Bạn đang xem bài viết Cách Thực Hành Từ Bi Hỷ Xả Để Đạt Được Đại Lạc được cập nhật mới nhất trên website Getset.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Tứ Vô Lượng Tâm là bốn tâm Từ, Bi, Hỷ, Xả vô lượng vô biên trải rộng đến tất cả khắp cùng mười phương pháp giới chúng sinh, cầu nguyện cho họ nhanh chóng được giải thoát giác ngộ.
Để hiểu được Bồ đề tâm, Đức Phật có dạy phương pháp thực hành về Tứ Vô Lượng Tâm. Chúng ta phải trải rộng tâm mình, hướng động cơ tu tập của mình tới hết thảy chúng sinh vô lượng, không giới hạn, không trừ một ai. Chúng ta luôn mở đầu tất cả các pháp thực hành bằng sự thực hành Tứ Vô Lượng Tâm:
Nguyện chúng sinh đắc nhân an lạc,
Sống yên vui từng chớp sát na.
Nguyện chúng sinh muôn khổ lìa xa,
Thoát vòng tục lụy phiền hà thế gian.
Nguyện chúng sinh dứt khổ hân hoan,
Vô lượng hỷ lạc, từ quang sáng ngời.
Nguyện chúng sinh an trụ không rời,
Trong bình đẳng xả muôn đời vô ưu.
Vô Lượng Tâm thứ nhất là lòng Từ
Chúng ta phải phát triển lòng từ hướng về tất cả chúng sinh. Bắt đầu từ chính mình, rồi hướng rộng ra đến những người xung quanh mình. Nếu chúng ta ghét những người xung quanh mình, thì chúng ta sẽ không thể thương yêu những người khác nữa, nếu chúng ta rối loạn thì những người xung quanh chúng ta cũng rối loạn. Nếu chúng ta không phát triển được hiểu biết sâu sắc về chính mình thì sẽ rất khó để hiểu được người khác.
Đầu tiên bạn có thể phát triển tâm từ hướng về chính mình, sau đó bạn mới bắt đầu phát triển tâm từ này hướng về những người khác, rồi dần dần mở rộng thêm đến nhiều người hơn và cuối cùng chan trải khắp chúng sinh.
Trên thực tế, rất nhiều bậc thầy đã hướng dẫn chúng ta phát triển Tứ Vô Lượng Tâm hướng về những người mà mình yêu quý, đầu tiên bởi vì như thế sẽ dễ hơn cho sự thực hành, nhưng chúng ta cần hiểu rằng Bồ đề tâm chân thật không giới hạn, vô biên và vô lượng.
Vô Lượng Tâm thứ hai là lòng Bi
Tâm từ là mong ước hạnh phúc và những điều tốt lành cho chúng sinh. Từ là một loại mong nguyện tích cực, ví dụ khi chúng ta mong ước con cái mình, bạn bè mình, gia đình mình được may mắn và hạnh phúc, chúng ta sẽ có rất nhiều hy vọng và mong ước tích cực, đó là lòng Từ. Nếu chúng ta mong muốn chấm dứt khổ đau cho con cái, bạn bè và gia đình chúng ta, đó là lòng Bi. Lòng Bi xuất hiện khi chúng ta nghĩ đến những hoàn cảnh đau khổ, khó khăn mà người khác đang trải qua, và chúng ta mong muốn họ sẽ giải thoát khỏi những khó khăn đau khổ đó.
Trong Đạo Phật, khi thực hành Tứ Vô Lượng Tâm, chúng ta không chỉ nghĩ tới riêng cõi người mà hướng rộng ra tất cả các cõi khác như cõi súc sinh. Ví dụ: khi xem kênh “Khám phá thế giới động vật”, chúng ta sẽ thấy con vật này tấn công con vật khác, rồi chỉ vài phút sau lại có một con vật nữa tấn công con vật này. Tất cả những điều này đang xảy ra dưới biển, trên trời và trên mặt đất. Mặc dù chúng ta không thuộc cõi súc sinh, chúng ta cũng thực sự chia sẻ với cõi súc sinh. Mặc dù chúng ta đang ở trong cõi người, song cõi động vật cũng không khác nhiều với những gì chúng ta đang thấy. Thỉnh thoảng chúng ta cũng có những kinh nghiệm tương tự với loài súc sinh, bởi chúng ta cũng có một vài cách hành xử giống với loài súc sinh, không có nhiều sự khác biệt lắm.
Ở một vài quốc gia, mức độ của cái đói và cái chết mà loài người trải nghiệm cũng tương tự với loài động vật hay loài quỷ đói, con người thường xuyên chịu đau khổ vì đói khát, bệnh hoạn, chết chóc… Bởi vậy, chúng ta cảm thấy bi mẫn hướng về những chúng sinh đó, những con người đó. Chúng ta phải phát lòng đại bi đến cả cõi súc sinh. Theo lời Phật dạy, mỗi chúng ta đều đã gieo nghiệp nhân để tái sinh trong cõi súc sinh, chúng ta có thể là một loài súc sinh trong kiếp tương lai. Tương tự như vậy, loài động vật cũng có thể được tái sinh vào cõi người nếu chúng đã từng giữ gìn ngũ giới. Bởi vậy, Từ Vô Lượng và Bi Vô Lượng là hai khía cạnh chúng ta phát triển mạnh mẽ để trưởng dưỡng Bồ đề tâm, đặc biệt là tâm Bi.
Khi chúng ta khởi tâm từ và tâm bi tới một người mà chúng ta yêu thương nhất, có thể là một người trong gia đình mình hay trong số bạn bè mình, chẳng hạn như tới mẹ của bạn, đó cũng gần như là Bồ đề tâm. Song do tâm từ bi đó chỉ hướng tới một người, nên đó không phải là Bồ đề tâm chân chính. Sự chấp thủ này được gọi là ái kiến theo cách nhìn của Đạo Phật.
Bồ đề tâm cần phải được thực hành với Xả Vô Lượng Tâm. Không nên có sự phân biệt giữa bạn hữu, kẻ thù và tất cả chúng sinh. Mỗi người có một cách khác nhau để phát triển tâm Xả. Một số người phát triển tâm Xả trong giới hạn bạn bè hay những người quen, dần dần mở rộng tâm hướng tới những người hàng xóm, tới cả quốc gia, rồi đến toàn vũ trụ. Một số người cảm thấy không thoải mái khi chúng ta tụng lời cầu nguyện:
Con và hết thảy chúng sinh mẹ vô biên như hư không
“Vô biên” có nghĩa là không hạn cuộc, không giới hạn, và không đếm được. Như vậy nghĩa là không có sự phân biệt. Một số người lại thấy dễ dàng hơn khi nghĩ đến tất cả hữu tình, họ lại cảm thấy rất thoải mái ngay từ buổi đầu thực tập. Bởi vậy mức độ phát triển Bồ đề tâm viên mãn thế nào hoàn toàn tùy thuộc vào sự lựa chọn của bạn.
Có rất nhiều cách để phát triển Bồ đề tâm. Đối với giáo lý Mật thừa, dù thực hành pháp tu có cao cấp tới đâu, nếu thiếu Bồ đề tâm thì hoàn toàn không có nền tảng và vô cùng nguy hiểm. Với bất kỳ pháp môn nào, nếu không có Bồ đề tâm thì nghĩa là không có nền móng. Dù chúng ta có thể thực hành rất nhiều Bản Tôn, nhưng nếu chúng ta không hiểu và thực hành Bồ đề tâm, thì tuyệt đối không có cách nào để đạt được kết quả. Điều này đặc biệt nguy hiểm nếu chúng ta thực hành các Bản Tôn phẫn nộ, với tóc hung đỏ, hàm răng sắc nhọn và cầm kiếm trong tay. Nếu chúng ta quán tưởng và thực hành như vậy để phá hủy người khác hay đạt được năng lực mà thiếu Bồ đề tâm thì không được phép thực hành.
