Xu Hướng 9/2023 # Bóng Trang Trí Trung Thu Rẻ Mà Ý Nghĩa # Top 10 Xem Nhiều | Getset.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Bóng Trang Trí Trung Thu Rẻ Mà Ý Nghĩa # Top 10 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Bóng Trang Trí Trung Thu Rẻ Mà Ý Nghĩa được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Getset.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Sắp tới tháng 8 là đến dịp rằm trung thu một dịp tết đặc biệt cho các trẻ em, là dịp mà ai cũng có những kỷ niệm với ngày hội trăng rằm được cùng bạn bè rước đèn ông sao đi quanh xóm. Dịp trung thu thường được các tổ chức đoàn thể đội làng xã hoặc khu phú tổ chức, bên cạnh đó có nhiều công ty cũng muốn tổ chức một ngày hội trăng rằm nhằm tạo một dịp đặc biệt để cho con em và gia đình nhân viên của mình được vui chơi và gắn kết tình cảm.

Bạn muốn tìm mua phụ kiện bóng trang trí trung thu hoặc tìm đơn vị tổ chức và trang trí trung thu chuyên nghiệp? Các bạn không còn phải lo lắng phải trang trí buổi hội trăng rằm như thế nào? và không biết kế hoạch tổ chức trung thu ra sao? bao gồm những gì? Đừng lo lắng đã có Sinh Nhật Con Cưng là đơn vị chuyên tư vấn và cung cấp các phụ kiện trang trí, bóng, đèn ông sao…trang trí trung thu đẹp ý nghĩa mà giá rất rẻ. Nếu bạn cần đơn vị trang trí tiệc trung thu thì hãy gọi ngay cho chúng tôi để được tư vấn và giúp bạn có một đêm hội trăng rằm thật ý nghĩa.

Các bước lên kế hoạch cho việc tổ chức lễ hội trung thu:

Bước 1: Chọn địa điểm và thời gian tổ chức:

Địa điểm tổ chức trung thu cần lưu ý  số lượng những bé tham gia buổi sinh hoạt trung thu để có không gian tổ chức phù hợp, có thể sử dụng hội trường công ty, phòng sinh hoạt cộng đồng các toàn nhà, khu chung cư…

Bước 2: Lên nội dung cho chương trình trung thu:

Khi các bạn lên kế hoạch này, đòi hỏi phải đưa ra được tất cả những điều cần thiết để thực hiện chương trình sinh hoạt chung, để tiện thì các bạn nên chia ra làm nhiều mảng nhỏ để dễ phân công thực hiện hơn:

Về vấn đề chạy chương trình.Cần một người tổ trưởng để điều phối hoạt động chung của buổi hội trăng rẳm hôm đó. Người điều phối này phải làm việc hết với các thành phần tham gia tổ chức bao gồm bên trang trí sân khấu và không gian tiệc trung thu, MC dẫn tiệc, hoạt náo, chú hề, diễn xiếc, người đóng hoạt cảnh chú cuội chị hằng, âm thanh ánh sáng, ẩm thực…Đây là một công việc hết sức quan trọng quyết định sự thành công của buổi sinh hoạt này. Để buổi sinh hoạt diễn ra một cách trôi chảy, và bầu không khí đáng nhớ, đòi hỏi phải có đủ các hoạt động: chương trình văn nghệ, các trò chơi.

Bản kế hoạch phải phân công rõ vai trò của những người làm công tác chạy chương trình này. – Người chịu trách nhiệm viết kịch bản chương trình tổ chức ngày trung thu đây là người phụ trách chính đối với toàn bộ công việc.

Lưu ý, nội dung kịch bản của chương trình phải gắn chặt với ngày tết trung thu, với những điểm đặc trưng: múa lân sư rồng, bày mâm ngũ quả, rước lồng đèn. Người lên kế hoạch cũng nên khéo léo sắp xếp các hoạt động văn nghệ giải trí được xen giữa những chò trơi vui nhộn để không khí sôi nổi hơn. múa lân sư rồng trung thu Múa lân sư rồng trong ngày tết trung thu.

Hiện nay Shop Cưng Party mới cập nhật những set bóng trang trí trung thu độc đáo và dễ dàng trang trí tại nhà.

Các bạn có thể chọn mua bóng trang trí trung thu và đèn lồng cùng các vật dụng trang trí cho buổi tiệc trung thu tại shop Sinh Nhật Con Cưng: Hãy đến với Sinh Nhật Con Cưng để chúng tôi giúp bạn:

Lưu giữ khoảnh khắc – Trao Trọn Tình Thân – Tư Vấn Nhiệt Tình

Hotline: 0901881079 –  0934186937(Zalo)

Ý Tưởng Trang Trí Trung Thu 2023 Đẹp Nhất

Rằm tháng 8 hằng năm…là dịp Tết Trung Thu. Bạn đang đau đầu tìm ý tưởng trang trí Trung Thu cho thiếu nhi ? Trong bài này, chúng tôi sẽ giới thiệu một số kiểu mẫu đẹp mà bên công ty AZParty đã tổ chức!

Ý tưởng trang trí Tết Trung Thu đẹp

Sân khấu có đẹp, có lung linh đến đâu thì mọi thứ cũng bắt đầu với một hình ảnh, một ý tưởng lóe lên trong đầu.

Nếu bạn chưa có, chúng tôi sẽ ló ra giúp bạn…

Một kiểu mẫu trang trí sân khấu đẹp

Trang trí backdrop Trung Thu

Xu hướng trang trí Trung Thu cơ bản nhất là sử dụng backdrop bằng bạt hiflex. Tone màu và hình ảnh concept được thiết kế theo yêu cầu của khách hàng hoặc bên công ty sẽ thiết kế hộ.

