâm từ ở đây là nói đến lòng yêu thương về tinh thần chứ không phải vật chất là sự yêu thương xác thịt, cơ thể hay lòng triều mến vị kỷ, lòng luyến ái vì một mối nhân duyên thâm tình nào.
Nhưng theo tinh thần tự lợi – lợi tha, Tâm Từ đối với xung quanh như thế nào thì cũng được thể hiện đối với chính bản thân mình như thế đó. Cảm thông, yêu thương mọi người xung quanh thì cũng phải yêu thương lấy chính bản thân mình. Lo lắng mọi người vì lòng từ ái mà quên đi bản thân thì đó là tâm “từ kỷ” để rồi bản thân mình không được khoẻ mạnh cả về vật chất lẫn tinh thần thì ấy là hiểu sai Tâm Từ của nhà Phật. Chúng ta phải hiểu nhà Phật muốn nói đến tâm từ ở đây là “Tâm Từ Mẫn”, dùng sự sáng suốt của lý trí, lý lẽ của Phật Đạo mà thể hiện lòng từ với mọi chúng tình (Chúng Sanh hữu tình và vô tình) một cách đúng nhất theo thời gian, không gian và tâm đạo. Đó là Hiển Nghĩa của Tâm Từ.
Tuy nhiên, khi nói đến Tâm bi, người ta thường nghĩ ngay đến việc thương xót những người nghèo hèn, bần cùng, cơ cực hay những người đang đau khổ mà thương xót. Điều đó cũng đúng nhưng đó là lòng thể hiện sự “Bi Ai” của con người chúng sanh chứ không phải là “Lòng Bi” theo tinh thần nhà Phật. Cũng giống như trên, Tâm Bi mà nhà Phật muốn nói đến là “Tâm Bi Mẫn”. Việc thể hiện tấm lòng thương xót Chúng tình cần phải dùng sự sáng suốt bằng lý trí mà thể hiện.
Không phải nhìn thấy cảnh đau khổ rồi hùa mình vào đó mà thương xót, thể hiện lòng bi ai rồi tâm mình cùng đau khổ, cùng bệnh theo họ thì như vậy là hại người hại ta rồi? Thương xót họ, đồng cảm với phiền não của họ, và vì Lòng Bi Mẫn của nhà Phật mà giúp họ một cách sáng suốt để thoát khỏi phiền não một cách gián tiếp hay trực tiếp, thấy giúp mà không có giúp, không có mong cầu báo đáp thì đó là lòng Bi Mẫn. Đồng cảm với đau khổ của chúng sanh nhưng tâm phải được thanh tịnh, tâm không bị cấu nhiễm bởi sự phiền lụy để rồi làm cho tâm phiền muộn kiểm soát chính mình thì đó mới chính là sự Bi Mẫn mà nhà Phật muốn nói đến. Chúng ta sẽ bàn sâu thêm phần Tâm Từ Bi theo nghĩa Mật và cách vận dụng thì sẽ được hiểu sâu thêm phần này.
Tại sao Tâm Từ và Tâm Bi thường đi liền với nhau? Cơ bản vì Tâm Bi làm nhân và Tâm Từ làm Quả nên cặp phạm trù này đi liền với nhau. Nhờ có tâm bi làm nhân (tâm thương xót), khi gặp duyên là hoàn cảnh hoặc sự việc phiền não diễn ra thông qua tai nghe, mắt thấy thì Tâm Từ (Tâm bao la) khởi lên với lòng bao dung và thông cảm hiển hiện cho Chúng tình xung quanh. Người ta gọi chung qui lại là Tâm Từ Bi.