Guru Sengye Drathok, một trong tám hóa thân của Đức Liên Hoa Sinh
Bồ đề tâm là giáo lý căn bản trong truyền thống Đại thừa và càng quan trọng hơn trong truyền thống Mật thừa. Không một trang nào trong các nghi quỹ thực hành của Mật thừa không bắt đầu bằng việc phát Bồ đề tâm. Bởi Bồ đề tâm là nền tảng căn bản của mọi thực hành. Bồ đề tâm rất quan trọng. Mặc dù chúng ta đã hiểu Bồ đề tâm là gì nhưng chúng ta vẫn cần tu tập để phát triển, để thông qua những phương pháp thực hành cụ thể. Những phương pháp thực hành nhằm phát triển Bồ đề tâm cũng rất quan trọng.
Theo thứ tự các câu kệ về Tứ Vô Lượng Tâm, Từ Vô Lượng Tâm đứng đầu tiên, Bi Vô Lượng Tâm đứng thứ hai. Mong ước chúng sinh đạt được chân hạnh phúc đứng thứ ba và Xả Vô Lượng Tâm đứng thứ tư. Thực tế trong sự thực hành, chúng ta phải tu tập Xả Vô Lượng Tâm trước tiên. Nhờ nhận biết bản thân mình và tất cả chúng sinh đều bình đẳng, chúng ta phát tâm Từ vô lượng, Bi vô lượng và mong ước tất cả hữu tình đạt được chân hạnh phúc. Nhờ sự thực hành này, trạng thái an lạc, hạnh phúc sẽ xuất hiện trong tâm chúng ta. Khi thực hành Tứ Vô Lượng Tâm chúng ta sẽ thực sự trở nên mạnh khỏe và hạnh phúc, loại hạnh phúc này được gọi là Đại Lạc, còn được gọi là Hỷ vô lượng. Bởi vậy sự phát triển Bồ đề tâm thường bắt đầu với việc thực hành Tứ Vô Lượng Tâm.
(Khai thị của Đức Nhiếp Chính Vương Choegon Rinpoche Chokyi Sengye
Trích ấn phẩm “Những hành giả Yogis của Truyền thừa Drukpa”)
Từ Bi Hỷ Xả 4 Chữ Cần Có Trong Tình Yêu
TỪ BI HỶ XẢ 4 CHỮ CẦN CÓ TRONG TÌNH YÊU
Cô ấy hiểu con – chàng trai trả lời đơn giản.Chàng trai học ngành công nghệ thông tin nhưng rất hay làm thơ. Mỗi lần chàng đọc thơ, cô gái nọ lắng nghe rất chăm chú và có những nhận xét sâu sắc, trong khi những cô gái xinh đẹp kia không để ý gì đến. Chàng trai đã chọn người yêu không vì vẻ đẹp bề ngoài, mà bởi sự lắng nghe và thấu hiểu. “Đạo Phật cũng dạy như vậy, có hiểu mới có thương, tình yêu phải làm bằng sự hiểu biết”, thiền sư kết luận.
Nhân danh tình thương, người ta làm khổ nhau. Chuyện đó vẫn thường xảy ra. Được hiểu và được thương vốn là một nhu cầu muôn đời của con người. Nhiều người thường cảm thấy không ai hiểu mình. Họ “đói” thương, “đói” hiểu. Họ thơ thẩn, lang thang trong cuộc đời tìm người hiểu mình, thương mình. Gặp được người hiểu mình, thương mình là may mắn lớn của cuộc đời. Tình yêu nảy nở, lớn lên từ đó. Vậy nên, “có hiểu mới có thương” là nguyên tắc chọn người yêu, chọn chồng/vợ theo quan điểm Phật giáo. Dù người ta có đẹp, có giàu đến đâu nhưng không hiểu mình sẽ làm mình khổ suốt đời. Hôn nhân có thể mở ra những con đường hoa hồng, có thể mở ra cánh cửa tù ngục. Chọn vợ, chọn chồng là một sự mạo hiểm lớn. Hãy cẩn thận, nếu không muốn chọn án tù chung thân cho cuộc đời mình.
“Từ”là khả năng hiến tặng hạnh phúc cho người mình yêu. Yêu thương không phải là vấn đề hưởng thụ, yêu thương là hiến tặng. Tình thương mà không đem đến hạnh phúc cho người yêu không phải là tình thương đích thực. Yêu mà làm khổ nhau không phải tình yêu. Có những người yêu nhau, ngày nào cũng khổ, đó là tình yêu hệ luỵ, chỉ mang tới sự khổ đau. Yêu thương ai đó thực sự, nghĩa là làm cho người ta hạnh phúc, mỗi ngày.
Này người trẻ, bạn nghĩ về tình yêu của mình đi, có “từ bi hỷ xả không”? Bạn hãy can đảm tự hỏi mình rằng “Người yêu ta có hiểu niềm vui nỗi khổ của ta không? Có quan tâm đến an vui hàng ngày của ta không? Người ấy có nâng đỡ ta trên con đường sự nghiệp không?…” Và tự hỏi lại mình, liệu bạn có đang thành thực với tình yêu của mình?! Liệu tình yêu của bạn đã đủ “từ bi hỷ xả”?!
Phật giáo quan niệm như thế nào về tình dục trong tình yêu? Không phải ngẫu nhiên mà vị thiền sư tôi được hạnh ngộ bắt đầu vấn đề này bằng cách bàn về “thân tâm” trong truyền thống văn hoá Á Đông.Trong truyền thống văn hoá ta, thân với tâm là “nhất như”, tức là nếu ta không tôn kính thân thể người yêu thì cũng không tôn kính được tâm hồn người ấy. Yêu nhau là giữ gìn cho nhau, kính trọng nhau. Khi sự rẻ rúng xem thường xảy ra thì tình yêu đích thực không còn.Thân thể ta cũng như tâm hồn ta. Có những nỗi niềm sâu kín trong tâm hồn, chúng ta chỉ chia sẻ với người tri kỉ. Thân thể ta cũng vậy, có những vùng thiêng liêng và riêng tư, ta không muốn ai chạm tới, ngoài người ta yêu, ta tin, ta muốn sống trọn đời, trọn kiếp.Trong tình yêu lớn và cao quý, bất cứ lời nói và cử chỉ nào cũng phải biểu lộ sự tương kính. Người con trai phải tôn trọng người con gái mình yêu, cả thân thể lẫn tâm hồn. Người con gái biết giữ gìn, cũng là biết làm người yêu thêm tương kính, nuôi dưỡng hạnh phúc lâu dài về sau.
Các loại tin khác:
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾNTHÁM TỬ HÔN NHÂN THÀNH ĐẠT
Thống kê truy cập
Số người truy cập: 14
Lượt truy cập hôm nay: 193
Lượt truy cập: 506652
Từ, Bi, Hỷ, Xã Trong Kinh Pháp Cú
Trong Kinh Pháp Cú (Dhammapada) Ðức Phật khuyên dạy chúng sinh hãy chăm tu tập “Tứ Vô Lượng Tâm“, tức là “bốn món tâm rộng lớn không lường được”, đó là các tâm “Từ, Bi, Hỷ, Xả“. Phật dạy hãy mở rộng bốn tâm này, không hạn chế, cho tất cả các loài hữu tình ở khắp bốn phương. Đây là những đặc tính giúp con người trở nên tốt đẹp, hoàn thiện, là lối sống của bậc thánh.