Backdrop Nha Khoa được thiết kế với tông màu xanh

Trang trí backdrop kết hợp bong bóng

Nếu chỉ có Backdrop không thì khá đơn điệu. Một kiểu mẫu trang trí Tết Trung Thu đẹp thường phải kết hợp Backdrop với bong bóng…

Quang cảnh một buổi lễ Trung Thu của công ty PTSC Marine

Sân khấu được trang trí với tông màu đỏ

Ngoài ra, nếu khách hàng không ưng Backdrop, muốn khác hơn,…, bên công ty vẫn có thể thiết kế và tạo nên những màn BackGround tuyệt đẹp bằng bong bóng.

Sân khấu với background bong bóng

Các gói trang trí Tết Trung Thu cho thiếu nhi

Từ những sân khấu giản dị ….

Lễ hội trăng rằm tại một chi nhánh Sacombank

…đến những ý tưởng Trung Thu hoành tráng ở hội trường…

Sân khấu với hàng bong bóng phía trước kết hợp với đèn lung linh ở trên

Liên hệ đặt hàng trang trí Trung Thu ngay hôm nay

Và vẫn còn rất nhiều ý tưởng, mẫu trang trí Trung Thu ngoài trời đẹp mà đội thiết kế của công ty tạo ra mỗi ngày…Tuy nhiên, chúng tôi chỉ nhận một lượng đơn đặt hàng nhất định trong đợt dịp để đảm bảo chất lượng dịch vụ.

Ý Tưởng Trang Trí Nhà Đón Tết Trung Thu Độc Đáo

Trang trí nhà bằng đèn lồng trung thu

Trung thu hay còn gọi là Tết đoàn viên, là dịp để các thành viên trong gia đình hội tụ, quây quần bên nhau. Để không gian gia đình trở nên ấm cúng hơn, bạn có thể trang trí căn nhà của mình bằng một vài chiếc đèn trung thu lung linh nhiều màu sắc và đa dạng hình dáng có thể là đèn lồng handmade hoặc mua sẵn giúp căn phòng trở lên bừng sáng. 

Lồng đèn handmade đính hoa trắng ấn tượng làm nổi bật không gian phòng khách

Những chiếc đèn lồng vảy cá này không chỉ dễ làm mà còn trang trí nhà thêm rực rỡ

Làm mới không gian nhà bằng decal dán tường

Ngoài đèn lồng trung thu, gia đình cũng có thể khoác chiếc áo mới cho không gian sống bằng những hình decal dán tường có nhiều hoạ tiết như: Đèn lồng, hoa lá,… phù hợp với dịp lễ trung thu.

Ngoài đèn lồng trung thu, gia đình cũng có thể khoác chiếc áo mới cho không gian sống bằng những hình decal dán tường có nhiều hoạ tiết như: Đèn lồng, hoa lá,… phù hợp với dịp lễ trung thu.

Thổi làn gió mới vào ngôi nhà bằng giấy decal dán tường để đón Tết trung thu. 

Thay áo mới cho các đồ nội thất trong gia đình

Một cách nữa vô cùng đơn giản và cũng chẳng tốn kém gì cho gia đình trong trang trí nhà đón Trung thu là: Thay toàn bộ rèm cửa, vỏ chăn gối, bọc đệm ghế sofa, ga giường bằng những gam màu đặc trưng của Trung thu như: màu đỏ, màu vàng,…

Một không gian sống quen thuộc và gần gũi sẽ được “khoác áo mới” và trở thành một ngôi nhà mang đậm không khí Trung thu mà bất kỳ thành viên nào trong gia đình cũng sẽ yêu thích và háo hức đón chờ dịp lễ lớn này.

Phòng khách tiện nghi, hiện đại nhưng không kém phần cổ điển, truyền thống khi có sự hiện diện của những chiếc đèn lồng

“Thay áo mới” cho gối dựa là sự kết hợp tone màu sáng với đường nét thêu thủ công đặc sắc.

Trang trí cho căn phòng nhổ với tràn ngập lồng đèn nhiều màu sắc được troe lơ lửng trên trần

Thêm màu sắc cho ngôi nhà vào dịp Trung thu bằng nhiều loại hoa rực rỡ

“Thay áo mới” cho gối dựa là sự kết hợp tone màu sáng với đường nét thêu thủ công đặc sắc.Trang trí cho căn phòng nhổ với tràn ngập lồng đèn nhiều màu sắc được troe lơ lửng trên trần

Vào mỗi dịp Trung thu, hương thơm đặc trưng của cốm Trung thu gói trong lá sen lại làm bao tâm hồn người Việt thổn thức. Vì vậy, nếu bài trí một mâm cỗ đón Trung thu có thêm cốm trung thu và có thêm một bình hoa sen thì còn gì tuyệt vời bằng.

Một cách nữa vô cùng đơn giản và cũng chẳng tốn kém gì cho gia đình trong trang trí nhà đón Trung thu là: Thay toàn bộ rèm cửa, vỏ chăn gối, bọc đệm ghế sofa, ga giường bằng những gam màu đặc trưng của Trung thu như: màu đỏ, màu vàng,…Một không gian sống quen thuộc và gần gũi sẽ được “khoác áo mới” và trở thành một ngôi nhà mang đậm không khí Trung thu mà bất kỳ thành viên nào trong gia đình cũng sẽ yêu thích và háo hức đón chờ dịp lễ lớn này.Vào mỗi dịp Trung thu, hương thơm đặc trưng của cốm Trung thu gói trong lá sen lại làm bao tâm hồn người Việt thổn thức. Vì vậy, nếu bài trí một mâm cỗ đón Trung thu có thêm cốm trung thu và có thêm một bình hoa sen thì còn gì tuyệt vời bằng.

