Xu Hướng 5/2023 # Biểu Tượng Sư Tử Trong Phong Thủy Văn Phòng Và Nhà Ở # Top 6 View | Getset.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Biểu Tượng Sư Tử Trong Phong Thủy Văn Phòng Và Nhà Ở # Top 6 View

Bạn đang xem bài viết Biểu Tượng Sư Tử Trong Phong Thủy Văn Phòng Và Nhà Ở được cập nhật mới nhất trên website Getset.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Việc sắp xếp cặp sư tử giám hộ đúng cách rất quan trọng. Người ta tin rằng, nếu đặt sư tử sai vị trí, gia chủ có thể phải rước lấy… tai họa thay vì nhận được sự bảo trợ của linh vật.

Các tài liệu cổ ghi rằng, sư tử đực luôn đứng ở bên phải (từ ngoài nhìn vào cổng nhà) và sư tử cái luôn ở tay trái.

Cặp sư tử đặt sai ở Công ty Bianfishco. Sư tử đực đặt chân lên hình quả cầu (bên trái) đáng lẽ phải đặt ở phía bên phải và ngược lại.

Tuy nhiên, cặp sư tử đá trước cửa trụ sở văn phòng Công ty CP Thủy sản Bình An (Bianfishco) ở Trà Nóc bị sắp xếp không theo đúng nguyên tắc. Nếu nhìn từ ngoài vào, sư tử đực lại nằm ở bên trái, còn sư tử cái nằm bên phải, ngược với nguyên tắc sắp đặt thông thường.

Vị trí đặt sư tử đúng nhìn từ ngoài cửa vào.

Ngoài ra, theo các chuyên gia phong thủy, việc đặt quá nhiều sư tử cũng gây ra những ảnh hưởng không tốt vì bất kỳ thứ gì thái quá đều có thể mang lại kết quả ngược với mong muốn.

Hóa giải tà khí và thu hút tài lộc bằng biểu tượng sư tử

Một đôi sư tử bày ở hai bên cổng chính giúp xua đuổi trộm cắp và những kẻ có tà ý, đồng thời mang lại vận may tiền bạc và phong thủy tốt cho ngôi nhà. Sư tử cần được bày trên bục cao, nhìn từ trong ra ngoài.

Thời xưa, sư tử dũng mãnh thường được chọn để bảo vệ những chốn linh thiêng như đền chùa và cung điện. Ngày nay, con vật này được sử dụng rộng rãi trong phong thủy tại công sở, ngân hàng, khách sạn cũng như những dinh thự lớn. Người ta cho rằng tại các trung tâm mua sắm, một cặp sư tử gác cổng sẽ giúp phân tích suy nghĩ của các vị khách đang bước vào cửa hàng. Nếu không có dụng ý xấu, họ sẽ được phép đi vào bên trong tòa nhà. Tuy nhiên, những kẻ có tà ý làm hại hoặc ngăn cản công việc của những người trong ngôi nhà sẽ bị ngăn không thể vào trong.

Có thể gặp hình ảnh sư tử ở khắp nơi tại Hong Kong, Hồng Kông và Singapore – những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất châu Á. Đây cũng là những khu vực có đông đảo cộng đồng người Hoa nhất.

Sư tử – linh vật của Đạo Phật

Thực ra, sư tử không phải con vật bản địa của Hồng Kông. Người ta tin rằng hình ảnh của nó được du nhập vào đây cùng Phật Giáo. Là linh vật của Tây Tạng, Sư tử Tuyết tượng trưng cho lòng dũng cảm, kiên cường và sự vui tươi vô điều kiện.

Sư tử Tuyết thường được minh họa với bờm xanh lá cây hoặc xanh nước biển.

Trong Phật giáo, Sư tử Tuyết làm nhiệm vụ bảo vệ Đức Phật và thường được mô tả ở tư thế đang nâng ngai của Phật (một con bên trái và một con bên phải).

Bồ tát Văn Thù Sư Lợi, nhân vật thân cận nhất của Đức Phật Thích Ca, thường được miêu tả với dáng dấp trẻ trung, ngồi kiết già trên một chiếc bồ đoàn bằng hoa sen. Tay phải Bồ tát cầm một lưỡi gươm vàng trí tuệ đang bốc lửa với hàm ý chặt đứt xiềng xích của phiền não, tay trái cầm cuốn kinh Bát nhã, biểu trưng cho sự giác ngộ.

Thời xưa, các quan võ hàm Nhị phẩm đều được mang áo thêu hình sư tử.