Đạo Phật thường được gọi là đạo từ bi, đạo cứu khổ. Ở đâu có Đạo Phật, ở đó có tình thương. Phương châm tu tập của Phật Giáo là từ, bi, hỷ, xả. Người Phật tử lấy từ, bi, hỷ, xả làm nền tảng cho sự phát triển thánh hạnh; tâm từ bi được coi là tâm Phật. Tâm “Từ” là khả năng hiến tặng niềm vui cho tha nhân, cho người khác. Tâm “Bi” là khả năng làm vơi đi nỗi khổ đang có mặt. Tâm “Hỷ” là niềm vui, lòng thanh thản do từ bi đem tới. Tâm “Xả” là thư thái nhẹ nhàng, tự do, không kỳ thị. Bốn món tâm rộng lớn không lường được nói trên nếu của Phật và các vị Bồ tát thời được xưng là ” Đại từ, Đại bi, Đại hỷ, Đại xả “.
TÂM TỪ
“Từ” là lòng lành giúp ích cho người, lòng thương yêu, thường đem vui cho tất cả chúng sinh. “Tâm từ” là cái gì làm cho lòng êm dịu, là lòng mong ước cho tất cả chúng sinh đều được an lành vui vẻ, lòng chân thành của người bạn hiền muốn cho bằng hữu mình được an vui hạnh phúc. Ngược lại với tâm từ là lòng “sân hận”.
Tâm từ không phải là sự yêu thương thiên về xác thịt, về tình dục, cũng không phải là lòng trìu mến vị kỷ, lòng luyến ái đối với người nào. Tâm từ không phân biệt kẻ thân người sơ, không dành riêng cho tình đồng chí, đồng chủng, cũng không dành riêng cho tình đồng hương hay đồng đạo. Hơn nữa tâm từ không phải chỉ nên có giữa người và người mà phải bao trùm tất cả chúng sinh, bởi vì, loài cầm thú cũng cần đến sự giúp đỡ và tình thương.
Nói tóm lại, tâm từ bao la, rộng rãi, trải ra đồng đều đối với chính mình cũng như đối với những người thân cận, dù không quen biết, dù có ác cảm với mình. Người thực hiện từ tâm đến mức độ cùng tột sẽ thấy mình đồng hóa với tất cả chúng sinh, không còn sự khác biệt giữa mình và người. Cái gọi là “ta” không còn nữa. Mọi sự chia rẽ đều biến mất như đám sương mù tan trong nắng sáng. Vạn vật trở thành một, đồng thể, đồng nhất.
Đức Phật dạy chỉ có tâm từ mới dập tắt được lòng sân hận, ác ý, thù oán. Không những dập tắt được lòng sân, tâm từ còn diệt được các mầm tư tưởng bất thiện. Nhìn thái độ của loài người đối với hận thù, Ðức Phật đưa ra nhận xét là tình thương sẽ chinh phục được lòng sân hận. Ðể giảng hòa một cuộc tranh chấp giữa hai tiểu bang đang giành nhau nước dưới con sông làm ranh giới, Ðức Phật dạy:
(Pháp Cú 197)
“Ở ngay giữa đám nhân sinh Dù người hờn oán, nếu mình thảnh thơi Sống không thù hận cùng người Thật là sung sướng, cuộc đời thơm hương.”
Nhưng có lòng từ ái đối với người khác không có nghĩa là phải quên mình. Lúc Ðức Phật sắp nhập Niết Bàn, các đệ tử từ bốn phương xa gần tấp nập về đảnh lễ Ngài. Chỉ có một thầy Tỳ kheo lại rút về tịnh thất chuyên cần hành thiền. Khi được hỏi về thái độ ấy, thầy trả lời vì trong ba tháng nữa Đức Phật sẽ nhập diệt nên thầy nghĩ rằng để tỏ lòng quý trọng Ngài, việc làm tốt đẹp nhất là thành tựu đạo quả A La Hán lúc Ngài còn tại tiền. Ðức Phật ngợi khen thầy và nhấn mạnh là “Không nên vì mục tiêu của người khác mà lãng quên mục tiêu, sự an lành của chính mình.” và hãy “lập tâm thành đạt mục tiêu ấy”:
“Chớ vì lợi ích cho người Mà quên lợi ích cho nơi chính mình Mục tiêu giải thoát tử sinh TÂM BI Ai lo lợi ích cho mình chớ quên Quyết tâm đạt được cho bền.”
(Pháp Cú 166)
Không nên hiểu lầm là Đức Phật dạy ta nên ích kỷ, chớ có phục vụ kẻ khác một cách vị tha, bất cầu lợi. Trái lại Đức Phật chỉ nhấn mạnh rằng trong khi phục vụ lợi ích cho người cũng đừng quên mục tiêu tự giải thoát cho chính mình. Mình có giác ngộ và giải thoát rồi sau đó đi giúp kẻ khác mới hữu hiệu được hơn.
“Khắp nơi trong cõi dương gian Hận thù đâu thể xua tan hận thù Chỉ tình thương với tâm từ “Lấy từ bi, lấy ôn hòa hắng cơn nóng giận bùng ra thét gầm TÂM HỶ Lấy hiền lành, lấy thiện tâm Thắng lòng hung ác bất nhân khó lường Lấy tâm bố thí cúng dường Thắng hàng keo kiệt, thắng phường tham lam “Chỉ riêng người hiểu pháp mầu Nên lòng ganh ghét trước sau diệt trừ TÂM XẢ Ngày đêm hương đạo thơm đưa Cõi lòng an tịnh, tâm tư thanh nhàn.” Lấy chân thật để đập tan Những trò hư ngụy, dối gian ở đời.” Làm tiêu oán hận, giải trừ hờn căm Đó là định luật ngàn năm.”
“Bi” là lòng thương xót cứu khổ, thương dứt trừ đau khổ cho hết thảy chúng sinh. Bi là động lực làm cho tâm rung động trước sự đau khổ của kẻ khác. Đặc tính của “tâm bi” là ý muốn giúp người khác thoát khỏi cảnh khổ. Tâm bi là vị thuốc có thể tiêu trừ bệnh hung bạo. Lòng của người có tâm bi thật là mềm dịu. Lắm khi người có tâm bi không ngần ngại hy sinh đến cả tính mạng. Chính do nơi tâm bi mà con người có thể hoàn toàn vị tha trong khi phục vụ kẻ khác, giúp mà không bao giờ mong đền ơn, đáp nghĩa.
“Gió nào lay núi đá cao Và người trí lớn khác nào núi kia Tiếng đời trần tục khen chê Tán dương, phỉ báng, dễ gì động tâm.” “Tỏ ra thân thiết chân tình Giữa người thù nghịch quanh mình gần xa, Tỏ ra thiện chí ôn hòa Với người tính khí thật là hung hăng, Không còn luyến ái vương mang Bên người cố chấp buộc ràng vây quanh, Bà La Môn thật xứng danh.” Tâm Minh Ngô Tằng Giao (Xuân Canh Tý 2020)
Đối tượng của tâm bi là những kẻ nghèo đói, túng thiếu, đau ốm, cô đơn dốt nát, hư hèn và cả những người có đời sống buông lung, phóng đãng tội lỗi. Tâm bi phải bao trùm tất cả chúng sinh đau khổ, rất bao la và bình đẳng. Như Đức Phật xưa kia đã từng tế độ cho một người phụ nữ lạc bước giang hồ và cho cả một tên sát nhân tàn ác, toan hại Ngài. Về sau, cả hai đều theo Ngài và hoàn toàn đổi tính. Bên trong mỗi người, dù xấu xa thế nào cũng ngầm có những tính tốt. Đôi khi chỉ có lời nói phải, đúng lúc, cũng có thể làm đổi hẳn con người. Như vua A Dục ngày xưa, tàn bạo đến nỗi, người đời bấy giờ gọi là “A Dục, con người tội lỗi”. Thế mà, khi nghe được lời nói phải của một thầy Sa di trẻ tuổi, ông đổi hẳn lại tính tình, mạnh tiến trên con đường tự giác và trở thành “A Dục, con người hiền đức”. Ta nên nhận định rằng, tâm bi của Phật giáo không phải là giọt nước mắt nhỏ suông gọi là thương xót. Kẻ thù gián tiếp của tâm bi là “âu sầu, phiền não”.