Trang trí nhà đón trung thu bằng hoa sen.

Hoặc sử dụng những chiếc lá khô, hoa khô để đem lại không khí mùa thu nhẹ nhàng cho gia đình nhân dịp Trung thu.

Sử dụng hoa khô để trang trí nhà đón trung thu. 

Trung thu sao thiếu được mâm cỗ được bài trí tỉ mỉ

Để bài trí một mâm cỗ Trung thu đẹp và đậm chất truyền thống, gia đình cần chuẩn bị:

– Bánh trung thu hiện nay cũng rất nhiều loại cho gia đình lựa chọn như bánh trung thu nướng truyền thống, bánh trung thu rau câu, bánh trung thu ngàn lớp,…

Để bài trí một mâm cỗ Trung thu đẹp và đậm chất truyền thống, gia đình cần chuẩn bị:- Bánh trung thu hiện nay cũng rất nhiều loại cho gia đình lựa chọn như bánh trung thu nướng truyền thống, bánh trung thu rau câu, bánh trung thu ngàn lớp,…

– Hương vị trái chín gọi mùa thu về: Trung thu đang gần kề chỉ còn trong vài ngày tới, bạn có thể chuẩn bị sắm sửa những loại hoa quả đặc trưng cho mùa thu này như bưởi, ổi và một thức quà không thể thiếu là cốm non. Bạn sẽ nhận thấy sự khác biệt rõ ràng trong không khí căn nhà man mác hương thu khiến lòng người xao xuyến không thôi.

 - Các loại đèn lồng trung thu: Gia đình nên chọn loại đèn vừa để trang trí vừa là món quà ý nghĩa dành cho các bé của gia đình trong đêm rước đèn cùng bạn bè. Chẳng hạn như: đèn lồng đỏ, đèn ông sao, đèn con cá,…

Sưu tầm

Hướng Dẫn Cách Trang Trí Trung Thu Đẹp Tại Nhà, Cửa Hàng, Lớp Học

Cách trang trí nhà cửa, lớp học, cửa hàng ngày Tết Trung Thu Hướng dẫn cách trang trí Trung Thu tại nhà

Để trang trí, chúng ta cần chuẩn bị đồ đạc. Bạn cần mua trước những món đồ sau:

Đèn lồng, Trung Thu thì phải có đèn lồng chứ. Số lượng: 5 – 10 cái tùy vào thiết kế và ý muốn của bạn.

Dây: có thể là dây chỉ vì trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách trang trí trung thu bằng cách treo lồng đèn tại nhà.

Túi đồ nghề: bao gồm những thứ linh tinh bổ trợ khác như: kéo, búa, đinh, ốc vít, có thể là một cái khoan để bắt tắc – kê, dây kẽm….

Lắp đặt

Mọi thứ xong hết rồi, ta bắt đầu thôi.

Chọn địa điểm: Tiếp theo, ta sẽ chọn một địa điểm trong nhà để trang trí cho đêm Trung Thu. Địa điểm đó có thể là nơi mà mọi người hay lui tới. Phòng khách chẳng hạn, hoặc là cửa ra vào.

Xác định phong cách: chọn treo đèn lồng sát tường, hay treo đèn lồng trên trần nhà,…phụ thuộc vào ý muốn của bạn.

Treo đèn: Hãy để dây chùng xuống. Dù là treo ở đâu ta cũng nên để dây chùng xuống, không nên để căng quá. Như thế nhìn sẽ mất tự nhiên.

Còn chờ gì nữa mà không bắt tay vào làm ngay thôi!

Hướng dẫn cách trang trí Tết Trung Thu tại trường mầm non

Trung Thu là Tết thiếu nhi. Trước khi tổ chức Tết Trung Thu cho bé thì cần trang trí. Vì thế việc trang trí lớp học ngày Tết Trung Thu sẽ thật sự rất ý nghĩa.

Vì lớp học thì rộng hơn ở nhà, nên cách trang trí cũng khác hơn.

Chuẩn bị

Việc chuẩn bị cũng giống như chuẩn bị trang trí Trung Thu cho lớp học. Cần chuẩn bị một số lượng đèn lồng, dây và túi đồ nghề hỗ trợ trong lúc thi công.

Lắp đặt

Cách trang trí trung thu vẫn là ta treo các loại lồng đèn lên trần nhà. Có hai cách treo:

Treo một chùm, treo theo dây. Bạn đóng đinh, bắt tắc – kê hai đầu, cột hai đầu dây. Dây nên để chùng xuống. Sau đó treo đèn lồng lên.

Treo đơn lẻ một chiếc đèn lồng. Ta có thể dán hoặc lựa chỗ có bóng đèn để cột sợi dây vào và treo đèn lồng lên

Hướng dẫn cách trang trí Tết Trung Thu tại nhà hàng, cửa hàng

Và cuối cùng, chúng ta sẽ đến với phần trang trí Trung Thu cho cửa hàng và nhà hàng….

Phong cách trang trí quen thuộc, ta vẫn dùng đèn lồng, kết hợp với dây để treo chúng lên trần nhà…Tạo không khí Trung Thu cổ kính ngày nào.

