Bạn đang xem bài viết Chòm Sao Trên Bầu Trời Mùa Hè Và Truyền Thuyết Về Một Số Chòm Sao được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Getset.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
1. Nhóm sao tam giác mùa hèTam giác mùa hè chỉ là mảng sao chứ KHÔNG PHẢI là chòm sao, mảng sao mang tính chất lịch sử. Và các bạn không nên bỏ qua chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nó. Nhóm sao này là tập hợp của ba ngôi sao sáng nhất của ba chòm sao Thiên Cầm (Lyra), Thiên Ưng (Aquila) và chòm sao Thiên Nga (Cygnus). Cụ thể: sao Vega tên dân gian là Chức Nữ (đỉnh sáng nhất), sao Altair tên dân gian là Ngưu Lang (đỉnh sáng thứ hai), và sao Deneb tên dân gian là Thiên Tân (đỉnh sáng thứ ba) .
Chòm sao Thiên CầmThiên Cầm là chòm sao nhỏ tọa lạc giữa các chòm Thiên Nga, Vũ Tiên (Hercules) và Thiên Long (Draco). Chòm này rất dễ nhận dạng nhờ hình dạng giống hình bình hành.
Chòm sao Thiên Cầm này là nhà của sao Vega màu trắng – xanh lấp lánh, ngôi sao sáng thứ 5 trên bầu trời đêm. Nó là một đỉnh của Tam giác mùa hè và là ngôi sao sáng nhất trong ba đỉnh tam giác, bạn có thể thấy nó ngay cả trong thành phố bị ô nhiễm ánh sáng. Và Chòm sao Thiên Cầm cũng là nhà của hai ngôi sao nổi tiếng khác Sheliak hay Beta Lyrae là ngôi sao đầu tiên thuộc dòng các ngôi sao biến quang kiểu Beta Lyrae, một lớp các ngôi sao nhị phân nằm gần nhau đến mức vật chất từ sao này chảy sang sao kia và các sao đều trở thành những vật thể có hình dạng giống quả trứng. Epsilon Lyrae, với biệt danh là sao Đôi Đôi, bao gồm hai hệ sao nhị phân quay quanh nhau. Nằm gần sao Vega, hệ này là mục tiêu quan sát phổ biến với các nhà thiên văn nghiệp dư.
Chòm sao Thiên ƯngChòm sao Aquila (Đại Bàng hoặc Thiên Ưng) là một trong 48 chòm sao cổ của Ptolemy và cũng là một trong 88 chòm sao hiện đại, nằm gần xích đạo của thiên cầu. Sao sáng nhất trong chòm sao là Altair (Ngưu Lang), là một trong các đỉnh của nhóm sao Tam giác mùa hè. Altair là sao dạng “A” hay sao trắng cách Trái Đất 17 năm ánh sáng và là một trong những sao gần nhất có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Sao Ngưu Lang, cùng với Beta Aquilae và Gamma Aquilae, tạo thành một đường nổi tiếng các sao, đôi khi được nói đến như là mỏ của con đại bàng (tức chòm sao Thiên Ưng).
Chòm sao Thiên NgaThiên Nga là một trong những chòm sao nổi bật nhất trong mùa hè. Các ngôi sao sáng nhất của chòm tạo thành một mảng sao được gọi là Bắc thập tự, rất dễ nhận diện trong các buổi tối mùa hè. Deneb, ngôi sao sáng nhất của chòm và cũng là một trong những sao sáng nhất trên bán thiên cầu Bắc, đánh dấu đuôi của Thiên Nga. Và là đỉnh sáng thứ ba của Tam giác mùa hè. Đó là sao cấp I nằm ở xa Trái Đất nhất, cách chúng ta khoảng 3550 năm ánh sáng .
Thiên Nga cũng sở hữu nhiều sao nổi bật khác. Albireo, hay Beta Cygni, là một hệ sao đôi rất được các nhà thiên văn nghiệp dư yêu thích do có màu sắc tương phản. Sao này đánh dấu đầu Thiên Nga và thỉnh thoảng được gọi là “ngôi sao mỏ chim”. Tiếp đến, sao Sadr, hay Gamma Cygni, nằm ở trung tâm của Thập tự bắc và đánh dấu ngực con chim Thiên Nga. Ngôi sao này được vây quanh bởi một tinh vân khuếch tán mang số hiệu IC 1318, thường được gọi là vùng Sadr (vùng Gamma Cygni).
Các vật thể sâu đầy thú vị nằm trong chòm Thiên Nga bao gồm nguồn phát tia X Thiên Nga X-1, hai cụm sao mở Messier 29 và Messier 30, Thiên hà Pháo hoa, và một số tinh vân nổi bật khác: Tinh vân Bồ nông, Tinh vân Lưỡi liềm và Tinh vân Mạng che.
Tam giác mùa hè đánh dấu cho các mùa rất tốt, khi những ngôi sao của Tam giác mùa hè xuất hiện ở bầu trời hướng đông khi chạng vạng thì đó là giữa tháng sáu – là thời điểm mùa xuân nhường chỗ lại cho mùa hè. Còn khi chúng lặn ở bầu trời hướng tây mỗi khi rạng đông là thời điểm mùa hè nhường chỗ lại cho mùa thu.
Câu chuyện Ngưu Lang – Chức NữTrong dân gian Việt Nam, câu chuyện Ngưu Lang Chức Nữ gắn liền với những ngôi sao trong Tam giác mùa hè này. Sao Vega (sao Chức Nữ) và sao Altair (sao Ngưu Lang) chúng thật sự bị chia cắt bởi Dải Ngân Hà rực rỡ bắt ngang qua. Và sao Deneb (sao Thiên Tân) là nghĩa là bến của bầu trời chính là cái bến của dòng sông Ngân Hà này. Vậy câu chuyện Ngưu Lang – Chức Nữ như thế nào?
Ngưu Lang là vị thần chăn trâu của Ngọc Hoàng Thượng đế, vì say mê một tiên nữ phụ trách việc dệt vải tên là Chức Nữ nên bỏ bễ việc chăn trâu, để trâu đi nghênh ngang vào điện Ngọc Hư. Chức Nữ cũng vì mê tiếng tiêu của Ngưu Lang nên trễ nải việc dệt vải. Ngọc Hoàng giận giữ, bắt cả hai phải ở cách xa nhau, người đầu sông Ngân, kẻ cuối sông.