Tâm Từ và Tâm Bi thường đi chung với nhau. Trước hết phải dùng tâm bi để trừ giùm đau khổ cho chúng sinh, rồi kế đó dung tâm từ mà cho họ niềm vui. Như thế, cái vui mới được hoàn toàn. Vậy “bi” là nhân mà “từ” là quả. Người sống có tâm từ bi, có tình thương thì mọi hận thù trên thế gian này sẽ tiêu tan.
Một người có hai bà vợ. Một bà có con và một bà không. Bà không con đem lòng ganh tị, trộn thuốc độc vào thức ăn của bà kia, hại bà kia hai lần hư thai. Ðến lần thứ ba, thuốc độc làm cho bà kia đang có mang cùng chết với đứa bé. Bà kia khởi tâm cương quyết báo oán và thực hành ý định. Bà không con bị trả thù, cũng quyết tâm trả thù lại. Thù oán trả qua trả lại, hết bà này đến bà kia, qua lại trong hai kiếp sống liên tục. Tuy nhiên, đến kiếp tái sinh thứ ba, cơ hội đưa đẩy hai bà cùng đến gặp Ðức Phật và sau đó nhờ Ngài khuyên giải mà hận thù được chấm dứt:
(Pháp Cú 5)
Cô hầu nhỏ của một ông chồng nọ bất chợt đem lòng ganh tị bà vợ lớn. Một lần cô đem đổ bơ nóng lên đầu bà nhưng bà không giận mà còn giải lòng từ bi đến cô, nguyện rằng mình không sân hận, khiến cho bơ nguội lạnh, bà không bị phỏng. Về sau, cô hầu nhỏ ăn năn hối hận và xin sám hối. Bà bảo cô phải lên xin sám hối với Ðức Phật trước bà mới bằng lòng quên lỗi. Cô làm theo lời bà và được Ðức Phật khuyên rằng “Hãy lấy tình thương mà chế ngự tâm sân, lấy chân thật khắc phục giả dối”:
(Pháp Cú 223)
“Hỷ” là lòng vui, tự mình vui và mừng giùm cho người được điều thiện. Hay muốn nói cho đủ là tùy hỷ: vui theo, cùng vui với người khác. Phản nghĩa của hỷ là “ưu phiền”. Hỷ không phải là trạng thái thỏa thích suông, cũng không phải là cảm tình riêng đối với một người nào. Hỷ là lòng cùng vui thích với người khác khi họ có hạnh phúc hay họ được thành công, nhất là khi sự thành công ấy tiến về nẻo thiện, hướng đến mục đích giải thoát. Lòng “ganh tị” là kẻ thù trực tiếp của hỷ. Nhiều người lấy làm bực tức khi thấy người khác thành công hay vui khi thấy người khác thất bại. Chính tâm hỷ làm tiêu tan lòng ganh tị đó.
Người có tâm hỷ sẽ trực tiếp hưởng nhiều lợi ích do tâm ấy đem lại cho mình hơn cả người khác. Nếu so sánh với tâm từ và tâm bi, tâm hỷ lại càng khó thực hiện. Muốn có tâm hỷ, phải có ý chí mạnh mẽ và hết sức cố gắng. Để tạo sự an vui, hạnh phúc trong đời sống cá nhân cũng như tập thể và vươn mình lên sống đời trong sạch, cao thượng, người Phật tử nên thực hành tâm hỷ.
Một Sa di, con của người gác cửa, nói xấu về tâm bố thí của tất cả các thiện tín đến chùa, từ đại thí chủ như ông Cấp Cô Độc đến vua Ba Tư Nặc, ngoại trừ những người có họ hàng với chú. Vài vị Sư khác bạch lại vớí Đức Phật về tác phong thấp hèn của chú Sa di, Đức Phật dạy “Người nào đem lòng khen chê, bất mãn và đố kỵ về những phẩm vật bố thí thì tâm người ấy chưa được an tịnh. Người bỏ được tính đố kỵ, ganh ghét và không so đo hơn thua thì tâm lúc nào cũng an tịnh”:
(Pháp Cú 249)
(Pháp Cú 250)
“Xả” là lòng buông xả ra mọi vật của mình cho tất cả chúng sinh không phân biệt kẻ oán người thân. Xả là bố thí, bỏ đi, không chấp, không ghi giữ trong lòng. Xả là trông thấy đúng đắn, nhận định chân chính, suy luận vô tư, tức là không ghét bỏ cũng không luyến ái; không ưa thích cũng không bất mãn. Phản nghĩa của “tâm xả” là “cố chấp”.
Người cao thượng luôn giữ tâm bình thản trước sự khinh rẻ, phỉ báng, nguyền rủa. Giữa cuộc thăng trầm của thế gian đó, Đức Phật dạy ta nên luôn bình thản, hành tâm xả, vững chắc như tảng đá sừng sững giữa trời, vững như voi, như mãnh hổ. Ví như gió thổi ngang màn lưới mà không bị vướng trong lưới, tuy sống giữa chợ người mà ta không luyến ái những lạc thú hão huyền và vô thường của cuộc đời. Như hoa sen từ bùn nhơ nước đục vươn lên, chúng ta cũng vượt lên bao nhiêu quyến rũ của thế gian để sống trong sạch, tinh khiết, luôn luôn bình tĩnh và an vui.
Kẻ thù trực tiếp của xả là “luyến ái” và kẻ thù gián tiếp của tâm xả là sự “lãnh đạm”. Tâm xả lánh xa lòng tham ái và trạng thái bất mãn. Thái độ vô tư, thản nhiên, an tịnh là đặc tính quan trọng của tâm xả. Người có tâm xả không thích thú trong vui sướng cũng không bực tức trong phiền não. Người có tâm xả đối xử đồng đều giữa kẻ tội lỗi và bậc thánh nhân. Đức Phật luôn khen ngợi, khuyến khích hàng đệ tử thực hành tâm xả.
Xả có bốn thứ. Nếu đem cho người ta đồ vật, của cải thời gọi là “tài xả”. Nếu đem giáo pháp, giáo lý cho người thời gọi là “pháp xả”. Nếu đem đức không sợ hãi cho người thời gọi là “vô úy xả”. Còn tự mình xả bỏ tất cả các mối phiền não thời gọi là “phiền não xả”.