Chuẩn bị

Ở phần này, ta cũng mua những thứ quen thuộc như:

Đèn lồng: Đối với nhà hàng, ta có thể mua đèn lồng hình cầu với đủ màu sắc, kích cỡ để phối lại với nhau.

Dây nhợ, đồ nghề linh tinh.

Lắp đặt

Tùy thuộc vào chiều cao trần nhà và diện tích căn phòng mà ta thiết kế số lượng, vị trí đèn lồng sao cho phù hợp và đẹp.

Dụng cụ, cách lắp đặt thì ai cũng có thể làm được…Quan trọng là con mặt thẩm mỹ của mỗi chủ nhà hàng.

Còn đối với cửa hàng, diện tích nhỏ, hẹp hơn, chúng ta sẽ có thể tối giản lại số lượng đèn lồng….

Trang trí Trung Thu trọn gói tại nhà, cửa hàng và trường học

Nếu các bậc phụ huynh, thầy cô hay công ty không có thời gian, công ty AZParty đã có dịch vụ tại nhà, cửa hàng, và trường mầm non….

Team thiết kế riêng, sẽ tiếp nhận yêu cầu, mong muốn của khách hàng để tạo ra một bản thiết kế riêng.

Nguồn Gốc, Ý Nghĩa, Sự Tích Của Tết Trung Thu Hay Rằm Tháng 8

Nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Trung ThuTết trung thu diễn ra vào ngày 15 của tháng 8 trong Âm Lịch và đã có từ ngàn năm nay, đây là thời gian mặt trăng tròn nhất và sáng nhất, đây cũng là thời gian người Châu Á thu hoạch xong mùa vụ và bắt đầu tổ chức những lễ hội mà tiêu biểu trong đó là lễ hội trăng rằm. Món ăn được người Á Đông lưu tâm nhất trong mùa lễ hội này đó là Bánh Trung Thu, với rất nhiều hương vị khác nhau và thường được thưởng thức với trà, thường là trà đặc.

Nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Trung Thu

Tết trung thu diễn ra vào ngày 15 của tháng 8 trong Âm Lịch và đã có từ ngàn năm nay, đây là thời gian mặt trăng tròn nhất và sáng nhất, đây cũng là thời gian người Châu Á thu hoạch xong mùa vụ và bắt đầu tổ chức những lễ hội mà tiêu biểu trong đó là lễ hội trăng rằm. Món ăn được người Á Đông lưu tâm nhất trong mùa lễ hội này đó là Bánh Trung Thu, với rất nhiều hương vị khác nhau và thường được thưởng thức với trà, thường là trà đặc.

Sự tích Tết trung thu thứ 1

Hậu Nghệ là một người bất tử, trong khi đó Hằng Nga là một tiên nữ xinh đẹp sống ở Thiên Đình và phục vụ cho Tây Vương Mẫu. Cả hai người là vợ chồng. Sắc đẹp của Hằng Nga và sự bất tử của Hậu Nghệ đã làm cho một số vị thần tiên khác ghanh ghét, và họ đã vu oan một tội lỗi phạm thiên đình cho Hậu Nghệ trước mặt Vua Nghiêu. Từ đó, Hằng Nga và Hậu Nghệ bị đuổi khỏi hoàng cung và phải sống cuộc đời thường dân. Từ đó, cuộc sống làm lụng, săn bắn đã làm cho chàng Hậu Nghệ trở thành một xạ thủ có tiếng trong dân gian.

Bấy giờ, có 10 mặt trời cùng lúc tồn tại, cứ một mặt trời thì chiếu một ngày, và cứ thay phiên như vậy trong vòng một ngày. Tuy nhiên, tai họa ập đến, một ngày kia cả 10 mặt trời cùng xuất hiện trong một ngày và đã thiêu cháy hầu hết sinh linh trên mặt đất. Trước hoàn cảnh “ngàn cân treo sợi tóc” trên, Vua Nghiêu đã sai Hậu Nghệ bắn rơi 9 mặt trời chỉ để một cái lại mà thôi. Chàng Hậu Nghệ đã hoàn thành sứ mạng xuất sắc. Để đáp lại, Vua Nghiêu đã cho chàng một viên thuốc trường sinh bất lão và dặn rằng “Tạm thời không được uống cái này vào, hay bắt đầu cầu nguyện và ăn chay trong một năm sau đó mới được uống”. Hậu Nghệ làm theo, chàng đem viên thuốc về nhà và giấu nó ở cái rui trên nóc nhà và tự khổ luyện tinh thần. Được khoảng nửa năm, Vua Nghiêu mời chàng đến kinh thành “chơi” . Hằng Nga ở nhà thì bỗng lưu ý đến một vật sáng lóng lánh trên mái nhà và phát hiện ra viên linh dược, sau đó, biết là linh dược, nàng đã uống ngay viên thuốc cũng đúng lúc Hậu Nghệ vừa về đến và ngay tức khắc chàng đã biết chuyện gì đã xảy ra. Nhưng tất cả đã quá muộn, Hằng Nga bắt đầu bay về trời.

Với chiếc nỏ trong tay, Hậu Nghệ đuổi theo Hằng Nga. Nhưng đi được đến nửa đường thì thần Gió đã cản chàng lại mặc cho nàng tiên nữ xinh đẹp kia bay đến mặt trăng. Khi vừa đến nơi Hằng Nga bỗng không thở được và viên thuốc bỗng văng ra. Kể từ đó, Hằng Nga mãi ở trên mặt trăng không thể nào trở lại. Truyền thuyết còn kể lại rằng nàng đã kêu gọi những con thỏ ở mặt trăng tạo ra viên thuốc giống như vậy để nàng còn quay về với người chồng ngày đêm mong nhớ, nhưng tất cả đều vô dụng.