Người giám hộ trung thành

Sư tử được cho là có khả năng tuyệt vời bảo vệ các chốn linh thiêng và vì vậy thường được chọn đứng gác ở cổng đền chùa. Người ta cũng có thể bài trí những bức tượng sự tử đá to lớn ở hai bên cửa chính hoặc dọc theo lối vào các dinh thự. Đôi khi cũng có thể gặp tượng sư tử đá bảo vệ phần mộ của tổ tiên.

Sư tử Tuyết gác Điện Potala Tây Tạng.

Sư tử đóng vai trò rất quan trọng trong phong thủy hiện đại. Biểu tượng sư tử đã được các nhà lãnh đạo Singapore khéo léo khai thác, mang lại sự thịnh vượng cho quốc đảo. Tượng Ngư Sư Merlion gồm đầu sư tử, xuất phát từ tên Singapura (thành phố sư tử) và mình cá – tượng trưng cho sự khởi đầu khiêm tốn từ một làng chài ven biển.

Tượng Ngư Sư Merlion.

Trung tâm giải trí – Casino MGM Grand tại Las Vegas, một điển hình khác của sự thành đạt, nổi tiếng với bức tượng Sư tử Vàng khổng lồ nặng 50 tấn đặt phía trên lối vào.

Đây là nơi có bức tượng sư tử lớn nhất nước Mỹ.

Tượng cao 14 m, đặt trên bệ cao 8m.

Vào “Tháng mười Đen tối” năm 1987, khi thị trường chứng khoán Hong Kong sụt giảm 45%, HSBC là ngân hàng ít bị chao đảo nhất. Trụ sở của tập đoàn này tại Hong Kong có cặp sư tử gác lối vào.

Cặp sư tử bên ngoài HSBC Hong Kong được đúc bằng đồng để củng cố năng lượng Kim của ngành ngân hàng.

Sư tử được coi là có khả năng đặc biệt chống lại những mất mát tài chính bất ngờ, ngăn ngừa dòng tiền chảy ra, giúp giảm bớt khó khăn và cải thiện tài vận. Nó cũng giúp mang lại vinh quang cho lãnh đạo của công ty hay ông chủ của gia đình.

Sư tử là biểu tượng dũng mãnh bảo vệ các cung điện, lâu đài, biệt thự, khách sạn, ngân hàng, cơ sở kinh doanh và cửa hàng bán đồ trang sức quý. Khi được dùng làm logo của nhiều công ty, nó giúp mang lại sự phát triển nhanh chóng. Người ta tin rằng, hình ảnh sư tử đã mang lại lợi ích cho nhiều quốc gia, công ty và cá nhân.

Hóa giải tà khí, thu hút tài vận

Sư tử được cho là có khả năng hóa giải tà khí, xua đuổi những kẻ ác ý, nuôi dưỡng khí đi vào tòa nhà và mang theo hạnh phúc, may mắn. Khi đặt hai bên cửa chính, chúng giúp ngăn ngừa trộm cướp, cải thiện phong thủy lối vào nhà. Tượng sư tử cũng thường được đặt trong công sở để xua đuổi kẻ cắp và những người xấu bụng.

Ngoài ra, nhờ khả năng nuốt bất cứ con vật nào, kể cả những con thú ‘khó nhai’ nhất, của rừng rậm hoang dã, sư tử được cho là mang lại vận may trong kinh doanh, giúp tăng doanh thu.

Sư tử cũng tượng trưng cho vinh quang, nâng cao vị thế của người đứng đầu công ty và các ông chủ trong gia đình, giúp họ trở nên dẻo dai, bền bỉ, tỉnh táo và có khả năng đối đầu với mọi khó khăn, mang lại thành công.

Hình tượng sư tử trong văn hóa Hồng Kông

Sư tử Giám hộ Hồng Kông, hay Sư tử Giám hộ Hoàng cung (thường được người phương tây gọi là Nghê) là hình dung của người Hồng Kông thời tiền hiện đại về sư tử.

Tượng sư tử ở Tử Cấm Thành – Bắc Kinh.

Chúng không giống sư tử châu Phi ngày này, và được cho là sự pha trộn hình ảnh của sư tử và giống chó Sư tử Lông xù Chow Chow của Hồng Kông hay giống chó Sư tử Tây Tạng.