Một Tỳ kheo có thói xấu hay moi móc lỗi lầm của người khác để chê bai. Đức Phật dạy “Nếu có ai nói rõ lỗi lầm của người khác và chỉ dạy cho họ cách sửa chữa lại thì đó chẳng phải là một hành động xấu ác đáng chê trách. Trái lại nếu có kẻ nào luôn luôn chỉ trích chỗ sai lầm của người khác với ý định hiểm độc để nói xấu thời những người như thế không bao giờ đạt được giác ngộ mà chỉ có sự ô nhiễm tăng trưởng trong họ mà thôi”:
(Pháp Cú 253)
Vài thầy Sa di không biết nên theo phá khuấy một vị A La Hán khả kính vì thân hình ngài nhỏ bé thấp lùn. Khi được biết vị thánh tăng tính tình hiền hòa, chẳng hề tức giận, vẻ mặt luôn bình thản, không chút xao động, Ðức Phật dạy rằng chư vị A La Hán giữ mình luôn luôn bình thản trước những lời tán dương hay khiển trách:
(Pháp Cú 81)
Theo lời mời của một vị Bà La Môn, Ðức Phật và các môn đệ Ngài đến an cư kiết hạ tại làng của ông ta nhưng các ngài lắm lúc bị bỏ lửng, không được chăm sóc đến, vì vị thí chủ này lãng quên, hơn nữa dân làng địa phương lúc đó đang bị nạn đói kém trầm trọng. Các ngài đôi khi phải dùng lúa cho ngựa ăn nhưng không có ai vì đó mà buồn ý, vẫn tinh tấn tu tập. Ðến khi trở về tịnh xá Kỳ Viên các ngài được cung cấp thực phẩm chu đáo nhưng cũng không vì đó mà tỏ ra thỏa thích quá độ. Ðức Phật lưu ý rằng người thiện trí vượt lên trên mọi xúc động thường tình, không bao giờ bồng bột, cũng không bao giờ để tinh thần suy sụp, luôn bình tĩnh trước mọi việc xảy ra:
Một bà tín nữ có ý muốn thỉnh năm vị Tỳ kheo lão thành về nhà trai tăng. Nhưng tịnh xá lại cử đi năm vị Sa di trẻ tuổi đến nhà bà thọ thực nên bà không vui, tỏ vẻ không tôn kính và không dâng cúng vật thực đúng thời khiến các vị Sa di bị đói khát. Về sau bà mới nhận ra phẩm hạnh của các vị Sa di, mặc dầu không được tiếp đãi nồng hậu, vẫn không hề tỏ ra bất mãn. Khi nghe thuật lại câu chuyện, Ðức Phật dạy:
(Pháp Cú 406)
Một ông vua lấy làm thất vọng và âu sầu vì đã bị bại trận ba lần. Ông không thắng nổi kẻ địch là người cháu gọi mình bằng cậu. Người cháu đó là vua A Xà Thế. Ông vua bại trận bỏ cả ăn uống, cứ nằm dài mãi trên giường. Ðức Phật dạy rằng muốn an vui, chớ ham tranh thắng bại. “Kẻ chiến thắng gây thêm thù hận. Còn người thất trận phải chịu khổ đau ảo não”. Sống an hòa là thái độ tốt nhất:
(Pháp Cú 201)
Hỷ và Xả là hai hạnh lành, có tương quan mật thiết, làm nhân làm quả cho nhau. Xả làm nhân cho hỷ, nghĩa là muốn vui theo với người, muốn làm cho người vui, thì trước tiên mình phải đừng chấp, phải xả bỏ những điều ngang trái, những điều thiệt thòi sỉ nhục mà người khác đã làm cho ta.
Trong các truyện về “Tiền thân Đức Phật” ta thấy Ngài từng xả bỏ thân mạng mà cứu giúp chúng sinh. Khi được làm Bồ Tát trên cung trời Đâu Suất, Ngài xả bỏ các sự vui sướng nơi thiên cung mà giáng sinh cứu thế. Trước kia khi còn là một hoàng tử sắp lên ngôi vua, Ngài xả bỏ tất cả đền đài cung điện, châu báu ngọc ngà, vợ đẹp con khôn, quyền cao chức trọng để mà một thân một mình ra đi tu hành khắc khổ.
Người tu hành phải tập xả dần, xả tất cả. Con tằm sở dĩ thành bướm bay lượn đó đây, vì nó đã rời bỏ cái kén, dù đó là một cái kén bằng tơ vàng óng ánh, ấm áp, đẹp đẽ mịn màng vô cùng. Nhưng xả mà còn buồn rầu tiếc nuối cho cái mà mình đã bỏ đi thì xả như thế không có ích gì. Xả phải đi đôi với hỷ. Phải xả với vẻ mặt hân hoan, vui mừng như người tù khi tháo gỡ xiềng xích.
12 Chòm Sao Lạc Về Cổ Đại
Sân bay tư nhân, biệt thự Roz.
Cả nhóm người đứng đó, cạnh chiếc máy bay cỡ lớn, mỗi người làm một việc nhưng đều mang tâm trạng bực bội. Dường như không chịu được nữa, Xử Nữ lên tiếng:
– Còn 3 phút 30 giây cho cậu ấy.
Và câu nói của Xử Nữ đã châm ngòi cho sự tức giận của mọi người. Thiên Yết nghiến răng, xoay con dao trên tay:
– Lần này nó đến muộn tớ giết không tha.
Chắc chắn điều mà Thiên Yết vừa nói đã không ít người nghĩ tới, chỉ là do không ai nói ra. Nhân Mã hồn nhiên cười tươi:
– Vui ghê! Không ngờ lại có người đi muộn hơn mình.
Cô đi vòng quanh mọi người huýt sáo, vẻ mặt cực kì vui vẻ. Trái với Nhân Mã, Cự Giải đứng ngồi không yên, cô đang lo lắng cho Song Ngư. Vì sao hôm nay cậu ấy lại đến muộn cơ chứ!? Con nhỏ này đang làm cái gì vậy?
– Các cậu cứ bình tĩnh, còn vài phút nữa. – Sư Tử.
Sư Tử dựa vào thân máy bay, đôi mắt nhắm hờ lại. Vẻ mặt cậu bình thản hết sức.
Không khí lại im lặng, đếm được vài giây trôi qua.
-A. các cậu, Song Ngư đến rồi kìa.
Cự Giải hét lên, tâm trạng vui mừng nhưng ngay lập tức bị Kim Ngưu mắng:
– Đó không phải Song Ngư, hình như là… – Kim Ngưu đang nói thì bị một tiếng hét cắt ngang.
Nguồn gốc xuất xứ của nó là ở cái người đang chạy đến kia.
– SONG NGƯ! AI CHO CẬU GIẢ MẠO TỚ HẢ???
Vâng, người vừa hét lên mang mái tóc màu đỏ, màu đỏ không lẫn được với ai. Sư Tử chính gốc của chúng ta.
Các bạn Sao khá quen thuộc với tình huống này nên nhanh chóng hiểu ra vấn đề. Mọi ánh mắt đổ dồn về phía “Sư Tử” giả mạo, hay nói cách khác chính là Song Ngư hóa trang.
“Sư Tử” vẫn ung dung dựa người về phía sau, không hề có bất kì biểu hiện bất thường nào như chạy trốn, đã vậy cô nhóc còn đưa tay lên miệng ngáp một cái thật dài.
Tất nhiên Sư Tử đang tức giận lại càng tức hơn. Quá mất mặt, rõ ràng là khuôn mặt cậu mà lại mang những hành động đó. Không thể tha thứ!
Sư Tử lao đến, cậu nhanh chóng rút dao, phi tiêu, ám khí không chút do dự nhắm đến những điểm yếu trên cơ thể con người, hướng bay của nó chính là Song Ngư. Bạch Dương nhìn thấy vội vàng hét lên:
– Chết người bây giờ, Sư Tử!!!
Cậu phi người định ngăn Sư Tử lại nhưng Ma Kết lại bình thản:
– Chết sao được. Nó vẫn sống nhăn răng ra kia kìa!