Sau đó, Ngọc Hoàng thương tình nên ra ơn cho hai người mỗi năm được gặp nhau một lần vào đêm mùng 7 tháng 7 (âm lịch). Khi tiễn biệt nhau, Ngưu Lang và Chức Nữ khóc sướt mướt. Nước mắt của họ rơi xuống trần hóa thành cơn mưa và được người dưới trần gian đặt tên là mưa ngâu.
Thời bấy giờ sông Ngân trên thiên đình không có một cây cầu nào cả nên Ngọc Hoàng mới ra lệnh cho làm cầu để Ngưu Lang và Chức Nữ được gặp nhau. Các phường thợ mộc ở trần thế được mời lên trời để xây cầu. Vì mạnh ai nấy làm, không ai nghe ai, họ cãi nhau chí chóe nên đến kỳ hạn mà cầu vẫn không xong. Ngọc Hoàng bực tức, bắt tội các phường thợ mộc hóa kiếp làm quạ lấy đầu sắp lại làm cầu cho Ngưu Lang và Chức Nữ gặp nhau. Vì thế cứ tới tháng bảy là loài quạ phải họp nhau lại để chuẩn bị lên trời bắc Ô kiều. Khi gặp nhau, nhớ lại chuyện xưa nên chúng lại lao vào cắn mổ nhau đến xác xơ lông cánh. Ngưu Lang và Chức Nữ lên cầu, nhìn xuống thấy một đám đen lúc nhúc ở dưới chân thì lấy làm gớm ghiếc, mới ra lệnh cho đàn chim ô thước mỗi khi lên trời làm cầu thì phải nhổ sạch lông đầu. Từ đó, cứ tới tháng bảy thì loài quạ lông thì xơ xác, đầu thì rụng hết lông.
Tuy nhiên sau một thời gian vì cảm thương cho sự chia lìa của cặp vợ chồng, Ngọc Hoàng đã trả lại hình hài cho những người thợ mộc và ra lệnh họ phải làm một cây cầu thật vững chắc để Ngưu Lang và Chức Nữ có thể gặp nhau.
Chòm sao hoàng đạo Cung Thủ, Thiên Yết và Xà Phu. Cung ThủCung Thủ (Sagittarius) nằm trong số những chòm sao nổi bật nhất của bầu trời mùa hè. Dễ dàng nhận dạng được nó nhờ mảng sao Ấm trà (Teapot), hình thành từ những vì sao sáng nhất của chòm. Nằm trong Dải Ngân hà, chòm sao này là bến đỗ cho rất nhiều thiên thể sâu tiêu biểu như:
M 22 (NGC 6656) là cụm sao cầu lớn nhất và nhiều sao nhất trong chòm sao Cung Thủ, cách Trái Đất mười nghìn năm ánh sáng.
M 23 (NGC 6494) là cụm sao mở cách Trái Đất 2150 năm ánh sáng, với hàng trăm sao nằm trên diện tích tương đương với đĩa Mặt Trăng.
Tinh vân Lagoon, M 8 (NGC 6523), nằm gần cụm sao NGC 6530 là tinh vân rất sáng, có thể quan sát bằng mắt thường. Tinh vân Laguna có các chấm đen được coi là mầm non sắp nở của các ngôi sao mới.
Tinh vân Trifid, M 20 nằm phía tây bắc đối với tinh vân Laguna, với ba vạch đen.
Với các thiên thể này bạn có thể quan sát bằng ống nhòm. Cung Thủ (Sagittarius) có hình một cung thủ tay giương cung tên, tượng trưng cho Chiron – người đã dạy nên nhiều anh hùng trong thần thoại Hy Lạp như Jason, Theseus, Achilles v.v… Tuy nhiên, Chòm Cung Thủ này thường hay bị nhầm lẫn là chòm sao Nhân Mã (Centaurus).
Thiên YếtThiên Yết (Scorpius – Con bọ cạp) là một trong các chòm sao trong hoàng Đạo. Nó là một chòm sao lớn nằm ở bầu trời phía nam gần trung tâm của Ngân Hà.
Thiên Yết là nhà của nhiều sao và thiên thể sâu thú vị. Hai ngôi sao sáng nhất của chòm, Antares và Shaula, nằm trong số những sao sáng nhất trên bầu trời. Antares đánh dấu trái tim của con bọ cạp, trong khi đó Shaula là một trong hai sao nằm ở chóp đuôi. Và các quần sao mở M6 (Quần sao Bướm) và M7 (Quần sao Ptolemy), các Quần sao cầu M4, M80.
Truyền thuyết về chòm sao Bọ CạpCâu chuyện nổi tiếng nhất về chòm sao Bò Cạp rằng con Bò Cạp này bò ra khỏi mặt đất theo lệnh của Hera nhằm phục vụ cho việc báo thù. Đặc biệt, bà ta ra lệnh cho Bò Cạp tấn công Orin, cắn vào chân ông ta cho đến chết. Cả Orion và Bò Cạp đều được vinh danh cho tên những chòm sao, nhưng nằm ở vị trí đối nhau mà chúng không thể gặp nhau. Do đó, khi chòm Bò Cạp mọc thì chòm Orion lặn như thể vị thần khổng lồ của bầu trời này vẫn còn sợ con Bò Cạp.
Xà PhuXà Phu (Ophiuchus) là một trong 48 chòm sao Ptolemy và cũng là một trong 88 chòm sao hiện đại, mang hình ảnh người chăn rắn hay được gọi là “Xà Phu”.
Chòm sao lớn này có diện tích 948 độ vuông, nằm trên cả hai nửa thiên cầu, xếp ở vị trí thứ 11 trong danh sách các chòm sao theo diện tích. Chòm sao này nằm trên hoàng đạo, giữa chòm sao Thiên Yết và Nhân Mã.
Chòm sao Xà Phu nằm kề các chòm sao khác là Vũ Tiên, Thiên Xứng, Cự Xà, Thiên Ưng. Ở Bắc Bán cầu, chòm sao này có thể quan sát được vào mùa hè. Xà Phu còn là chòm sao đặc biệt vì nó nằm giữa và chia chòm sao Cự Xà ra thành hai phần riêng biệt: đuôi Cự Xà và đầu Cự Xà.
Xà Phu cũng là nơi cư ngụ của nhiều thiên thể sâu thú vị như: Tân tinh 1604, Tinh vân khuếch tán, Sao đôi, Cụm sao cầu M 9, M 10, M 12, M 14, M 19, M 62, M107, Cụm sao mở NGC 6633, NGC I.466.