Tâm Hỷ: là một trạng thái vui vẻ, hoan hỷ, lạc quan cho những Chúng tình xung quanh đang gặp được nhiều điều may mắn, gặp thiện nghiệp, cuộc sống an lạc hoặc thấy Chúng tình đang hướng thiện, hướng đến Tam bảo và giải thoát. Đối lập với “lòng vui vẻ = tâm hỷ” là “lòng ganh tỵ = tâm sân”. Tâm sân luôn luôn không chấp nhận hoặc thỏa mãn những gì xung quanh có và hơn mình nhưng ngược lại với người có tâm hỷ, họ cùng hòa mình vào niềm vui chung của mọi người, hoặc thậm chí luôn mang trong tâm một trạng thái làm thế nào mọi người luôn luôn được hoan hỷ và đương nhiên trong đó cũng có mình theo tinh thần tự lợi – lợi tha.
Tâm hỷ luôn tạo ra một không gian/ một trạng thái hỷ lạc và lạc quan, họ luôn luôn nghĩ đến ánh sáng (mặt tốt của sự việc) trong mọi lúc mọi nơi cho dù bóng tối (mặt không tốt của sự việc) có vây quanh lấy chính họ. Do Tâm hỷ là sự vận hành lý trí tâm bên trong nội tại, nên Tâm hỷ hoàn toàn độc lập và không bị kiểm soát bởi tính sự bên ngoài tác động.
Tuy nhiên, để có được Tâm hỷ thì vô cùng khó so với Tâm Từ Bi vì người có tâm Hỷ phải luôn luôn chủ động dùng lý trí và sự sáng suốt của Giáo lý nhà Phật mà nhìn mọi sự vật hoặc chúng tình xung quanh trong con mắt lạc quan, hoan hỷ cho dù Cảnh và Trần theo nhân duyên diễn ra tốt hay xấu đi chăng nữa. Đó mới chính là Tâm hỷ Lạc thật sự mà theo Hiển nghĩa nhà Phật muốn nói đến.
Tâm Xả: là một trạng thái muốn hoặc hành động/suy nghĩ buông bỏ, đưa ra ngoài, bỏ qua hết những phiền não, những thứ không tốt, những bóng tối của chính Mình và cả của những Chúng tình xung quanh mình đang gặp phải. Trái với “Tâm xả” là “Tâm cố chấp” vì Tâm cố chấp là loại tâm luôn luôn muốn giữ lại, không từ bỏ bất cứ thứ gì cho dù thứ đó có lợi hoặc có hại cho ta hay cho mọi người xung quanh. Tuy nhiên, mọi người trước giờ vẫn suy nghĩ hoặc được giảng rằng Tâm xả là chỉ đơn thuần buông bỏ hết mọi thứ xung quanh thì đã coi như xả, không quan tâm đến nữa.
Hiểu như vậy là hiểu sai tinh thần Phật đạo rồi. Xả bỏ ở đây không phải là buông bỏ hết, không màng đến là xả vì hành động như thế, mang cái tâm như thế thì đâu khác gì là một tâm lãnh đạm, một tâm thờ ơ, một tâm vô thường rồi? Nói đến tâm xả mà hiểu không rõ ý nghĩa “buông xả” thì nếu ta buông bỏ hết, không quan tâm nữa thì những lý giải bên trên về Tâm Từ Bi, Tâm Hỷ làm sao mà thực hiện được nữa?
Buông xả ở đây là loại bỏ khỏi tâm mình những tạp niệm, những suy nghĩ trói buộc, những suy nghĩ phiền não mà gây hại cho mình và người, làm cho mình và người không được yên được an lạc. Còn những điều gì tốt đẹp, những suy nghĩ an lạc cho cả mình và người thì cứ giữ lại. Bởi thế, theo đúng tinh thần tự lợi – lợi tha, Tâm xả nhiều khi được vận dụng không chỉ vì lợi cho mình mà xả nhưng đôi khi vì lợi cho người mà chúng ta cũng phải xả.