Theo lời Ma Kết, Bạch Dương nhìn về phía “Sư Tử” giả mạo, trợn tròn mắt. Những ám khí tưởng như đã cho Song Ngư lìa đời lại đang nằm an vị trên thân Roy yêu dấu của Bảo Bình. Cậu chàng “Sư Tử” giả mạo đưa tay hất mái tóc tỏ vẻ kiêu ngạo giống hệt với Sư Tử thật.
Sư Tử tức điên tiết. Cậu lục lọi mang hết những thứ vũ khí trên người. Cuối cùng, cậu lên đạn khẩu súng ngoại hình lớn trên tay:
– Lần này còn lâu mới tha!
Đúng lúc Sư Tử chuẩn bị bắn, Song Ngư chuẩn bị chạy thì Thiên Bình mới nhảy từ trên lan can xuống, cốc đầu Sư Tử:
– Xử Nữ vừa báo hết thời gian cho cậu chơi rồi đấy!
Thiên Bình mặt hình sự nhưng khi quay sang Song Ngư thì thay đổi 180 độ, cô cười tươi:
– Ngư có sao không? À quên, Sư Tử có sao không vậy?
Song Ngư làm mặt khóc, cô sụt sùi thì Sư Tử hét lên:
– ĐỦ RỒI! Có thôi…
Đang hét dở thì một cái bánh “từ đâu bay tới” bay thẳng vào miệng Sư Tử kèm theo mấy viên thuốc.
– Ư… ưm…
Sư Tử bị nghẹn bánh không nói lên lời. Ánh mắt cậu rực lửa tìm kiếm thủ phạm.
Song Tử đang soi gương chải chuốt, đột nhiên trong gương phản chiếu hình ảnh Sư Tử nổi loạn như một con thú dại điên cuồng. Cậu khẽ mỉm cười – một nụ cười không tốt đẹp chút nào. “Đây chính là cơ hội để ta trả thù sau bao ngày bị hắn chế giễu”. Cậu thầm nghĩ!
Song Tử tiến lại gần Sư Tử cười đểu giả:
– Cậu nói cái gì cơ? Cái gì? – Song Tử ghé sát tai vào miệng Sư Tử giả bộ nghe ngóng. Sau đó cậu gật gù ra vẻ hiểu:
– À… hiểu rồi, hiểu rồi! – Song Tử quay lại phía các bạn của mình hét lớn – Các cậu ơi!!! Sư Tử muốn hỏi là hôm nay cậu ấy có xinh gái không? Ba vòng thế nào?
Cả nhóm lăn bò ra cười vì câu nói của Song Tử, Thiên Yết vỗ vai Song Tử ra vẻ đàn anh dạy bảo:
– Sao cậu lại lỡ lòng nào nói lớn như vậy chứ? – Cậu nở nụ cười tỏ ý châm chọc.
– Sáu bạn hotgirl mau chỉ cho Sư Tử cách làm đẹp đi chứ! – Song Tử tiếp lời Thiên Yết.
Sư Tử nuốt xong miếng bánh liền bắn hai phát súng sát người hai cậu bạn của mình cảnh cáo, ánh mắt cậu như muốn ăn tươi nuốt sống. Cậu tức giận sử dụng “liên hoàn cước” xử lí “hai thằng điên” đang lải nhải chọc tức cậu.
Những cú đấm đá đó không làm khó được Song Tử và Thiên Yết nhưng điều đáng bận tâm là chiếc máy bay đã hứng trọn tất cả. Và một trong số đó đã chạm vào mấy cái vạch đỏ, còi báo động bắt đầu vang lên.
Tất cả sững sờ, họ ngơ ra không biết làm sao. Đúng 5 giây sau, Bảo Bình từ trong biệt thự lao ra với tốc độ ánh sáng, trên người cậu toàn vũ khí, cậu quát lên:
– Ai? Ai dám làm tổn thương bé Roy của tớ hả?
Ánh mắt Bảo Bình lướt qua mọi người, khi thấy Sư Tử đang đứng cạnh bé Roy, Sư Tử tất nhiên sẽ là nghi can số một. Bảo Bình hét lên:
– Sư Tử cậu làm đúng không? Tớ giết cậu bây giờ.
Tất cả cùng im lặng, không ai nói gì, không ai làm gì, không khí cũng lạnh hơn, sặc mùi khủng bố. Bảo Bình hai tay hai súng, cậu bắn tới tấp. Sư Tử cũng vội vàng di chuyển tránh né. Bảo Bình đến gần, rút nhanh thanh kiếm trên lưng chém xuống, Sư Tử nghiêng người tránh từng đòn của Bảo Bình. Cậu lắp bắp:
– Cậu dừng lại! Cậu… coi cái máy bay vô… chi vô giác kia hơn cả tớ hả?
– Tớ giết cậu! Bao công sức tớ thức đêm, thiếu ăn thiếu ngủ để làm, vậy mà bây giờ trong tích tắc cậu đã phá hủy vẻ đẹp tuyệt vời của nó.
Bảo Bình mải nói mà không để ý rằng Sư Tử đã cách xa mình đoạn dài, tức giận càng dâng lên, cậu vứt kiếm xuống đất, rút cung ra.
– Tớ giết cậu! Tên có độc!
Lời vừa nói, hàng trăm mũi tên bay về phía Sư Tử. Bảo Bình vẫn điên cuồng bắn tên. Nhưng…
Keng…Keng…Keng.
Ma Kết xoay kiếm đỡ tên cho Sư Tử. Tất cả mọi người cùng nhìn với ánh mắt ngạc nhiên. Thiên Yết cản Bảo Bình lại “an ủi”:
– Thôi! Dù sao thì em Roy của cậu cũng rất đẹp. Còn bây giờ… – Thiên Yết nhìn một lượt Bảo Bình rồi cười. – Mang hết vũ khí trên người của cậu ra đây. Tớ tịch thu.
Lời thì nói vậy, nhưng Thiên Yết đã moi hết vũ khí trên người Bảo Bình và lấy. Bảo Bình sững sờ nhưng nhanh chóng hét lên:
– NÓ LÀ CỦA TỚ! CẬU QUÁ ĐÁNG VỪA THÔI!!!
Ai cũng chỉ biết ngáp ngắn thở dài. Cái lũ nhóc này cứ như con nít, chỉ biết trêu nhau xong lại chém giết lẫn nhau. Xử Nữ mất hết kiên nhẫn, lạnh miệng nói:
– Các cậu thích ở đây đánh nhau à? Có đi không để tớ về phòng, mất thời gian mà chẳng làm được gì ra hồn, chỉ chém giết lẫn nhau thôi.
– A, tất nhiên là có – Bạch Dương giật mình, cậu cười tươi.
Tất cả mười hai người bắt đầu cân bằng cảm xúc. Người vô tư nhất có lẽ là Nhân Mã.
– Các cậu, tớ thích đánh nhau cơ.
Tất nhiên với kẻ phá rối thì… khuôn mặt người nào cũng u ám thấy rõ, Kim Ngưu nhanh chóng chạy đến bịt miệng Nhân Mã, cười tươi.
– Thôi nào, cậu ấy đùa mà. Chúng ta đi chứ, đứng cả nửa ngày rồi. Ha ha.
Nhìn mặt Kim Ngưu cười mà còn hơn cả mếu, ngố đến phát sợ. Mọi người bắt đầu đi lên máy bay.
Tưởng không khí trầm lặng sẽ kéo dài, nào ngờ chỉ vài giây sau, khi máy bay đã cất cánh, Sư Tử quay ra:
– Quên mất, lúc nãy ai làm bánh nhỉ? Rất ngon đó.