Siêu trăng là gì? Việt Nam sẽ đón siêu trăng vào ngày nào trong tháng 4/2023 ?Các chòm sao trên bầu trời mùa xuân và truyền thuyết về các chòm sao
Các Chòm Sao Trên Bầu Trời Mùa Xuân Và Truyền Thuyết Về Các Chòm Sao
Chòm sao trên bầu trời mùa xuân là những chòm sao mà ta có thể dễ dàng quan sát dưới bầu trời đêm từ cuối tháng 3 đến cuối tháng 6 ở Bắc bán cầu và từ cuối tháng 9 đến cuối tháng 12 ở bán cầu Nam.
Vậy trên nền bầu trời đêm mùa xuân ở bán cầu Bắc của chúng ta nổi bật với các chòm sao nào? Đó là các chòm sao: Đại Hùng (Ursa Major), Mục Phu (Bootes), Sư Tử (Leo), Xử Nữ (Virgo) và Trường Xà (Hydra)
1. Chòm sao Đại Hùng (Ursa Major)Chòm sao Đại Hùng (Ursa Major còn được gọi là Gấu Lớn) là một trong 48 chòm sao Ptolemy và cũng là một trong 88 chòm sao hiện đại, mang hình ảnh Gấu Lớn. Chòm sao này là một trong những chòm sao nổi tiếng nhất không những bởi độ sáng của các ngôi sao thành viên, mà còn bởi huyền thoại Hy Lạp lý thú về chòm sao này.
Trong câu chuyện thần thoại Hy Lạp cổ, con gấu này là hóa thân của Alisto, một cô gái đẹp nhu mì được thần Jeus – vua của các thần yêu nên đã sinh ra Acas. Vợ của Jeus là Hera biết rất tức giận đã biến Alisto thành con gấu cái. Jeus thương, đã đưa lên trời thành chòm sao Đại hùng.
Còn trong thiên văn học Trung Quốc, gọi 7 ngôi sao sáng nhất trong chòm sao này là sao Bắc Đẩu. Chúng có độ sáng gần như đồng đều nhau. Trong đó, đặc biệt có 2 ngôi sao gọi là sao Chỉ (pointers), vì nối 2 ngôi sao đó và kéo dài chúng ta sẽ tìm được vị trí của sao Bắc Cực (Polaris). Chòm sao Gấu Lớn không giữ nguyên hình dạng của nó, mà các ngôi sao trong chòm đang di chuyển theo những hướng khác nhau, dù với tốc độ rất chậm.
Chòm sao này có hơn 100 ngôi sao có thể nhìn thấy bằng mắt thường trong đó có 6 sao cấp II, 6 sao cấp III, số còn lại rất nhiều sao cấp IV. Sáu ngôi sao cấp II đều phân bố trên Bắc đẩu, cho nên 7 sao Bắc đẩu rất nổi bật trong chòm Đại hùng. Sau buổi hoàng hôn mùa xuân, con gấu này treo ngược trên bầu trời, đuôi chỉ về phía đông. Vì vậy, người Trung Quốc cho là con gấu báo mùa xuân.
Chòm sao lớn này có diện tích 1280 độ vuông, nằm trên thiên cầu bắc, chiếm vị trí thứ 3 trong danh sách các chòm sao theo diện tích.
Chòm sao Đại Hùng nằm kề các chòm sao Thiên Long, Lộc Báo, Thiên Miêu, Tiểu Sư, Sư Tử, Hậu Phát, Lạp Khuyển, Mục Phu.
2. Chòm sao Mục Phu (Bootes)Chòm sao Mục Phu ( Bootes có nghĩa là “người chăn bò” hay “người cày ruộng” ) là một trong những chòm sao lớn nhất trên bán thiên cầu Bắc. Bootes là một trong 48 chòm sao cổ điển của Ptolemy cũng như là một trong 88 chòm sao hiện đại. Nó có chứa sao Arcturus- ngôi sao sáng thứ 4 trên bầu trời. Trong chòm này có 5 ngôi sao làm thành hình năm cạnh, mắt thường có thể thấy được, giống như chiếc diều lơ lửng trên bầu trời. Đại Giác như ngọn đèn treo dưới chiếc diều này. Nó cũng là ngôi nhà của nhiều sao sáng khác, bao gồm 8 sao từ độ sáng thứ 4 trở lên, và thêm vào 21 sao trên độ sáng thứ 5, tổng cộng có khoảng 29 sao có thể thấy bằng mắt thường.
Theo thần thoại Hy Lạp, Bootes được miêu tả là một người phi thường. Tay phải ông cầm một ngọn lao và dắt theo hai chú chó săn bên tay trái. Chòm sao này chuyển động như đang đuổi theo Gấu lớn (Ursa Major) quanh cực Bắc nên Bootes được gọi là “Người săn gấu”. Ngôi sao chính, Arctures, có thể được tìm thấy dễ dàng bằng cách dò theo đường cong của chiếc cán Bắc Đẩu tới khi gặp ngôi sao sáng rõ đầu tiên. Arctures chắc chắn là một trong những chòm sao đầu tiên được đặt tên. Đây cũng là một trong số ít các sao được nhắc đến trong Kinh Thánh (Cựu Ước, quyển Sách Job), do đó nó còn được đặt tên là “Ngôi sao của Job”.
3. Chòm sao Xử Nữ (Virgo)Chòm sao Xử Nữ (Virgo), nàng trinh nữ đầy đặn trở lại bầu trời lúc chập tối – cùng đôi chân của nàng mọc lên từ chân trời đông vào cuối tháng 4 và đầu tháng 5. Xử Nữ cũng tiếp tục xuất hiện trên bầu trời vào chiều tối cuối tháng 5, tháng 6 và vào những đêm tháng 7. Như vậy cho tới cuối tháng 8 hoặc tháng 9, nàng ấy mới lặn dần vào ánh chiều tà.
Xử Nữ được xếp hạng là chòm sao lớn nhất trong những chòm Hoàng Đạo và cũng là chòm sao lớn thứ hai trên bầu trời, chỉ sau chòm sao Trường Xà (Hydra) – rắn nhiều đầu. Song, những ngôi sao trong chòm tách xa và rời rạc nhau dẫn đến việc không dễ để xác định Xử Nữ. Thật khó khăn cho phần lớn mọi người để có thể mường tượng ra đây là một cô gái trẻ với đôi cánh trắng, đang giữ những bông lúa trên tay trái.