Trong khi đó, ở dương thế, sự mong nhớ và nỗi hối hận ngày đêm cồn cào Hậu Nghệ. Cuối cùng, chàng xây một lâu đài trong mặt trời và đặt tên là “Dương”, trong khi đó thì Hằng Nga cũng xây một lâu đài tương tự đặt tên là “Âm”. Cứ mỗi năm một lần, vào ngày rằm tháng 8, hai người được đoàn viên trong niềm hân hoan hạnh phúc. Chính vì thế mà mặt trăng luôn thật tròn và thật sáng vào ngày này như đê nói đến niềm vui, sự hân hoan khi được gặp mặt của con người.

Đây là tài liệu có trong truyền thuyết Trung Quốc khá phổ biến ở thời Tây Hán(206 TCN – 24 SCN).

Sự tích Tết trung thu thứ 2

Hậu Nghệ vốn là người phàm trần và là một xạ thủ rất giỏi, chàng đã bắn rơi 9 mặt trời để cứu loài người, nhưng sau đó chàng ta đã trở thành vua Trung Quốc nhưng rồi anh ta trở nên bạo ngược và thi hành những đạo luật khắt khe với nhân dân. Một ngày kia, Hậu Nghệ đánh cắp một viên thuốc trường sinh bất lão của một vị nữ thần. Tuy nhiên, Vợ Hậu Nghệ, Hằng Nga đã uống nó vì nàng không muốn chồng của mình cứ mãi mãi trở thành một ông vua bạo ngược để nhân dân oán ghét. Và sau khi uống viên linh dược, Hằng Nga đã bay về trời. Vì quá yêu thương Hằng Nga, Hậu Nghệ đã không nỡ bắn rơi mặt trăng giống như chàng đã từng làm với 9 mặt trời trước đó.

Một truyền thuyết khác đã cho rằng: Hằng Nga và Hậu Nghệ đều là những vị thần bất tử sống trên thiên đình. Một ngày kia, người con trai thứ 10 của Ngọc Hoàng đã phân thân thành mười mặt trời từ đó gây nên thảm kịch cho loài người. Trước tình hình đó, Hậu Nghệ, với tài bắn tên của mình đã bắn rơi 9 mặt trời nhưng vì tình cảm, đã tha chết cho bản thể thứ 10 của con trai của Ngọc Hoàng. Dĩ nhiên, Ngọc Hoàng không chấp nhận và rất phật ý. Ông ta đã trừng phạt Hậu Nghệ và Hằng Nga bằng cách bắt họ phải sống cuộc đời con người ở trần thế.

Sau khi xuống trần thế, hối tiếc cuộc sống bất tử đã qua, Hậu Nghệ đã bỏ nhà ra đi tìm thứ thuốc có thể trường sinh bất lão. Cuối cùng, chàng tìm thấy Tây Vương Mẫu, bà đã cho Hậu Nghệ linh dược, nhưng dặn rằng: mỗi người chỉ nên uống nửa viên để có được sự sống trường tồn.

Hậu Nghệ đem viên thuốc về nhà và để nó trong một chiếc lọ. Chàng đã cảnh báo Hằng Nga không được mở chiếc lọ ra để xem trong đó có gì và đi săn bắn trong vài tháng. Cũng giống như Pandora trong Thần Thoại Hi Lạp. Sự tò mò đã làm Hằng Nga mở chiệc lọ và tìm thấy viên thuốc, dĩ nhiên nàng đã uống hết viên linh dược mà không biết rằng mỗi người chỉ nên uống nửa viên. Hậu quả thật tai hại, Hằng Nga đã bay về mặt trăng mà không thể cứu vãn được. Kể từ đó cả hai người đã phải sống trong tình cảnh chia lìa, ngăn cách.

Ở Khía cạnh lịch sử, Tết Trung Thu được cho là thời điểm kỷ niệm của quân Minh chống lại quân Nguyên vào đầu thế kỷ XIV. Vào thời đó, quân Minh đang nổi dậy chống lại triều đình nhà Nguyên chính vì vậy, việc tụ tập tại những nơi công cộng bị cấm. Thế nên nghĩa quân không thể liên lạc được. Một vị tướng của quân Minh thời đó nhận thấy rằng người Mông Cổ không ăn Bánh Trung Thu, chính vì thế ông ta đã mở một tiệm bán bánh và trong mỗi cái bánh là một miếng giấy nhỏ viết rằng: “Giết tất cả bọn Mông Cổ vào ngày 15 tháng 8”. Đêm trung thu năm đó, quân Minh đã tiêu diệt được quân Nguyên và giành chính quyền. Và sau đó là việc thành lập triều đại Nhà Minh( 1368 – 1644), dưới sự thống lĩnh của hoàng đế Chu Nguyên Chương. Kể từ đó, Bánh Trung Thu không chỉ có giá trị ở khía cạnh văn hóa mà nó còn chứa đựng trong nó lòng tự hào dân tộc của người Trung Quốc. Chính vì những lý do đó, Tết Trung Thu trở nên một phần không thể thiếu của nền văn hóa Trung Quốc đến nỗi ngày nay rất nhiều người Trung Quốc đặt tên cho con gái họ là Nguyệt với ước mong con gái họ sẽ xinh đẹp, trong sáng và đầy đặn như mặt trăng vậy.