Cự Giải đi đến chỗ Sư Tử đắc ý tươi cười:
– Ngon hả?
– Ừ! Tất nhiên.
– Tớ quên mất. Này nước của cậu.
Cự Giải dúi vào tay Sư Tử chai nước 100% không bình thường, và ra hiệu ý muốn cậu uống nó. Sư Tử nhíu máy đa nghi:
– Tại sao?
– Ăn xong phải uống chứ sao.
– Nước gì vậy?
– Uống thì biết! Hỏi nhiều, tớ không phải Xử Nữ đâu mà cậu đề phòng.
Nói đến đây, Cự Giải nhận được ánh mắt sắc lẻm của Xử Nữ. Cô nuốt nước bọt cười trừ. Chợt nhớ, cô quay sang Sư Tử:
– Uống chưa?
– Rồi.
– Thấy thế nào?
– Bình thường!
– Bình thường là tốt!
Cự Giải nói xong, xoay người định rời đi… nhưng bị Sư Tử kéo lại, câu tròn mắt khó hiểu:
– Chưa nói rõ, ai cho cậu đi!
– Tớ nói cậu không được đột quỵ đâu nhá. – Cự Giải cười bí hiểm.
– Còn lâu nhá! – Sư Tử giãy nảy lên.
Thấy Cự Giải còn đắn đo không nói, Sư Tử mất kiên nhẫn, cậu nghiến răng:
– Tớ không sao và cậu phải nói rõ.
Cự Giải nhìn Sư Tử bĩu môi, lúc nào cậu cũng làm theo ý mình. Bực tức cô xoay người bỏ đi.
– Đó là thuốc trợ tim. Muốn biết thì quay đằng sao một trăm tám mươi độ.
Sư Tử khó hiểu nhìn Cự Giải, cậu làm gì sai à? Nhưng khi não bộ vừa tiếp nhận thông tin xong, cậu quay đằng sau, trợn mắt lên trước cảnh tượng mình thấy.
Một giây.
Hai giây.
Ba giây.
-SONG NGƯ!
Trước mặt Sư Tử, “Sư Tử” đang múa… là múa, sao một người như cậu lại có thể biến thành trò cười như thế chứ! Có lẽ, cậu phải giết con nhỏ “cà chớn” này. (T/g: giết được mới tài ^^).
Cậu kéo bản sao của mình ra, đưa tay lột lớp mặt lạ hóa trang của Song Ngư, chẳng ngờ đâu cô nhóc lại la toáng lên:
– Cậu muốn gì? Quan tài hay chiếu đắp?
– Tớ đã cảnh cáo cậu không được động đến các bạn nữ trong nhóm mà. Tai cậu có nghe không vậy?
Xử Nữ tiếp lời Thiên Bình, mặt hai người không cảm xúc, đôi mắt như muốn nuốt trọn người Sư Tử.
Thôi Rồi!
Dại rồi!
Tự nhiên dây đến hai bà chằn, ngày hôm nay Sư Tử đen đủi đến mức nào? Xử Nữ và Thiên Bình vẫn nhìn Sư Tử bằng ánh mắt giết người. Đúng lúc đó, một thanh kiếm chặn tầm nhìn của cả ba, họ cùng quay ra… là Ma Kết.
– Đủ rồi! Sư Tử trật tự chút! Còn cậu…- Ma Kết nhìn Song Ngư – cậu thôi quậy phá đi.
Ma Kết bước đi, cậu không quên kéo theo Song Ngư, tâm điểm của mọi sự rắc rối. Cậu luôn là người phải thu dọn mớ hỗn độn và giải quyết những rắc rối mà cô nhóc nghịch ngợm đã gây ra.
Ấn cô nhóc ngồi phía sau mình cho dễ quản lý, cậu ngồi xuống, chăm chú nghiên cứu về vũ khí mới, cái thứ mà Bảo Bình gọi là “vũ khí hủy diệt”. Nghe cái tên… hay hay!
Không khí yên bình không được bao lâu thì lại bị xáo trộn bởi một cuộc rượt đuổi ngoạn mục diễn ra trên… máy bay.
– Kim Ngưu! Đó là bánh của tớ!
Nhân Mã la lên, đuổi theo bóng hình thoăn thoắt của Kim Ngưu. Trên tay Kim Ngưu là cái bánh bao đặc biệt mà Cự Giải làm riêng cho Nhân Mã. Vậy mà chưa kịp ăn đã bị cướp.
Cướp là sai. Ấy vậy mà chẳng hiểu sao, Song Tử với Bạch Dương lại ngồi cổ vũ cho Kim Ngưu. Đúng là tức điên mà.
Kim Ngưu quay đầu lại chọc tức Nhân Mã:
– Đúng là bánh của cậu. Nhưng giờ nó là của tớ. Hê hê!
– Ngưu chơi xấu, tớ bắt được, cậu chết với tớ. – Nhân Mã vẫn cứng đầu đe dọa, mặc dù khả năng này là rất thấp.
– Cậu đã bắt được tớ đâu nhỉ?
Kim Ngưu quay lại cười và cái gì đến thì cũng sẽ đến. Cô đâm sầm vào người trước mặt. Kim Ngưu vội vàng ngẩng mặt lên xin lỗi rối rít khi biết đó là ai:
– Bảo Bình, tớ không cố ý đâu, tớ xin lỗi.
Bảo Bình nhìn Kim Ngưu, cậu cúi đầu xuống nắm tay Kim Ngưu khiến những người chứng kiến chỉ biết tròn mắt nhìn. Và họ suýt té ghế khi nghe Bảo Bình lên tiếng:
– Không sao! Nhưng cái bánh này sẽ là của tớ. Có đầy đủ các bộ phận của một con người, đúng là tuyệt vời!
Nhân Mã chạy lại định cướp nhưng cô thấy Bảo Bình vô tư ăn chiếc bánh kia. Tức xì khói, cô quay đi quyết định nhờ Cự Giải làm cái bánh khác. (^^)
– Mà này. – Song Tử lên tiếng làm mọi người chú ý – Lúc nãy khi Nhân Mã và Kim Ngưu chạy, hình như… chiếc máy bay không ổn.
Bạch Dương chép miệng, bình thản:
– Không ổn là đương nhiên, bởi nó do Bảo Bình tạo mà. Đúng không?
– CÁI GÌ? Bảo Bình??? – Tất cả những người nghe thấy đều hét lên.
– Chính xác! Chính là do Bảo Bình thiên tài này tạo ra. – Bảo Bình vỗ ngực kiêu ngạo.
Một lần nữa tất cả mọi người lại hét lên . Cự Giải lo sợ, mãi cô mới lên tiếng:
– Vậy… có trục trặc gì không?
– Chắc… chắc có. – Kim Ngưu phụ họa.
– Này, các cậu vớ vẩn vừa thôi nhá! Máy bay của tớ do chính chuyên gia khẳng định đấy. Khinh nhau à?
Bảo Bình hét lên, khuôn mặt cậu cực kì bực bội, đã vậy Thiên Bình còn trêu thêm:
– Nhỡ may cậu đút lót ông chuyên gia thì sao? Ai dám chắc.
Mọi người gật gù đồng ý.
– Hoặc chí ít thì ông chuyên gia đó tớ đoán có vấn đề không hề nhẹ. – Song Tử đổ thêm dầu vào lửa.
Bảo Bình chuẩn bị lên cơn thì Thiên Yết quay ra nói làm cậu bạn bình tĩnh lại:
– Không có chuyện vớ vẩn ấy đâu. Bảo Bình rất có trách nghiệm đó, cũng có thể tin được. Mấy người đừng có nói linh tinh nữa.