Theo thần thoại Hy Lạp, trong “Thời đại vàng”, các nam thần và nữ thần sống trên Trái Đất chung với con người (toàn đàn ông). Mọi việc thay đổi khi kỷ nguyên Olympia bắt đầu. Zeus, chúa tể của các vị thần xem con người là sinh vật hạ đẳng. Prometheus, một người Titan bảo vệ cho loài người, đã chống lại Zeus. Ông ăn cắp cả lửa của Olympia và giao nó cho con người.
Tức giận, Zeus xích Prometheus trên đỉnh dãy Caucasus. Để trả thù, Zeus phái Pandor, người đàn bà đầu tiên xuống trần. Người Hy Lạp cổ tin rằng, người phụ nữ là nguồn gốc của sự độc ác và rắc rối. Chiếc hộp của Pandora là biểu tượng cho việc loài người bị hư hỏng do đàn bà. Trong hộp có những hạt giống của tham lam, thù hận, ghen ghét…
Sau khi loài người đã bị nhiễm đầy đủ các tính xấu này, số thần thánh còn lại trên Trái Đất lập tức chuyển đến thiên đường. Astraea là vị thần cuối cùng ra đi. Nàng là con gái của Zeus và Themis, đồng thời là chị của Pudicitia tức thần khiêm tốn. Astraea là nữ thần của đức hạnh và công lý, dù sống trên thiên đường nàng vẫn hy vọng có ngày trở lại trái đất. Chòm sao Virgo là biểu tượng của nàng.
4. Chòm sao Sư Tử (Leo)Sư Tử (Leo, nghĩa “Con sư tử”) là chòm sao rất dễ tìm vì một số ngôi sao sáng nhất của chòm tạo thành một hình vòng cung, được gọi là mảng sao Lưỡi liềm, nhìn trên trời trông chúng tựa như một dấu hỏi ngược. Regulus nằm ở vị trí dưới cùng của mảng sao này, và cũng là ngôi sao sáng nhất trong chòm sao. Nó thường được coi là trái tim của Sư Tử. Sao Denebola, đánh dấu đuôi của con sư tử, là ngôi sao sáng thứ hai của chòm và nằm gần phía chòm sao Xử Nữ.
Trong thần thoại Hy Lạp, nó được xác định như là Sư tử Nemea đã bị Hercules giết chết trong một trong số Mười hai kỳ công của mình, và sau đó đưa lên bầu trời. Người Ai Cập thờ phụng sư tử vì Mặt Trời nằm ở chòm sao này vào thời gian diễn ra các trận lụt bồi đắp phù sa của sông Nin.
5. Chòm sao Trường Xà (Hydra)Chòm sao Trường Xà (Hydra) là một trong 48 chòm sao Ptolemy và cũng là một trong 88 chòm sao hiện đại, mang hình ảnh con rắn biển.
Chòm sao rộng lớn này có diện tích 1303 độ vuông, nằm trên thiên cầu nam, chiếm vị trí thứ nhất trong danh sách các chòm sao theo diện tích. Chòm sao Trường Xà nằm kề các chòm sao Tức Đồng, Cự Giải, Tiểu Khuyển, Bán Nhân Mã, Ô Nha, Cự Tước, Sư Tử, Thiên Xứng, Sài Lang, Kỳ Lân, Thuyền Vĩ, La Bàn, Lục Phân Nghi và Thất Nữ.
Chòm Trường Xà tuy dài nhưng không có sao sáng. Trong cả chòm chỉ có 1 ngôi sao đỏ có độ sáng cấp II, những ngôi sao khác đều tối nên nó ít được chú ý.
Theo thần thoại thì Hydra là một con mãng xà có nhiều đầu. Khi chém đứt đầu nó thì từ chỗ bị đứt liền mọc ra 2 cái đầu mới và nó được nữ thần Hera nuôi dưỡng Hydra để tiêu diệt người hùng Heracles, đứa con riêng của chồng bà là thần Zeus. Một trong 12 chiến công của Hercules là tiêu diệt Hydra. Anh chặt đầu con quái vật rồi người cháu của anh lấy đuốc đốt vào vết chém khiến cho đầu nó không mọc lại được. Sau khi hạ được Hydra, Hercules nhúng những mũi tên của mình vào máu của Hydra, những mũi tên này khi được tẩm máu con quái vật sẽ trở nên cực độc – thậm chí là giết chết được các vị thần bất tử. Sau này Hercules còn dùng mũi tên này để đe dọa thần Apollo và thần Poseidon. Thương tiếc con quái vật mà mình nuôi dưỡng, nữ thần Hera bèn mang xác của Hydra lên trời.
Truyền Thuyết Về Các Chòm Sao Trên Bầu Trời
Một khi đã biết ngắm sao, bạn sẽ thấy bầu trời về đêm thật tuyệt diệu.
Andromeda – Tiên Nữ
Trong thần thoại Hy Lạp, Cassiopeia (Tiên Hậu), mẹ của Andromeda (Tiên Nữ), khoe rằng Tiên Nữ là người đẹp nhất thế gian, thậm chí còn đẹp hơn cả thần tiên. Poseidon, anh trai của thần Dớt (Zeus) và là thần biển cả, rất tức tối với lời tuyên bố này bởi vì ông đã tạo ra những sinh vật đẹp nhất trong hình dạng của nữ thần biển. Trong sự tức giận, ông tạo ra một con quái vật biển, Cetus (Kình ngư – có hình dạng giống như một con cá voi) để tàn phá biển và bờ biển.
Vì Tiên Hậu không rút lại thời tuyên bố của mình, bà buộc phải hy sinh người con gái duy nhất, nàng Tiên Nữ xinh đẹp cho con quái vật biển này. Tiên Nữ bị trói lại vào một tảng đá lớn nhô ra biển và bị bỏ lại đó để chờ con quái vật biển khổng lồ Cetus.
Khi Cetus tiến lại gần Andromeda thì Perseus (Anh Tiên – Dũng sĩ Perseus) tới (vài người nói rằng Dũng sĩ Perseus tới bằng đôi dép có cánh do Hermes đưa cho chàng). Chàng vừa mới giết chết nữ thần tóc rắn Medusa và mang theo cái đầu đã cắt rời của bà ta trong một cái túi đặc biệt. Khi chàng nhìn thấy nàng thiếu nữ xinh đẹp gặp hiểm nguy, là một chiến sĩ thực thụ, chàng tiến đến để giúp nàng. Đối mặt với con quái vật biển ghê gớm, chàng kéo đầu của Medusa ra khỏi túi và giữ nó để quái vật biển có thể nhìn thấy. Ngay lập tức, quái vật biển hóa thành tảng đá. Sau đó, Dũng sĩ Perseus giải phóng cho Andromeda và cầu hôn nàng.