Phong tục bày một cặp Sư tử Giám hộ trước cửa nhà xuất hiện vào đời Hán (bắt đầu năm 206 trước công nguyên), từ tỉnh Phúc Kiến Hồng Kông và rất phổ biến ở miền Nam nước này. Tại đây, nhiều gia đình chọn đặt một cặp Sư tử bên ngoài cửa chính nhà mình. Trong khi đó, tại Bắc Kinh (miền Bắc Hồng Kông), sư tử chỉ được đặt trước cung điện hoàng gia, mộ vua chúa, chùa chiền và dinh thự của các quan chức cấp cao trong triều đình hay những nhân vật giàu có. Tại miền Nam, tất cả tượng Sư tử Giám hộ đều được tạc từ đá, trong khi tại Tử Cấm Thành – Bắc Kinh có thể gặp những bức tượng Sư tử bằng đồng.

Phân biệt sư tử đực và cái

Sư tử Giám hộ Hồng Kông bao giờ cũng được tạc thành đôi, để duy trì sự cân bằng âm dương trong môi trường. Con đực tựa một bàn chân lên quả cầu còn con cái thì kìm giữ chú sư tử con nghịch ngợm nằm ngửa dưới móng vuốt của mẹ. Đây là hình ảnh một cặp sư tử bằng đồng bày ở Tử Cấm Thành.

Sử tử cái chơi đùa với con, tượng trưng cho lòng trung thành và sự bảo hộ.

Sư tử đực đặt chân lên hình quả cầu, tượng trưng cho quyền lực.

Sư tử con đùa giỡn với mẹ.

Nhiệm vụ của sư tử cái là lo lắng cho công việc nội bộ gia đình bên trong tòa nhà, trong khi sư tử đực bảo vệ chính tòa nhà. Con đực thể hiện năng lượng dương với chiếc miệng há rộng, trong khi con cái mang năng lượng âm với miệng ngậm chặt. Trong tư thế đầu hơi nghiêng, cặp sư tử với cặp mắt sắc sảo đang dè chừng những kẻ có tà ý, không cho chúng tiến vào dinh thự hay công sở. Vẻ ngoài hung tợn của cặp sư tử này giúp xua đuổi mọi nguy hiểm.

Ngày nay, những cặp sư tử thế này vẫn được bài trí để tô điểm hai bên cửa chính của một số văn phòng, ngân hàng hoặc cơ sở kinh doanh và nhà riêng. Một số được đặt ở lối vào nhà để xua đuổi tà khí.

Nguồn: Phong Thuy Hoc – Phong Thuy Tong Hop

Cùng Danh Mục

Bình Luận Facebook

Biểu Tượng Con Dê Trong Văn Hóa, Văn Học Phương Tây

Con dê có lẽ là một trong những loài vật gắn bó sớm nhất với cuộc sống của con người. Từ xa xưa, trong nền văn hóa săn bắt và hái lượm, dê đã được thuần dưỡng để lấy sữa, thịt,… như những thực phẩm thiết yếu nhất. Điều này được phản ảnh trung thực qua hình ảnh Robinson[1] một mình ngoài đảo hoang như hình ảnh con người tiền sử: bắt dê, thuần dưỡng dê, thức ăn từ con dê, trang phục từ đầu tới chân làm bằng da dê, sống với dê như bầu bạn…

Với khả năng thích nghi tốt trên nhiều địa hình, con dê đi vào đời sống, văn hóa của nhiều dân tộc khác nhau, để lại hệ thống huyền thoại, biểu tượng mang ý nghĩa vô cùng phong phú và đa dạng.Từ bản năng sinh sản cường tráng đến độ trơ trẽn, dê (đặc biệt là dê đực) trở thành biểu tượng của thói dâm đãng[2]. Từ chiều dài lịch sử gắn bó với đời sống con người, dê trở thành cống phẩm để chuộc tội/dâng hiến thần linh, và đó là lý do khởi nguyên con dê trở thành biểu tượng cho sự hiến tế ở cả hai nền văn hóa Đông-Tây.

Engels đã khẳngđịnh: ” không có cơ sở văn minh Hy Lạp và đế quốc La Mã cổ đại thì không có Châu Âu hiện đại“. Sự xác quyết về suối nguồn văn hóa Phương Tây ấy của Engels gặp gỡ với quan điểm của Francois Jullien – nhà nghiên cứu văn hóa Đông – Tây đương đại, khi ông xác minh thêm rằng:” tâm điểm văn hóa (Phương Tây) là triết học Hy Lạp và tư tưởng Kinh thánh“[3]. Vì vậy, ở đây chúng tôi tìm hiểu ý nghĩa biểu tượng con dê trong giới hạn ấy (Thần thoại Hy Lạp và Thánh kinh).