” Một ví dụ cho thấy: một người nào đó vô tình họ gặp ta và chửi mắng ta, theo thông thường thì chúng ta sẽ bực tức và chửi mắng lại. Nhưng khi nghĩ đến lý nhân quả của nhà Phật, họ mắng ta họ sẽ bị nghiệp ít nhiều, khi ta mắng lại ta cũng bị thế. Nghiệp cứ sẽ chồng nghiệp mặc dù nhân duyên người lạ đến mắng ta không rõ nguồn gốc (Phần này sẽ nói sâu thêm ở phần Mật Nghĩa). Vì nghĩ đến cái xấu sẽ mang đến cho cả người chửi ta và cả ta khi chửi lại, ta quyết định XẢ. Vậy hành động buông xả này hoàn toàn khác với hành động thờ ơ, không quan tâm đến, lãnh đạm hay xem vô thường. Vì sao khác? Khác là vì diễn biến tâm khác. Trong tâm diễn ra một loạt các loại tâm từ bình thường tâm đến phức tạp tâm, nhưng nhờ vận dụng lý trí sáng suốt của nhà Phật mà đi đến quyết định dùng Tâm xả có lợi cho người và mình thì đó mới đúng là Tâm xả theo Hiển nghĩa nhà Phật muốn nói đến. Không những thế, khi vừa xả xong, ta lại cảm thấy thương cho người chửi ta vì nghĩ đến nghiệp họ sẽ gánh, lập tức Tâm Từ và Tâm Bi xuất hiện. Và sau cùng, nhờ ta làm hành động xả ít nhiều cũng không tạo nghiệp thêm cho họ, Tâm Hỷ liền đến. Như vậy, tâm xả là tâm khó thực hiện nhất do ta xả vì có lợi cho cả mình và người bằng lý trí sáng suốt và khi dùng tâm xả đã bao gồm Tứ vô lượng tâm trong đó.”
Bây giờ, chúng ta đi sâu vào chiều Mật Nghĩa của Tứ Vô Lượng Tâm. Hiểu thế nào là chiều Mật Nghĩa? Ở đây, chúng ta sẽ nhìn Tứ Vô Lượng tâm theo 3 thời: quá khứ – hiện tại – vị lai và vận dụng lý thâm sâu của Lý & Sự viên dung để hiểu thêm về mặt Mật Nghĩa của Tứ Vô Lượng tâm này.
Như chúng ta thấy, mỗi một sự việc hoặc một Chúng Tình (= chúng sanh hữu tình và vô tình) ở hiện tại đang gặp những quả An lạc, Hạnh phúc, Giàu Sang hay ngược lại quả Đau khổ, Phiền não, Nghèo hèn thì chắc chắn đều do Nhân Duyên và Nhân Quả hình thành nên. Nhân ở trong quá khứ thuộc kiếp này hay các kiếp trước hình thành quả của ngày hôm nay. Biết được thế thì cũng tương tự phải hiểu rằng, Quả của ngày hôm này sẽ thành Nhân trong quá khứ nếu chúng ta nhìn đến quả của tương lai. Nghĩa là cái quả hiện tại không có nghĩa là cố định hay không thay đổi được. Nếu chúng ta tạo nhân trợ duyên tốt thì tương lai cũng sẽ gặt hái được quả lành quả thiện thay vì quả ác quả nghiệp. Với cách nhìn 3 chiều: quá khứ – hiện tại – vị lai về nhân quả rồi thì vẫn chưa đủ. Để nhìn được thêm Mật nghĩa của Tứ vô lương tâm, điều kiện cần nữa là chúng ta cần vận dụng thêm lý & sự của nhà Phật nữa thì cái nhìn mới vẹn toàn. Nói như vậy chắc là nghe khó hiểu và các bạn tưởng tôi nói vòng vòng?
Ở đây muốn nhắc các bạn rằng, về mặt Hiển nghĩa của Tứ Vô Lượng Tâm đã được diễn bày ở trên, chúng ta có thể dụng tâm theo đúng tinh thần hiển nghĩa đó. Tuy nhiên, chúng ta có thể bị lầm nếu không nhìn xuyên suốt ba thời và lý nhân quả thì tâm thể hiện có thể không đúng.