Tiên nữ là 1 chòm sao dễ quan sát vào mùa Xuân! Vào những đêm Xuân đẹp trời bạn hãy hướng mắt về phía Tây Bắc và có thể nhận thấy những ngôi sao tạo thành hình như phía dưới! Nằm cạnh Cassiopeia (Tiên Hậu) đó chính là Andromeda (Tiên Nữ).
Aquarius – Bảo Bình
Cái tên gắn liền với chòm sao Aquarius là Ganymede, con trai của Tros, vua của thành Troy. Ganymede là một chàng trai trẻ vô cùng đẹp trai mà các vị thần từng nhìn thấy. Trong khi đang chăn đàn cừu của cha trên núi Ida, Ganymede đã được thần Dớt chú ý. Thần Dớt đã cử đại bàng đưa tin – Aquila xuống trái đất để mang Ganymede trở về núi Olympus. Trên núi Olympus, Ganymede phục vụ nước cho các vị thần. Chàng cũng là người mang nước cho thần Dớt. Thần Dớt rất cảm kích trước sự phục vụ của chàng và đã đặt một chòm sao mang tên Aquarius, nghĩa là người mang nước, giữa các vì sao.
Bảo Bình là 1 chòm sao dễ quan sát vào mùa Thu! Vào những đêm mùa Thu đẹp trời bạn hãy hướng mắt về phía Tây Nam và có thể nhận thấy những ngôi sao tạo thành hình như phía dưới! Nằm phía trên Capricorn (dê biển) đó chính là Aquarius (Bảo Bình).
Aquila – Thiên Ưng
Trong thần thoại Hy Lạp, đại bàng được gắn liền với thần Dớt (thần Jupiter), nó vừa là người đưa tin của thần Dớt đến cho con người trên Trái Đất, vừa là người cải trang của thần Dớt để tránh khỏi một số phiền lụy từ nữ thần Hera, vợ của ông.
Một câu chuyện về việc phục vụ của Aquila cho thần Dớt đó là về Ganymede, một người chăn cừu vô cùng tốt bụng, lịch thiệp và cũng là người đẹp trai nhất mà các vị thần từng nhìn thấy. Một ngày, đại bàng Aquila vĩ đại lao khỏi bầu trời, bay xuống mặt đất gần chỗ Ganymede và bảo với chàng là nó được thần Dớt cử xuống để đưa chàng về núi Olympus. Sau đó, Ganymede leo lên lưng đại bàng và được đưa về núi Olympus, nơi chàng phục vụ nước cho các vị thần.
Thiên Ưng là 1 chòm sao dễ quan sát vào mùa Hè! Vào những đêm mùa Hè đẹp trời bạn hãy hướng mắt về phía Tây và có thể nhận thấy những ngôi sao tạo thành hình như phía dưới! Nằm bên phải Capricorn (dê biển) đó chính là Aquila (Thiên Ưng).
Chòm sao Aries – Bạch Dương
Athamas, vị vua huyền thoại của Thessaly, có hai người con là Phrixus và Helle. Ông đã tái hôn với một phụ nữ khác, kể từ đó mụ dì ghẻ Ino bắt đầu đối xử tồi tệ với hai đứa trẻ. Người dì ghẻ tàn nhẫn tới mức thần Hermes cũng phải động lòng. Ngài đã gửi tới cho chúng một con cừu thần kì để mang chúng khỏi bàn tay tàn bạo của mụ.
Trên lưng của cừu thần, hai đứa bé bay qua các đại dương và nhiều vùng đất để đến với phương Đông. Thật không may, Helle đã tuột tay khỏi đám lông cừu khi chúng bay qua vùng biển chia cách châu Âu và châu Á, cô bé rơi xuống đại dương thăm thẳm phía dưới. Từ đó vùng biển được đặt tên là Hellespont để tưởng nhớ về cô bé.
Còn Phrixus dừng chân an toàn tại Colches, bên bờ biển Đen. Để tỏ lòng biết ơn của mình, Phrixus đã tế lễ con cừu và dâng bộ lông vàng của nó cho đức vua ngự trị ở vùng đất này. Để ghi tạc công ơn cứu thoát hai đứa bé, thần Zeus đã đưa cừu thần lên bầu trời, trở thành chòm sao Aries.
Bạch Dương là chòm sao dễ được quan sát trong mùa Đông! Vào những đêm Đông đẹp trời bạn hãy hướng mắt về phía Tây và có thể nhận thấy những ngôi sao tạo thành hình như phía dưới! Nằm bên trên Chòm sao Pisces – The Fish (song ngư) đó chính là Aries – Bạch Dương.
Chòm sao Auriga – Người đánh xe
Chòm sao Auriga được nhắc đến trong hai câu chuyện cổ. Chuyện thứ nhất kể về người đánh xe Auriga, đứa con tàn tật của Vulcan và Minerva, người đã sáng tạo ra cỗ xe tứ mã để tự mình đi đó đây. Đó là một phát minh quan trọng, thần Zeus đã đưa chiếc xe ngựa đầu tiên lên bầu trời và trở thành chòm sao Auriga.
Chuyện thứ hai được ra đời trước câu chuyện kia, kể về chàng chăn cừu hiền lành Auriga, sau khi phát hiện một con cừu của mình bị lạc, chàng đã lên đồi tìm kiếm và nhìn thấy con cừu nằm gần mộ ở mép đá cùng với hai đứa con của nó. Cõng cừu mẹ trên vai và bế hai chú cừu non trên tay, chàng trở về chỗ đàn cừu. Một số câu chuyện đã liên hệ hai chú cừu non với hai nàng công chúa đảo Crete, những người đã nuôi dưỡng và chăm lo cho thần Zeus lúc còn bé.
Chòm sao Người đánh xe dễ quan sát được vào mùa Xuân! Những đêm Xuân đẹp trời, hãy nhìn về phía Tây Bắc, bạn sẽ thấy những ngôi sao tạo thành hình như phía dưới! Nằm bên phải chòm sao Thợ Săn (orion) đó chính là Auriga – Người đánh xe.