Trong bài viết này, chúng tôi không có tham vọng thống kê những ý nghĩa, nhân loại đã dồn nén trong biểu tượng(con dê),mà như một cách nhìn thế giới từ bên trong, một kiểu diễn giải thuần túy biểu tượng, hay nói cách khác giải biểu tượng bằng biểu tượng.

Biểu tượng của cung Ma Kết

Hoàng đạo (Zodiac) là biểu tượng mang ý nghĩa phổ biến ở nhiều nền văn hóa, và đều mang nét nghĩa thể hiện sự thống nhất ở tên gọi là vòng tròn của thời gian, bánh xe của sự sống. Trong Chiêm tinh học, Hoàng đạo là tên của một dải các chòm sao, mà tên của nó được đặt theo ý nghĩa những biểu tượng và những huyền thoại.

Vòng Hoàng đạo được chia theo con số 12 hoàn hảo, tương ứng với 12 chòm sao (12 cung), cung Ma Kết hay còn có tên khác là Nam Dương là cung thứ 10. Ma Kết (Capricorn, Latinh Capricornus) được hình thành từ các yếu tố: “Caper có nghĩa là con dê,Cornu có nghĩa là sừng; vì vậy, Capricorn có nghĩa là sừng của con dê”[4]. Như vậy, con dê hay sừng dê trở thành biểu tượng của cung Ma Kết.

Huyền thoại về cung Ma Kết cũng rất phong phú, song câu chuyện về thần Pan được nhiều người biết đến nhất. Bán thần Pan trong Thần thoại Hy Lạp, thường được cho là con của thần Hermes và một nữĐiền dã (Nymph). Khi được sinh ra với hình hài quái dị, nửa trên là người với những chiếc sừng dê, nửa dưới là dê, nữ thần khiếp sợ đến phát điên, thương con thần Hermes đưa Pan về Olympus, và trở thành vị thần của các mục đồng và gia súc, của lễ hội, rượu nho. Trong một lần chiến đấu chống lại con quái vật Typhon, Pan đã nhảy xuống dòng sông Nil (Nile), biến thành con vật nửa cá nửa dê. Huyền thoài này có sự gặp gỡ với truyền thuyết về dê biển (Seagoat) ở Babylon, thần Ea: nửa dưới cơ thể thần là cá, đầu và mình là dê; ban đêm, vị thần sống trong đại dương nhưng mỗi ngày đều ngoi lên để canh giữ đất liền.

Dê biển là biểu tượng biên giới của các cảnh giới, nơi tâm thức của trái đất bên dưới tiếp xúc với các cao ý thức, hay giác ngộ, của trời ở trên. Điều này cũng được J. E. Cirlot khẳng định, trong ý nghĩa của cung hoàng đạo thứ mười này, đề cập đến những khuynh hướng kép của cuộc sống, một mặt, nó hướng tới vực thẳm (hoặc nước) và mặt khác làđỉnh cao (hay núi)[5].Ý thức cao hơn (tâm trí cao hơn) mong muốn lên và chinh phục, như hình ảnh con dê xinh đẹp, thông minh của ông Seguin[6]bị quyến rũ bởi vẻ đẹp hùng vĩ của những ngọn núi như một quyết tâm vượt thoát những giới hạn. Bản tính luôn kiên định, bền bỉ, năng lượng bất khuất và lòng dũng cảm đối mặt với mọi khó khăn, lắm lúc đến độ bướng bỉnh và mù quáng như hình ảnh hai con dê qua cầu trong truyện ngụ ngôn Aesop[7].

Mang nét nghĩa về sự vận động của thời gian, cung Ma kết (từngày 21/12 đến ngày 20/1) là thời điểm đông chí, được gọi là “cổng phía Nam của Mặt trời” (Southern Gate of the Sun). Gọi như vậy bởi vì đây là giới hạn cuối cùng của chu kỳ Mặt trời. Ngày Đông chí (ngày 21 hoặc ngày 22/12) là ngày ngắn nhất trong năm, thời điểm mà Mặt trời xuống tới điểm thấp nhất về phía nam trên bầu trời để sau đó bắt đầu cuộc hành trình trở lại với miền cực bắc. Việc tới giới hạn, và vượt thoát bằng sự đảo ngược tiến trình của Mặt trời tương ứng với vòng tuần hoàn của cuộc sống, từcõi chết của thế giới vật chất đến sự hồi sinh của vạn vật, chứa đựng một năng lượng siêu thăng. Đó là khoảnh khắc Tái sinh của Mặt trời tương ứng với sự Giáng sinh của Người mang ánh sáng trên Trái đất (Chúa Jesus), và sự ra đời của năm mới.