” Một ví dụ rằng: Đối với những người nghèo hèn, khổ đau chúng ta thể hiện tâm từ và tâm bi. Điều này đúng. Nhưng khi tiếp xúc, chúng ta thấy họ vẫn lạc quan, không nghĩ đến các ác nghiệp để mưu sinh và cuộc sống vẫn an lạc, vẫn hướng đến Tam bảo thì rõ ràng tương lai của họ sẽ được sáng, chúng ta thay vì cảm thấy thương xót họ (tâm bi) thì ngược lại chúng ta cảm thấy vui vẻ hoan hỷ (tâm hỷ) cho họ khi thấy được tiền đồ của tương lai ở kiếp này hoặc kiếp sau do nhân thiện nghiệp gieo ở hiện tại”.
Ngược lại một gia đình giàu sang phú quý, chúng ta dụng tâm hỷ với họ là đúng. Nhưng tương tự trên, khi tiếp xúc, chúng ta nhận ra rằng cái quả họ đang có là do ác nghiệp tạo nên, vậy nếu họ không gây thiện nghiệp ở hiện tại này thì liệu cái Vui của họ sẽ được bao lâu? Với cách nhìn Mật nghĩa ấy, trong tâm chúng ta sẽ lập tức hiện lên Tâm Bi và Tâm từ đối với họ. Tâm bi là vì thương xót và đau khổ khi nhìn thấy tương lai mà họ sẽ gánh do cái quả của quá khứ và hiện tại hình thành.
Tâm từ là hiểu và bao dung được cái quả họ có hiện từ do ác nghiệp quá khứ mà ra, mà tại sao do ác nghiệp quá khứ có, vì họ cũng muốn hạnh phúc nhanh trong hiện tại mà thôi. Tâm tốt lành nhưng hành động sai trái, thấy điều đó mà thương mà khởi tâm Từ. Thấy thương thề, chúng ta khuyên răn họ nên chuyên tâm từ đây mà hãy làm những thiện nghiệp, thiện căn, hướng đến Tam bảo, hãy cố gắng buông bỏ bớt những cái không tốt cho quả tương lai mà hãy hướng về những cái tốt cho quả tương lai. Làm được thế thì tức là cả ta và người cùng nhau hướng về Tâm xả.
Qua ví dụ trên, chúng ta thấy, khi nhìn kỹ vào mặt Mật Nghĩa, thì với một hiện tượng vui chưa chắc là Tâm hỷ và với một chúng tình đang khổ, chưa chắc là Tâm bi. Thấy một chúng sanh khổ chưa chắc là tương lai khổ và một chúng sanh sướng chưa chắc tương lai được an lạc nếu không biết quả hôm nay là thành Nhân trong quá khứ.
Tứ Vô lượng Tâm (Từ Bi Hỷ xả) được vận dụng linh hoạt theo cả mặt Hiển và mặt Mật tùy biến theo nhân duyên và theo ba thời như trên đã diễn bày. Và điều này hoàn tòan Khế cơ và Khế lý theo tinh thần của nhà Phật đã nói trên: tự lợi – lợi tha, hiển – mật đồng đẳng, lý – sự viên dung và cuối cùng: ngã nhân chúng sanh thọ giả như huyễn.
Phần 2: Vậy làm thế nào để vận dụng Tứ Vô Lượng Tâm (Từ Bi Hỷ Xả trong tu tập và trong cuộc sống?
Khi đã hiểu rõ được Từ Bi Hỷ Xả theo tinh thần trên, khi chúng ta dung trong Tu tập và trong cuộc sống, chúng ta nên theo tinh thần:
Từ Câu Bi Dẫn Hỷ Phược Xả Đẳng
Vì sao lại như thế?