Truyền Thuyết Về Các Chòm Sao Trên Bầu Trời (Phần 6)
Một ngày nọ, Eurydice đột nhiên qua đời làm trái tim Orpheus tan nát. Vì quá cô đơn, Orpheus đã quyết tâm giành lại vợ từ tay của Hades – vua địa ngục. Orpheus bắt đầu hành trình xuống địa ngục và chơi nhạc. Khi chàng gặp Hades, chàng rất vui mừng khi biết rằng Hades thích âm nhạc. Sau một lúc đánh đàn, Orpheus ngừng chơi nhạc, và tất nhiên Hades yêu cầu chàng tếp tục chơi trên chiếc đàn hạc của mình. Orpheus chấp nhận với điều kiện là khi chàng chơi xong, Hades sẽ thả người vợ Eurydice yêu dấu về cho chàng. Hades đồng ý và Orpheus bắt đầu chơi nhạc.
Khi sắp hết khúc nhạc, Orpheus hỏi lại Hades về vợ mình. Hades trả lời rằng, nàng sẽ được trả tự do với điều kiện Orpheus sẽ luôn tin lời Hades và trở về trần gian chơi nhạc, không bao giờ nhìn lại để xem liệu nàng Eurydice có đi theo không. Nếu Orpheus nghi ngờ lời Hades và quay lại, ngay lập tức Eurydice sẽ bị đưa trở về địa ngục với Hades.
Orpheus bắt đầu chuyến hành trình trở về và chơi nhạc. Chàng không thể nghe thấy tiếng chân của người vợ đằng sau, điều này làm chàng rất lo sợ. Tuy nhiên để thử lòng tin của Orpheus, con đường Hades đã chọn chỉ dẫn đến một khu rừng thông. Một con đường dẫn Orpheus về được trần gian, và khi chàng đã đi qua rừng thông, chàng vẫn không thể nghe nổi tiếng bước chân sau lưng mình. Không kìm nén nổi, Orpheus đã lén nhìn qua vai để rồi chứng kiến cảnh Eurydice mờ dần trước mắt sau đó bị đưa trở lại địa ngục. Kể từ đó, Zeus đã đưa chòm sao Thiên Cầm lên bầu trời để tôn vinh âm nhạc đẹp và là cả tình yêu của Orpheus dành cho Eurydice.
Vào mùa Hè bạn có thể nhận ra chòm sao này khi xác định được ngôi sao Vega (sao sáng nhất của vùng trời Đông Bắc), phía dưới của ngôi sao Vega này là 4 ngôi sao nhỏ và yếu hơn, chúng lập thành một hình bình hành và hình bình hành đó cùng với sao Vega tạo thành chòm Lyra (Thiên Cầm).
Orion – The Great Hunter – chòm sao thợ săn
Với khả năng săn bắn rất tài tình, Orion cung cấp thịt cho bữa ăn hàng ngày của các thần. Và một ngày nọ, Artemis – “Nữ thần của Mặt Trăng và săn bắn” đã yêu cầu làm bạn đồng hành cùng với Orion trong một buổi đi săn. Chàng lập tức đồng ý, và ngày hôm sau khi họ đang đi săn trong rừng, họ đã nhìn thấy một con hươu. Orion cẩn thận đưa mũi tên lên cung và bắn, con hươu ngã gục ngay lập tức. Điều này làm cho Artermis rất hài lòng. Vào bữa tối hôm đó, Artermis đã nói với mọi người kể cả Zeus về tài bắn cung của chàng. Tất cả những lời tán dương làm cho Orion rất vui và chàng thề sẽ gây ấn tượng với Artermis nhiều hơn nữa.
Vào lúc bình minh, Orion tiếp tục trong rừng nơi chàng săn mọi con vật mà chàng thấy. Và chàng đã tạo nên một núi những con vật chàng săn được ngay trước cửa nhà Artermis. Và sau đó chàng gõ cửa mời nàng ra xem điều ngạc nhiên mà chàng dành cho nữ thần. Nhưng khi thấy một núi xác của những con vật Orion vừa săn, Artermis trở nên hoảng hốt. Cũng bởi vì Artermis đồng thời là người bảo vệ các con vật và sẽ trừng phạt bất kỳ ai giết nhiều hơn số con vật mà họ có thể ăn. Trong cơn giận dữ, nàng đã giậm chân và từ dưới mặt đất một con bọ cạp khổng lồ xuất hiện, nó đốt vào gót chân Orion khiến chàng chết trong đau đớn.
Và để tôn vinh sự phục vụ tận tụy của chàng với các vị thần, Zeus đã đưa chàng lên bầu trời thành chòm sao Thợ săn.
Chòm sao Orion có thể nói là chòm sao dễ nhận biết nhất trên bầu trời với 3 ngôi sao thẳng hàng. Vào mùa Đông nhìn về hướng Nam chúng ta có thể quan sát thấy tất cả các chòm sao có thể có vào mùa này. Orion là chòm sao nằm trên cao của bầu trời phía Nam, chiếm một diện tích khá lớn của vùng trời tuyệt đẹp với vô số các vì sao này.
Pegasus – The Flying Horse – chòm sao phi mã
Trong thần thoại Hy Lạp, Pegasus được sinh ra từ máu của Medusa khi bà ta bị Perseus giết. Peganus sau khi được sinh ra đã bay trở về trái đất và bị thuần hóa bởi Minerva. Sau đó chú ngựa bay này đã được giao cho Bellerophon để giúp chàng chiến thắng con rồng Chimera khổng lồ. Bellerophon đã thành công và chàng quyết định cưỡi Pegasus bay lên đỉnh Olympus để sống với các vị thần. Và tất nhiên, Zeus đã rất tức giận vì sự ngạo mạn của Bellerophon, vị thần này đã cho một con côn trùng đốt Pegasus khiến nó hất ngã và làm Bellerophon chết. Pegasus tiếp tục bay lên đỉnh Olympus và được sử dụng sau vài nhiệm vụ tiêu diệt nhiều quái vật hung ác khác. Và để tôn vinh sự phục vụ tận tụy của nó, Zeus đã đưa Pegasus lên trời giữa các chòm sao
Mùa hè khi nhìn về hướng chính Đông, bạn sẽ thấy hình vuông lớn của chòm sao Pegasus mọc lên cao. Pegasus có nhiều sao trong đó có 4 ngôi sao sáng nhất cũng chính là 4 ngôi sao tạo thành hình vuông này, và một số ngôi sao ở xa hơn về bên phải. Ở gần hình vuông này, một số ngôi sao nối lại với nhau thành chòm sao Andromeda, và về bên trái một đoạn khá dài nữa bạn sẽ gặp sao Mirfak – sao sáng nhất của chòm sao Perseus.