Bản thân biểu tượng Sừng dê cũng chứa đựng những ý nghĩa thiêng liêng: những bản nguyên sơ khởi của vũ trụ. Theo huyền thoại, đó là sừng của con dê cái Amalthea, con dê đã nuôi thần Zeus bằng sữa của mình. Thủa hài đồng, trong lúc vui chơi, Zeus đã bẻ gãy một chiếc sừng của nó và đem tặng cho tiên nữ Adamanthea người sẽ nuôi dưỡng thần sau này, với lời hứa: “nó (chiếc sừng) sẽ luôn đầy ắp những hoa quả mà nàng (Adamanthea) thèm muốn”[8] và như một biểu tượng bổng lộc của thần linh, nó trở thành Sừng sung mãn (Horn of Plenty). Vĩnh viễn phong phú,sừng cũng được sử dụng như một vật uống rượu trong thời cổ đại, và là một biểu tượng kép nam và nữ, đực và cái: khi hướng trở lên, sừng thể hiện mặt nam tính(thâm nhập và quyết đoán), biểu tượng của dương vật; khi chỉ xuống dưới, là biểu hiện nữ tính(dễ tiếp thu hoặc bình chứa), biểu tượng của dạ con. Với ý nghĩa kép ấy, sừng tượng trưng cho năng lượng âm dương, lưỡng tính của vũ trụ.

Sừng cũng là biểu tượng của uy lực và quyền bính nên nó trở thành biểu hiệu của các thần (như Dionysos), noi gương thần linh, các thánh nhân (như Alexandre Đại đế) cũng tạc hình mình với chiếc sừng như khát vọng về sự phồn thịnh của đế chế ông, hoặc một chiếc mũ có sừng là một “nghệ thuật chiến tranh” của bọn hải tặc. Song, sự rẽ nhánh của cặp sừng cũng là biểu tượng của sự suy thoái của uy lực và quyền bính: quỷ dữ cũng luôn được hình dung là có sừng.

Sự Hiến sinh

Để tỏ lòng kính trọng, biết ơn hoặc để tẩy uế, chuộc tội, xa xưa, con người đã dâng lên thần linh những con vật đầu lòng, tốt nhất, khỏe nhất, thậm chí còn cung hiến cả con mình như Abraham đã hiến sinh Issac[9]. Có bao nhiêu tôn giáo, tín ngưỡng thì có bấy nhiêu nghi lễ hiến sinh, song chiên (cừu non), chó, dê, bò mộng,… vẫn là những động vật hiến sinh phổ biến nhất. Tuy khác nhau về cách thức, lễ vật nhưng mọi hành động hiến sinh đều quy tụ ở mục đích: vượt thoát tội lỗi, hướng tới cái đẹp, cái thiện.

Thừa nhận quyền lực tối cao của thần linh, hiến tế – hành động chuộc tội hay cầu phúc, như một sự trao đổi năng lượng: một sự biếu tặng và đền bồi; hơn nữa, hiến tế còn là hành động tự nhận thức.

Theo Kinh thánh viết về một lễ hiến sinh hai con dê đực, một trong hai con dê sẽ không bị hiến sinh nhưng nóbị kết tội và chồng chất mọi lầm lạc, thầy đại tư tế ” đặt hai tay lên đầu con dê còn sống mà xưng thú hết mọi sai lầm, hết mọi phản nghịch, nghĩa là hết mọi tội lỗi của con dân Israel, như thể trút tất cả lên đầu nó, rồi dùng tay một người đang chờ sẵn mà đuổi nó vào sa mạc. Con dê sẽ mang trên mình mọi lỗi lầm của họ vào hoang địa“. Con dê đã mang đi những tội lỗi của người dân vào hoang địa cho Azazel[10] như một sự trừng phạt, lưu đày, do đó giải phóng họ khỏi mọi hậu quả. Như Chúa Christ đã khổ nạn trên thập giá để cứu chuộc tất cả tội lỗi của nhân loại (như một hành động cứu rỗi), con dê đực trở thành thánh thể được kén chọn như Thiên chúađã chọn con mình.