Đối với Tâm Từ: Chúng ta thể hiển Lòng Từ để câu dẫn Chúng Tình (= Chúng sanh hữu tình và vô tình) vào cái Duyên Khởi lành. Muốn chúng tình được tốt, được tương lai an lành thì nếu chúng ta không gieo Duyên lành thì sao họ có được quả lành?
Một chúng tình đã có lòng từ rồi thì họ không thể khởi ác, khởi tham, khởi sân và khởi si. Làm như vậy thì chúng ta cùng nhau đang giúp Chúng Tình chuyển hóa tam nghiệp và tinh tấn trong tu hành cũng như trong đời sống rồi. vậy thì tại sao chúng ta không bắt đầu như thế?
Đối với Tâm Bi: Chúng ta thể hiển Lòng Bi để Chúng Tình cảm nhận được sự đồng cảm, đồng hành đồng sự thì họ mới đồng ý cho chúng ta Dẫn họ ra khỏi nghèo, khỏi khổ, khỏi phiền muộn chứ. Bản thân con người hoặc một chúng tình đâu có dễ dàng chấp nhận đi chung với một người khác nếu người đó không là đồng hành hoặc đồng sự. Mà nếu không đi chung thì làm sao chúng ta dẫn họ ra được khỏi khó khăn phiền muộn chứ? Ra rồi không có nghĩa là sẽ không vô lại. Một chúng tình được giúp đỡ thoát ra khỏi phiền muộn thì lập tức dung ngay quả lành này mà gieo cho minh những duyên lành tiếp theo, nếu không việc quay lại là điều không biết trước. Do vậy, khi thể hiện tâm bi, chúng ta phải luôn luôn đồng hành đồng sự dẫn họ đi ….và chi khi đi đến con đường Giải thoát và Giác ngộ thì cơ duyên quay lai phiền muộn mới dứt. Khi đó Tâm bi không cần dẫn nữa.
Đối với Tâm Hỷ: Chúng ta thể hiện Lòng Vui ra bên ngoài để chúng tình được vui theo. Tâm hỷ cũng có sức loan tỏa của nó, khi lực càng lớn thì môi trường / hoàn cảnh xung quanh cũng bị tác động tương ứng. Chúng ta vui và niềm vui của chúng ta quá lớn thì mọi người xung quanh cũng được vui lây. Chúng ta vui mà niềm vui của chúng ta không những quá lớn mà còn có điểm chung với mục đích lớn lao của mọi người hơn thì sức ảnh hưởng niềm vui sẽ như thế nào? Và với tấm lòng hoan hỷ đi đến đâu làm mọi người được hoan hỷ theo thì đó không phải là lợi mình và cũng lợi cho người sao? Tinh thần ấy liệu sao gọi là không chánh pháp!
Đối với Tâm Xả: Chúng ta thể hiện lòng buông bỏ không phải vì lợi cho riêng bản thân chúng ta mà còn phải vì lợi của mọi Chúng tình xung quanh nữa như đã nói ở trên. Mà muốn mang cái lợi ích đến cho cả mình và người thì không thể phân biệt cao thấp, không thể cân đo đong đếm, lại càng không thể chấp trong và chấp ngoài. Vậy thì với tinh thần ấy, chúng ta Xả là vì sự Bình Đẳng lợi ích của cả trong cả ngoài, cả mình và người. Lợi ích đây muốn nói đến là những gì tốt đẹp, những gì tạo phước trí, những gì giảm bớt nghiệp, những gì thuận duyên, những gì giảm phiền não v.v…thì vì điều đó mà chúng ta xả và bình đẳng cùng nhận được.
Đó chính là tinh thần của nhà Phật khi vận dụng và tu tập Tứ Vô Lượng Tâm
Cự Giải Hãy Thôi Gào Thét Trách Móc Rủa Xả Người Yêu Cũ!