Pegasus trên bầu trời
Hải Nguyên Văn @ 11:32 27/07/2012 Số lượt xem: 215
Truyền Thuyết Về Các Chòm Sao Trên Bầu Trời (Phần 4)
Hercules – The Strong Man- chòm sao tráng sĩ
Hercules (Hecquyn) là con trai của Zeus và Alcmene. Chàng là người con yêu thích của Zeus và vị thần này đã chuẩn bị trước cho sự ra đời của Hercules để chàng trở thành người mạnh nhất trong tất cả các anh hùng. Theo như kế hoạch, Hercules sẽ phải phục vụ người thường trong phần đầu tiên của cuộc đời. Chàng sẽ phải học cách người thường sống như thế và những điều gì mới là quan trọng với họ. Sau đó, khi chàng được đưa lên đỉnh Olympus, với kinh nghiệm sống giữa người thường sẽ giúp các vị thần bàn bạc và lên kế hoạch.
Hercules được biết đến với sức mạnh, lòng dũng cảm và sự nhanh nhẹn. Chàng còn được biết đến với 12 kỳ công nổi tiếng, nhưng tất cả những khó khăn mà chàng gặp phải đều là âm mưu của Hera. Hera làm mọi cách để Hercules thất bại và bị Zeus ghét bỏ. Tuy nhiên, không những Hercules hoàn thành 12 kỳ công một cách oanh liệt mà chàng còn giành được nhều sự yêu quý hơn từ cha mình đồng thời làm xấu mặt Hera.
Zeus ghi công tất cả các hành động anh hùng của Hercules nên đã đưa chàng lên thành chòm sao ở một vị trí trang trọng trên bầu trời.
Hercules là chòm sao dễ dàng quan sát được vào mùa Xuân. Khi nhìn về phía đông Giữa sao Acturus và chân trời phía Đông, bạn có thể thấy chòm sao Bắc Miện (Corona Borealis) cùng với chòm sao có hình người anh hùng Hercules.
Leo – The Lion- Chòm sao Sư Tử
Theo thần thoại Hy lạp, chòm sao Sư tử là 1 con sư tử dữ tợn bị rơi xuống trái đất trong khu rừng của Nemaea. Nó ăn thịt các con vật trong rừng thậm chí còn bắt và ăn thịt cả con người. Nhiều người dũng cảm đã bỏ mạng khi cố tiêu diệt con sư tử do bộ da của nó quá cứng và không mũi tên hay ngọn giáo nào có thể xuyên thủng được. Nhiệm vụ đầu tiên trong số 12 kỳ công mà bà vợ ghen tuông Hera của thần Zeus giao cho Hercules chính là giết con sư tử. Bà hy vọng chàng sẽ thất bại và thần Zeus sẽ mất lòng tin nơi chàng.
Biết được rằng không có thứ vũ khí nào có thể giết được con sư tử, Hercules đi vào hang và bóp chết con ác thú. Chàng diện trên mình chiếc áo choàng bằng da sư tử và Hercules đã trở thành “cứu nhân” của người dân Nemaea. Chiến công này đã được Zeus tưởng nhớ bằng cách đưa hình ảnh con sư tử bị đánh bại lên bầu trời.
Sư tử là chòm sao dễ quan sát nhất vào mùa Xuân ở phía Nam. Gần điểm xuân phân thời gian này, chòm sao rõ nhất là con sư tử (Leo). Ta có thể thấy nó với ngôi sao sáng nhất Regulus, ngoài ra còn có ngôi sao sáng Denebola tạo thành đuôi của sư tử.
Libra – The Scales- Thiên Bình
Thiên Bình là chòm sao hoàng đạo duy nhất tượng trưng cho 1 đồ vật. Thiên bình là 1 cái cân thể hiện sự công bằng của ngày và đêm. Nó gần với mối quan hệ với chòm Xử nữ, nữ thần của công lý, người sử dụng cán cân như biểu tượng cho quyền năng của mình. Thiên Bình được đặt cạnh tay của Xử Nữ trên bầu trời.
Vào mùa hè nếu quan sát bầu trời phía Tây chúng ta sẽ thấy nằm ở giữa Virgo và Scorpius là Libra (Thiên Bình).
7 Chòm Sao Bạn Cần Biết Trên Bầu Trời Mùa Hè
Thiên Ưng (Aquila) và Thiên Nga (Cygnus), chim đại bàng và chim thiên nga trên bầu trời, lên rất cao trong các buổi tối mùa hè và dường như đang nhìn về phía nhau. Thiên Ưng chứa sao Altair, một trong những sao nằm gần Trái Đất nhất có thể thấy bằng mắt thường, cách chúng ta chỉ 17 năm ánh sáng. Altair, cùng với sao Deneb của chòm Thiên Nga và Vega của chòm Thiên Cầm, hình thành nên Tam giác Mùa hè, một mảng sao rất sáng.
Thiên Nga là một trong những chòm sao nổi bật nhất trong mùa hè. Các ngôi sao sáng nhất của chòm tạo thành một mảng sao được gọi là Bắc thập tự, rất dễ nhận diện trong các buổi tối mùa hè. Deneb, ngôi sao sáng nhất của chòm và cũng là một trong những sao sáng nhất trên bán thiên cầu Bắc, đánh dấu đuôi của Thiên Nga. Đó là sao cấp I nằm ở xa Trái Đất nhất, cách chúng ta khoảng 3550 năm ánh sáng.
Thiên Nga cũng sở hữu nhiều sao nổi bật khác. Albireo, hay Beta Cygni, là một hệ sao đôi rất được các nhà thiên văn nghiệp dư yêu thích do có màu sắc tương phản. Sao này đánh dấu đầu Thiên Nga và thỉnh thoảng được gọi là “ngôi sao mỏ chim”. Tiếp đến, sao Sadr, hay Gamma Cygni, nằm ở trung tâm của Thập tự bắc và đánh dấu ngực con chim Thiên Nga. Ngôi sao này được vây quanh bởi một tinh vân khuếch tán mang số hiệu IC 1318, thường được gọi là vùng Sadr (vùng Gamma Cygni).