Tục lệ ăn bánh hình mặt trăng trong dịp Tết Trung thu đã có từ thời Bắc Tống ở Trung Quốc, cách đây trên 1.000 năm.

Trong đêm 15 tháng 8 Âm lịch hằng năm, khi trăng rằm tỏa sáng, lễ tế thần mặt trăng bắt đầu. Trên bàn thờ có hoa quả, có bánh hình mặt trăng còn gọi là bánh “đoàn viên”, bởi lẽ, trong dịp này, cả gia đình có dịp đoàn tụ để cùng ăn bánh và cùng thưởng thức ánh trăng thu trong trẻo và bầu không khí ấm áp của đêm rằm đến với mọi nhà.

Đêm Trung thu, các em rước đèn, múa sư tử. Ngoài Bắc gọi là múa sư tử, trong Nam gọi là múa lân. Lân còn gọi là kỳ lân. Kỳ là tên con đực, lân là tên con cái. Lân là con vật đứng thứ hai trong tứ linh: long (rồng), lân, qui (rùa), phụng (phượng hoàng). Lân là con vật thần thoại, thân hươu, móng ngựa, đuôi bò, miệng rộng, mũi to, có một sừng ở ngay giữa trán, lông trên lưng ngũ sắc, lông dưới bụng màu vàng. Tục truyền, lân là con vật hiền lành, chỉ có người tốt mới nhìn thấy nó được.

Thoạt nhìn, đầu lân giống đầu sư tử. Do vậy, người ta gọi múa lân thành múa sư tử.

ở một vài địa phương, có tục các em rước đèn kéo quân trong dịp Tết Trung thu. Đèn kéo quân hình vuông, cao khoảng 80cm, rộng mỗi bề khoảng 50cm. Bốn mặt đều phết giấy Tàu bạch như giấy bóng mờ hiện nay. Phía trên và phía dưới có đường viền sặc sỡ. Bên trong có một tán giấy hình tròn. Khi đốt đèn, hơi lửa bốc lên, tán giấy xoay quanh. Đèn kéo quân còn gọi là đèn chạy quân vì hình đoàn quân cứ liên tục kéo đi, chạy đi không ngừng hết vòng nọ đến vòng kia. Chỉ khi nào đèn hết dầu (nến), đèn tắt thì các tán không quay nữa. Đèn có bốn mặt, hình ảnh xem ở mặt nào cũng được.

Trẻ em rất thích ăn bánh Trung thu, múa lân và rước đèn kéo quân. Từ đó, Tết Trung thunghiễm nhiên trở thành Tết của các em từ hàng ngàn năm nay.

Người Việt ta ăn Tết Trung Thu vào ngày rằm tháng tám âm lịch là do ta phỏng theo phong tục của người Tàu. Chuyện xưa kể rằng vua Đường Minh Hoàng (713-741 Tây Lịch) dạo chơi vườn Ngự Uyển vào đêm rằm tháng tám âm lịch. Trong đêm Trung Thu, trăng rất tròn và trong sáng. Trời thật đẹp và không khí mát mẻ. Nhà vua đang thưởng thức cảnh đẹp thì gặp đạo sĩ La Công Viễn còn được gọi là Diệp Pháp Thiện. Đạo sĩ có phép tiên đưa nhà vua lên cung trăng. Ở đấy, cảnh trí lại càng đẹp hơn. Nhà vua hân hoan thưởng thức cảnh tiên và du dương với âm thanh ánh sáng huyền diệu cùng các nàng tiên tha thướt trong những xiêm y đủ màu xinh tươi múa hát. Trong giờ phút tuyệt vời ấy nhà vua quên cả trời gần sáng. Đạo sĩ phải nhắc, nhà vua mới ra về nhưng trong lòng vẫn bàng hoàng luyến tiếc.

Về tới hoàng cung, nhà vua còn vấn vương cảnh tiên nên đã cho chế ra Khúc Nghê Thường Vũ Y và cứ đến đêm rằm tháng tám lại ra lệnh cho dân gian tổ chức rước đèn và bày tiệc ăn mừng trong khi nhà vua cùng với Dương Quí Phi uống rượu dưới trăng ngắm đoàn cung nữ múa hát để kỷ niệm lần du nguyệt điện kỳ diệu của mình. Kể từ đó, việc tổ chức rước đèn và bày tiệc trong ngày rằm tháng tám đã trở thành phong tục của dân gian.

Cũng có người cho rằng tục treo đèn bày cỗ trong ngày rằm tháng tám âm lịch là do ở điển tích ngày sinh nhật của vua Đường Minh Hoàng. Vì ngày rằm tháng tám là ngày sinh nhật của vua Đường Minh Hoàng nên triều đình nhà Đường đã ra lệnh cho dân chúng khắp nơi trong nước treo đèn và bày tiệc ăn mừng. Từ đó, việc treo đèn bày cỗ trong ngày rằm tháng tám trở thành tục lệ.

Lại có chuyện kể rằng một vị tướng tên là Lưu Tú ở đời nhà Tây Hán, từ năm 206 trước Tây lịch tới năm 23 Tây lịch, trong lúc quân tình khốn quẫn đã cầu Thượng Đế giúp cho quân lính có đồ ăn để chờ quân tiếp viện. Sau khi cầu Thượng Đế, quân lính tìm được khoai môn và bưởi để ăn. Nhờ đó sau này Lưu Tú mới bình định được toàn quốc và lên làm vua tức là vua Quang Võ nhà Hậu Hán. Ngày mà Lưu Tú cầu được linh ứng là ngày rằm tháng tám. Từ đó nhà vua truyền lệnh cứ đến rằm tháng tám là làm lễ tạ trời đất và thưởng trăng bằng khoai môn và bưởi. Ngày lễ trọng thể vui tươi này được gọi là Tết Trung Thu. Tục lệ này được truyền sang Việt Nam và đã được người Việt sửa đổi để thích hợp với tính tình và phong tục Việt.