Cự Giải đừng trách móc người yêu cũ, người đã bỏ Cự Giải đi, vì mỗi người xuất hiện trong cuộc đời Cự Giải đều có một lí do, cho dù họ có làm Cự Giải tổn thương đi chăng nữa, thì cũng là bởi vì ông trời muốn rèn Cự Giải trở nên mãnh mẽ hơn mà thôi. Hãy nghĩ thế và đừng hối tiếc quá khứ nữa, vì nó đã qua rồi, chẳng phải quá khứ đó Cự Giải cũng đã từng rất hạnh phúc sao. …
Nhớ nhung nào rồi cũng cũ, yêu thương nào rồi cũng phôi pha, và người yêu rồi có thể sẽ trở thành người yêu cũ bất kì lúc nào. Cự Giải có thể sẽ bị tổn thương vì điều đó, nhưng rồi tổn thương cũng sẽ tự lành lại chẳng bằng cách này thì cũng bằng cách khác. Thứ còn lại sau cùng là kí ức, vậy thì Cự Giải chỉ cần chắt lọc lại những kí ức đẹp đẽ nhất để giữ. Rồi Cự Giải sẽ lại hạnh phúc.
Cự Giải đừng trách móc người yêu cũ, người đã bỏ Cự Giải đi, vì mỗi người xuất hiện trong cuộc đời Cự Giải đều có một lí do, cho dù họ có làm Cự Giải tổn thương đi chăng nữa, thì cũng là bởi vì ông trời muốn rèn Cự Giải trở nên mãnh mẽ hơn mà thôi. Hãy nghĩ thế và đừng hối tiếc quá khứ nữa, vì nó đã qua rồi, chẳng phải quá khứ đó Cự Giải cũng đã từng rất hạnh phúc sao.
Vậy đấy không phải cứ khi người ta bỏ rơi Cự Giải, khi Cự Giải vẫn còn đang yêu họ thì họ sẽ trở thành một gã xấu xa bội bạc. Cự Giải ah, trên đời này tình yêu là thứ dễ thay lòng đổi dạ nhất, nó không vĩnh cửu như chúng ta vẫn huyễn hoặc nhau, Cự Giải thử nhìn xung quanh xem, có bao nhiêu người yêu một người từ khi họ bắt đầu yêu cho đến khi họ chết, hiếm lắm phải không Cự Giải?
Cự Giải có thể khóc, có nhiều người sẽ khuyên Cự Giải đừng phí nước mắt vào thằng đàn ông đã bỏ Cự Giải đi nữa, nhưng Cự Giải khóc có phải vì họ đâu, Cự Giải khóc cho bản thân Cự Giải cơ mà, hãy cứ khóc đi, nhưng hãy nhớ sau khi Cự Giải khóc người lau nước mắt cho Cự Giải chính là Cự Giải, cũng giống như Cự Giải phải tự đứng dậy không ai cầm tay kéo Cự Giải đứng dậy sau mỗi cuộc tình vừa đi qua cả. Đừng trốn tránh nỗi đau, hãy cứ mặc nhiên thừa nhận nó, nếu như thế nỗi đau sẽ qua nhanh hơn.
Đừng bao giờ hận thù người mình yêu thương trân quý, đừng vì họ không thể ở bên mình, mà bắt bản thân phải hận thù họ. Cự Giải hãy nghĩ rằng chẳng qua là mình chuyển trạng thái từ yêu thương và được yêu thương sang một trạng thái đơn giản hơn là yêu thương mà thôi. Giống như Cự Giải đang yêu đơn phương một người ấy. Không cần nghĩ ngợi quá nhiều, khi nào muốn kết thúc thì tự mình kết thúc. Còn cuộc sống thì không phải chỉ có mỗi tình yêu.
Cập nhật thông tin chi tiết về Hãy Từ Bi Hỷ Xả Nhưng Xin Đừng Chìm Trong Vô Minh trên website Getset.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!