Các vật thể sâu đầy thú vị nằm trong chòm Thiên Nga bao gồm nguồn phát tia X Thiên Nga X-1, hai cụm sao mở Messier 29 và Messier 30, Thiên hà Pháo hoa, và một số tinh vân nổi bật khác: Tinh vân Bồ nông, Tinh vân Lưỡi liềm và Tinh vân Mạng che.
Thiên Cầm, là chòm sao nhỏ tọa lạc giữa các chòm Thiên Nga, Vũ Tiên (Hercules) và Thiên Long (Draco). Chòm này rất dễ nhận dạng nhờ hình dạng giống hình bình hành.
Chòm sao này là nhà của sao Vega, ngôi sao sáng thứ 5 trên bầu trời đêm, và cũng là nhà của hai ngôi sao nổi tiếng khác. Sheliak, hay Beta Lyrae, là ngôi sao đầu tiên thuộc dòng các ngôi sao biến quang kiểu Beta Lyrae, một lớp các ngôi sao nhị phân nằm gần nhau đến mức vật chất từ sao này chảy sang sao kia và các sao đều trở thành những vật thể có hình dạng giống quả trứng. Epsilon Lyrae, với biệt danh là sao Đôi Đôi, bao gồm hai hệ sao nhị phân quay quanh nhau. Nằm gần sao Vega, hệ này là mục tiêu quan sát phổ biến với các nhà thiên văn nghiệp dư.
Các thiên thể sâu nổi tiếng nhất trong chòm Thiên Cầm là cụm sao cầu Messier 56, Tinh vân Chiếc nhẫn trứ danh (Messier 57), bộ ba thiên hà đang sáp nhập NGC 6745, và cụm sao mở NGC 6791.
Vũ TiênVũ Tiên (Hercules) là chòm sao lớn thứ 5 trên bầu trời nhưng lại không có bất kì sao sáng cấp I hoặc cấp II nào. Khá dễ dàng nhận dạng được chòm sao này bởi một số sao của chòm hợp thành hình Đá đỉnh vòm (Keystone), một mảng sao sáng của mùa hè, đại diện cho thân người của chàng dũng sĩ Hercules. Chòm sao khắc họa hình ảnh Hercules đứng trên đầu của Ladon, con rồng thần thoại đã bị chàng đánh bại trong loạt 12 chiến công. Con rồng này chính là chòm sao Thiên Long (Draco) nằm ngay bên cạnh.
Vũ Tiên sở hữu hai thiên thể Messier: đầu tiên là cụm sao cầu Hercules (Messier 13) và Messier 92 nhỏ hơn, dày đặc hơn và tối hơn đôi chút – một trong những cụm sao già nhất được biết đến trong Ngân Hà. Chòm sao này cũng chứa Cụm thiên hà Hercules, với khoảng 200 thành viên, trong đó có cặp thiên hà tương tác Arp 272 (NGC 6050 và IC 1179), cùng với thiên hà hoạt động Hercules A.
Cung Thủ và Thiên YếtHai chòm sao Hoàng đạo Thiên Yết và Cung Thủ có thể thấy ở phía trên đường chân trời phía Nam vào mùa hè.
Cung Thủ (Sagittarius) nằm trong số những chòm sao nổi bật nhất của bầu trời mùa hè. Dễ dàng nhận dạng được nó nhờ mảng sao Ấm trà (Teapot), hình thành từ những vì sao sáng nhất của chòm. Nằm trong Dải Ngân hà, chòm sao này là bến đỗ cho rất nhiều thiên thể sâu tiêu biểu. Đầu tiên là nguồn phát sóng vô tuyến Sagittarius A, được cho là đánh dấu vùng trung tâm của Ngân Hà. Kế đến là Thiên hà lùn Elip Sagittarius, Thiên hà Barnard, Cụm sao Quintuplet, Tinh vân Pistol với sao sáng Pistol, Cụm sao Arches, và tổng cộng 15 thiên thể Messier, trong số đó có Tinh vân Đầm nước (M8), Tinh vân Chẽ ba (M20), Tinh vân Omega (M17), Đám mây sao Sagittarius (M24), và Cụm sao Sagittarius (M22).
Chòm sao hàng xóm Thiên Yết (Scorpius – Con bọ cạp) là nhà của nhiều sao và thiên thể sâu thú vị. Hai ngôi sao sáng nhất của chòm, Antares và Shaula, nằm trong số những sao sáng nhất trên bầu trời. Antares đánh dấu trái tim của con bọ cạp, trong khi đó Shaula là một trong hai sao nằm ở chóp đuôi.
Có 4 thiên thể Messier trong chòm sao này, bao gồm Cụm sao cầu Messier 4 và Messier 80, Cụm sao mở Messier 6 (Cụm sao Cánh bướm) và Messier 7 (Cụm sao Ptolemy). Chòm sao này còn chứa Tinh vân Bướm (hay Tinh vân Con bọ, NGC 6302), Tinh vân Chân mèo (NGC 6334), Cụm sao Hộp châu báu phương Bắc (NGC 6231) và Tinh vân Chiến tranh & Hòa bình (NGC 6357).
Xà PhuXà Phu (Ophiuchus – Người cầm rắn) là chòm sao lớn thứ 11 trên bầu trời. Khắc họa hình ảnh vị thần y khoa Asclepius đang giữ một con rắn (chòm sao Cự Xà-Serpens), Xà Phu cũng là nơi cư ngụ của nhiều sao và thiên thể sâu thú vị.
Rasalhague, ngôi sao sáng nhất của chòm, đánh dấu đầu của vị thần. Ngôi sao Barnard, đứng thứ tư trong số các sao nằm gần Mặt Trời nhất, chỉ sau ba vì sao trong hệ Alpha Centauri. Ngôi sao này chỉ cách chúng ta 5,96 năm ánh sáng, nhưng quá mờ để thấy được bằng mắt thường. Siêu tân tinh của Kepler (SN 1604) là tàn dư của siêu tân tinh nổi tiếng đã được quan sát vào năm 1604; vào thời kì cực điểm, nó xuất hiện như một ngôi sao sáng nhất trên bầu trời.
Earthgrazer – Hội Thiên văn Nghiệp dư Hà Nội (HAS)
Lược dịch từ Constellation-guide
CommentsCập nhật thông tin chi tiết về Chòm Sao Trên Bầu Trời Mùa Hè Và Truyền Thuyết Về Một Số Chòm Sao trên website Getset.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!