Theo các nhà khảo cổ học thì Tết Trung Thu ở Việt Nam có từ thời xa xưa, đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Còn theo văn bia chùa Đọi năm 1121 thì từ đời nhà Lý, Tết Trung Thu đã được chính thức tổ chức ở kinh thành Thăng Long với các hội đua thuyền, múa rối nước và rước đèn. Đến đời Lê – Trịnh thì Tết Trung Thu đã được tổ chức cực kỳ xa hoa trong phủ Chúa. Nghiên cứu về nguồn gốc Tết Trung Thu, theo học giả P.Giran (trong Magiet Religion, Paris, 1912) thì từ xa xưa, ở Á Đông người ta đã coi trọng Mặt Trăng và Mặt Trời, coi như một cặp vợ chồng. Họ quan niệm Mặt Trăng chỉ sum họp với Mặt Trời một lần mỗi tháng (vào cuối tuần trăng). Sau đó, từ ánh sáng của chồng, nàng trăng mãn nguyện đi ra và dần dần nhận được ánh dương quang – trở thành trăng non, trăng tròn, để rồi lại đi sang một chu kỳ mới. Do vậy, trăng là âm tính, chỉ về nữ và đời sống vợ chồng. Và ngày Rằm tháng Tám, nàng trăng đẹp nhất, lộng lẫy nhất, nên dân gian làm lễ mở hội ăn Tết mừng trăng. Còn theo sách “Thái Bình hoàn vũ ký” thì: “Người Lạc Việt cứ mùa Thu tháng Tám thì mở hội, trai gái giao duyên, ưng ý nhau thì lấy nhau”. Như vậy, mùa Thu là mùa của thành hôn.

Việt Nam là một nước nông nghiệp nên nhân lúc tháng Tám gieo trồng đã xong, thời tiết dịu đi, là lúc “muôn vật thảnh thơi”, người ta mở hội cầu mùa, ca hát vui chơi Tết Trung Thu.

Người Hoa và người Việt đều làm bánh trung thu để cúng, ăn, biếu thân bằng quyến thuộc, và đãi khách. Điểm chung kế tiếp là người Hoa và người Việt đều tổ chức rước đèn trong đêm trung thu.

Tết Trung Thu Còn Gọi Là Gì? Tết Trung Thu 2023 Vào Ngày Bao Nhiêu?

Tết Trung thu ban đầu được biết đến là cái tết của người lớn và sau đó nó dần trở thành Tết của thiếu nhi. Tết Trung Thu được tính theo Âm lịch là vào ngày Rằm tháng 8.

Trung thu được xem là một cái tết lớn trong năm, Tết Trung thu là một phong tục rất có ý nghĩa hằng năm, nó mang ý nghĩa của sự chăm sóc, của sự hiếu thảo như ngày báo hiếu, của lòng biết ơn, sự tri ân, của tình thân bằng hữu, của đoàn tụ, và của yêu thương.

Tết Trung thu ban đầu được biết đến là cái tết của người lớn và sau đó nó dần trở thành Tết của thiếu nhi. Tết Trung Thu được tính theo Âm lịch là vào ngày Rằm tháng 8. Trẻ em rất háo hức chào đón ngày này vì thường được người lớn tặng đồ chơi, nào là đèn ông sao, mặt nạ.. và được ăn bánh trung thu.

Tết trung thu còn có tên gọi khác là gì?

Ai cũng biết đến ngày tết trung thu nhưng lại r ất ít người biết Tết Trung thu còn có tên gọi khác là gì?

Tết Trung Thu còn có các tên gọi khác như Tết Thiếu Nhi, Tết Trông trăng hay Tết Đoàn viên.

+ Tết thiếu nhi: dịp này là dịp các bé được người lớn tặng nào là đồ chơi, bánh kẹo… Vào những ngày này, các em sẽ được rước đèn lồng, vừa phá cỗ Trung Thu, hát những bài hát và vui chơi trung thu như múa Lân, múa Rồng hay chơi các trò chơi… các hoạt động dành cho trẻ em khá nhiều, hình ảnh chú Cuội, chị Hằng đúng ý nghĩa dành cho thiếu nhi. Vì vậy mà nó còn có tên là tết thiếu nhi.

+ Tết Trông trăng: Vào ngày này, dân gian cũng thường làm những mâm cỗ Trung Thu và không thể thiếu những chiếc bánh trung thu. Trong dịp này mọi gia đình cùng quây quần bên nhau, cùng nhau ngắm trăng, phá cỗ Trung Thu, tâm tình, ngắm trăng nên từ đó, Tết Trung Thu còn có tên gọi khác là Tết trông Trăng.

+ Tết Đoàn viên: tên gọi này bắt nguồn từ ý nghĩa của ngày Tết Trung Thu bởi vào ngày này ai cũng mong muốn được trở về bên gia đình, được quây quần bên nhau, cùng chia sẻ những tâm sự, thưởng thức những miếng bánh trung thu thật nghĩa tình và ấm áp. Còn gì quý hơn những giây phút đó khi được về bên gia đình, được nhìn những đứa trẻ nô đùa khắp sân nhà với những chiếc đèn lồng lấp lánh, mọi hình ảnh tuổi thơ được hiện về, vì vậy mà cái tên ý nghĩa này được hình thành.