Ma Kết thu dọn đồ, nhắc nhở:
– Khuya rồi, các cậu nghỉ đi, mai lấy sức mà chơi.
– Nhắc mới nhớ, chúng ta đang đi đâu vậy?
Nhân mã hồn nhiên hỏi, mọi ánh mắt dồn vào cô rồi chuyển sang Bảo Bình như muốn nói:”Đi đâu Bảo Bình?”
– Đi Châu Phi. – cậu bình thản trả lời.
– Châu Phi???
Mấy cái miệng đồng loạt lên tiếng. Tên Bảo Bình đúng là kì dị, đầy địa điểm tốt đẹp không đi lại chọn cái nơi cằn cỗi, nắng gay gắt như vậy. Không lẽ bệnh điên của cậu ta đã đến giai đoạn cuối?
Bạch Dương là là người bình tâm nhất, cậu lên tiếng:
– Thôi, đi đâu thì đi. Giờ ngủ đi các cậu. Đánh nhau cãi nhau cả ngày rồi không thấy mệt hả?
Tất cả gật đầu, nằm xuống chỗ của mình.
Tuy vậy vẫn không ai nhắm mắt ngủ.
Ở một góc, đèn được bật sáng lên. Bất giác cả nhóm quay lại nhìn và thấy một màn kinh thiên động địa.
Thiên Yết đang nắm tay Cự Giải, miệng thì thầm, ánh mắt mắt toát lên vẻ yêu thương:
– Cự Giải! Thật ra… tớ rất thích cậu. Thích từ lâu rồi.
Cự Giải đỏ bừng mặt không biết nói sao. Tất cả những người chứng kiến trợn tròn mắt. Song Tử hét lên khi thấy Thiên Yết cúi đầu hôn Cự Giải:
– Ối Thiên Yết ơi là Thiên Yết ơi. Sao cậu lỡ lòng nào…
CẠCH.
Cửa phòng tắm mở ra, Thiên Yết đang lau mái tóc ướt sũng của mình, tròn mắt nhìn Song Tử.
– Ai gọi tớ đấy?
Thiên Yết đảo mắt nhìn xung quanh. Cảnh tượng kinh hoàng đập vào mắt cậu. Cậu thấy bản sao của mình đang cầm tay và hôn lên má Cự Giải.
Tất cả sững sờ.
Chẳng lẽ là…
SONG NGƯ!
Ma Kết điên lên vì không lúc nào được nghỉ ngơi. Cả bọn nhóc con suốt ngày phá phách, đặc biệt là con nhóc Song Ngư, mới không để chút mà thành ra vậy.
Thiên Yết tức giận. Cậu nhíu mày, với bộ cung gần đấy (vừa cướp của Bảo Bình) cậu nở nụ cười gian xảo nghĩ thầm “Vừa hay tên có độc. Lần này cậu chết với tớ!”
Tên bắn ra vụt qua mặt Ma Kết, cậu giật mình hét lên:
– Cẩn thận Song Ngư!
“Thiên Yết” giật mình, cô nhanh chóng ôm Cự Giải né sang một bên. Sau đó Song Ngư đứng đậy, vẫn cố đùa dai:
– Tớ, Thiên Yết tuyên bố, Cự Giải chính thức là bạn gái của tớ. Bạn gái của Thiên Yết!
Cự Giải tròn mắt, từ đầu đến cuối cô sững sờ không biết làm gì. Thiên yết tức giận, cậu giậm chân đi đến chỗ Song Ngư rồi đột nhiên dừng lại, cậu quay ra chỗ Ma Kết nhìn chằm chằm hắn. Nếu lúc nãy cậu không nhầm thì Ma Kết là người cứu Song Ngư? Nhìn lại về phía Song Ngư, Thiên Yết nắm cổ áo bản sao của mình, gằn giọng:
– Muốn làm gì thì làm nhưng cậu đừng có hủy hoại thanh danh của tớ!
Thiên Yết lầm lừ trở về chỗ của mình. Tất cả mọi người đều lâm vào trạng thái “SỐC”. Cứ nghĩ Thiên Yết sẽ làm điều gì đó động trời hơn. Không ngờ…
– Cậu quá đáng rồi đấy Song Ngư! Tớ không thích cái kiểu đùa này đâu.
Cự Giải hét lên tức giận, cô nhóc bước xuống khoang không quên đóng cánh cửa lại với một lực khủng bố. Tất cả mọi người ái ngại nhìn Song Ngư rồi nhìn theo bóng Cự Giải mà không biết nói sao.
Song Ngư cúi đầu, cô chỉ đùa không ngờ mọi việc lại tồi tệ như vậy. Thiên Bình bước đến, vỗ vai Song Ngư an ủi. Cô không hỏi gì, chỉ vỗ vai.
Bất ngờ, Xử Nữ lên tiếng:
– Các cậu có thấy Nhân Mã đâu không?
– Chẳng biết nữa. Chắc lại chơi games đâu đó. – Bạch Dương bình phẩm.
Trong lúc đó, tại phòng lái.
– Bảo Bình à… Sao cậu chưa ngủ vậy???
Nhân Mã giọng ngọt lịm khi thấy “vật cản” trước cửa phòng lái. Cô nhóc bực bội nhưng vẫn phải nịnh mong được như ý muốn.
– Câu đó tớ phải hỏi cậu mới đúng.
Bảo Bình mỉm cười Nhân Mã, chợt nhớ ra điều gì đó, cậu chạy vội ra ngoài không quên dặn dò:
– Tớ ra ngoài chút. Mấy cái nút trên bàn điều khiển cậu đừng có mà động vào.
Bảo Bình vừa chạy đi cũng là lúc Nhân mã nhảy cẫng lên vui mừng. Cô khẽ cảm ơn trời đang không biết cách nào đuổi tên đó đi thì tên đó lại tự dẫn xác đi.
Nhân Mã mày mò bàn phím, gì chứ cô nhóc là chúa tò mò, càng cấm cô càng thích.
Bất chợt, cái nút màu đỏ thu hút sự chú ý của cô. Cô đặt tay lên xoa nhẹ cái nút đó phấn khích.
– Cậu đang làm gì đó?
Giọng nói của Bảo Bình vang lên làm Nhân Mã giật mình, cô luống cuống ấn luôn vào cái nút màu đỏ. Bảo Bình nhìn thấy thì im lặng, Nhân Mã cũng im lặng, hai người nhìn nhau… cười!
– Cậu biết đó là nút gì không?
– Không! – Tự nhiên hết sức.
– Phá hủy đó. – Tự nhiên không kém.
– Oh!!! – Có chút vui mừng
Nhân Mã và Bảo Bình nói những câu hết sức vớ vẩn và ngớ ngẩn cho đến khi đèn tắt phụt.
“Đã khởi động chế độ tự hủy. Máy bay sẽ nổ trong vòng 3 giây nữa. Bắt đầu đếm ngược.”
“Ba”
… Im lặng, quá bất ngờ.
“Hai”
– Oái, cái nước gì ghê vậy? – Xử nữ hét lên.
“Một”
– Các cậu, lối thoát hiểm hỏng rồi!
– Cẩn thận!!!
“BÙM”
Trên bầu trời, một tiếng nổ lớn phát ra. Ánh lửa bập bùng sáng trong đêm tối. Cả chiếc máy bay bắt đầu rơi xuống, lửa cháy như muốn thiêu rụi tất cả!!!
Bạn đang đọc truyện trên: chúng tôi
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Thực Hành Từ Bi Hỷ Xả Để Đạt Được Đại Lạc trên website Getset.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!