Trung thu ngày mấy?

Trung thu là ngày 15/8 (âm lịch) hàng năm vì ngày này mặt trăng tròn nhất và sáng nhất. Bên cạnh đó vào thời gian này cũng đã thu hoạch xong mùa vụ và bắt đầu tổ chức những lễ hội mà trong đó tiêu biểu là lễ hội trăng rằm.

Tết Trung thu 2023 vào ngày bao nhiêu dương lịch?

Tết trung thu năm 2023 sắp đến gần, bạn muốn biết năm nay trung thu ngày bao nhiêu dương lịch để biết được ngày chính xác để giúp bạn và gia đình có thể lên kế hoạch cho những chuyến vui chơi trung thu sao cho hợp lý nhất hay thu xếp thời gian để về quê đón trung thu cùng gia đình.

Thường thì ở công ty, doanh nghiệp thường sử dụng ngày lịch dương. Vì vậy, nhiều người thường thắc mắc Tết trung thu 2023 là vào ngày bao nhiêu dương lịch để cho công ty đi du lịch vào ngày này hay mua quà tặng cho khách hàng, đối tác vào dịp này.

Theo như bảng lịch 2023 thì Tết trung thu năm nay (tức ngày 15/8 âm lịch) sẽ rơi vào thứ 6, ngày 13/9 dương lịch.

Vậy: Tết trung thu 2023 sẽ rơi vào ngày 13/09/2023 dương lịch

Nguồn gốc phong tục, ý nghĩa tết Trung thu ở Việt Nam Phong tục

Theo các nhà khảo cổ học thì Tết Trung Thu ở Việt Nam có từ thời xa xưa, đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Theo văn bia chùa Đọi năm 1121 thì từ đời nhà Lý, Tết Trung Thu đã được chính thức tổ chức ở kinh thành Thăng Long với các hội đua thuyền, múa rối nước và rước đèn. Đến đời Lê – Trịnh thì Tết Trung Thu đã được tổ chức cực kỳ xa hoa trong phủ Chúa.

Tết Trung Thu có nguồn gốc văn minh nông nghiệp của dân tộc Việt. Thời điểm này khí trời mát mẻ, mùa màng đang chờ thu hoạch, người ta mở hội cầu mùa, ca hát vui chơi.

Đối với người Việt, đêm rằm tháng 8, đêm rằm Trung Thu mọi người vừa ăn cỗ vừa kể chuyện về trăng. Trăng là Thái Âm, là nơi mát lạnh với nhiều điều tốt đẹp, theo sự tích dân gian còn có thỏ ngọc, cây đa, chú Cuội, chị Hằng.

Theo phong tục người Việt, vào dịp Tết Trung Thu, ban ngày làm cỗ gia tiên, tối đến bày cỗ thưởng nguyệt. Đầu cỗ là bánh mặt trăng, và dùng nhiều thứ bánh trái hoa quả, nhuộm đủ các màu sắc, sặc sỡ, xanh, đỏ, trắng, vàng. Con gái hàng phố thi nhau tài khéo, gọt đu đủ thành hình các bông hoa, nặn bột làm con tôm, con cá …

Đồ trẻ con chơi trong Tết này toàn là các thứ bồi bằng giấy như là: voi, ngựa, kỳ lân, sư tử, rồng, hươu, tôm cá, bươm bướm, bọ ngựa, cành hoa, giàn mướp, đèn cù, ông nghè đất, con thiềm thừ… những năm gần đây còn có nhiều đồ chơi bằng nhựa, bằng sắt…

Trẻ em tối đêm rằm dìu dắt nhau từng đàn từng lũ, đám thì nhảy ô, đám thì kéo co, đám thì rước đèn, rước sư tử, trống, thanh la đánh vang cả đường, tiếng reo hò, tiếng đùa rầm rĩ…

Trong dân gian, Tết Trung Thu ngoài việc cúng gia tiên, phá cỗ, nghe chuyện về trăng, còn có chơi đèn kéo quân, đèn ông sao, đèn cá chép, đèn cầy… Các trò như múa sư tử, hát đúm, hát trống quân… đã trở thành ngày hội không những của trẻ em mà còn của người dân cả nước.

Ý nghĩa của Tết Trung thu

Vào dịp Tết Trung Thu, cha mẹ bày cỗ cho các con để mừng Trung Thu, mua và làm nhiều loại lồng đèn thắp bằng nến, treo trong nhà và hoặc tổ chức cho trẻ em rước đèn. Cỗ mừng Trung Thu gồm bánh Trung Thu, kẹo, mía, bưởi và các thứ hoa quả khác. Đây là dịp để các bậc cha mẹ, ông bà tùy theo khả năng kinh tế gia đình thể hiện tình thương yêu con cháu. Đây cũng là dịp để tình yêu gia đình thêm khăng khít, gắn bó.

Cũng trong dịp này, mọi người mua bánh Trung Thu, trà, rượu để cúng tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng và các ân nhân khác. Ngoài ý nghĩa vui chơi cho trẻ em và người lớn, Tết Trung Thu còn là dịp để người dân ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai, và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị.

Cập nhật thông tin chi tiết về Bóng Trang Trí Trung Thu Rẻ Mà Ý Nghĩa trên website Getset.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!