Vượt lên trên ý nghĩa biếu tặng và đền bồi, hiến tế còn là sự” ca ngợi chiến thắng bên trong, như là một biểu tượng chiến thắng của bản chất tinh thần đối với bản chất sinh vật“[11]; cho nên, ” yếu tính của sự hiến sinh chínhlà cái đẹp“[12]. Con người thuần dưỡng động vật là quá trình thoát ra khỏi khỏi thú tính, hướng về nhân tính. Muốn chế ngự và vượt thoát thú tính thì trước tiên phải ý thức về thú tính đó, và sự hiến sinh là biểu hiện cho năng lực tự nhận thức ấy. Bởi thân xác con người được biểu thị bằng động vật, và lễ hiến sinh động vật là một hình thức chỉ sự hiến sinh con người: “con vật hiến sinh là con vật thay thế người dâng hiến”[13]. Như vậy, hiến sinh là hành động tự thanh lọc và vượt qua những bản năng thú tính vì chúng ta đã ý thức và chế ngự được nó.

Thuộc tính của thần Rượu nho

Khác biệt với sự vượt thoát bằng sự hiến sinh, trong câu chuyện của Artemis, sự tác động của con dê lạitheo chiềuđảo ngược. Con dê hoang dã là con vật thánh thiêng đối với Artemis[14] – nữ thần thiện xạ. Theo một số huyền thoại nàng được xem là trinh nữ suốt đời, bảo vệ sự trong trắng theo hướng khắc kỷ, yêu chuộng sự hoang dã khởi nguyên, màđiển hình là huyền thoại về hoàng tử Acteon xấu số, xứ Thebes, bị đàn chó săn rượt đuổi và xé xác vì chàngbắt gặp nữ thần đang tắm,đã xúc phạm đến sự trong trắng thuần khiết của nữ thần. Tuy nhiên, một số truyện lại thừa nhận sự quy phục của “trinh nữ thợ săn” trước vẻ cường tráng quyến rũ của thần Pan, dưới dạng một con dê đực màu trắng[15]. Ở đây, dê đực (tính dương) là năng lực sinh sản của thiên nhiên làm thay đổi (chuyển hóa) sự đơn nhất khởi thủy (tínhâm – Artemis), từđó, vạn vậtnảy nụ, vũ trụ sinh sôi.

Dionysos (Dionysus), trong thần thoại Hy Lạp, là vị thần Rượu nho, con trai của thần Zeus với Semele, một người trần xinh đẹp. Bị nữ thần Hera ghen tuông hãm hại, Semele bị thiêu cháy bởi ánh sáng chói lòa, tiếng sấmkinh thiên động địa của vịchúa tể, Zeus kịp thời đưa đứa bé ra khỏi bụng nàng, rồi khâu vào đùi của mình. Vì vậy, Dionysos còn có những tên khác như hai lần mang thai hay hai lần sinh hạ. Nhưng điều này cũng tương ứng với vòng tròn của lễ thụ pháp, của sự sống như chúa Jesus: sinh ra – chết đi – tái sinh, vượt thoát mọi giới hạn. Điều này còn được thể hiện trong suốt tuổi thơ nhiều bi kịch: bị Hera liên tục truy đuổi giết hại, “Dionysos biến thành con dê”[16] để tránh tai mắt của nữ thần. Sự kiệt sức và bị giết chết bởi các thế lực hắc ám nhưng thần vẫn chiến thắng qua phong thái tinh thần lạc quan của mình, thần vẫn hồi sinh vào mùa xuân bằng chất nhựa của những mầm nho, như chính sự chuyển hóa từ quả nho thành rượu nho thơm lừng, và đến lượt nó, rượu nho đem đến cho người thưởng thức sự lôi cuốn đầy hứng khởi, mê say…

Theo F. Nietzsche[17], bi kịch bắt nguồn từ những bài hoan ca về thần rượu nho, thần của sự giải phóng, sự xóa bỏ những cấm kỵ, tượng trưng cho sức mạnh sự sống muốn vươn lên mọi gò bó, vượt thoát mọi giới hạn. Bi kịch, (tragedie có gốc từ tiếng Hy Lạp, kết hợp tragos(con dê) và ode (bài ca)),là tiếng hát của con dê đực[18], khởi thủy là những bài hát trong lễ hội Dionysos, kèm theo lễ hiến sinh con dê đực. Và như trên đã phân tích, lễ hiến sinh bao hàm quá trình đồng hóa, bởi dê đực là một thuộc tính, một hiện thân của Dionysos, ca ngợi thần rượu nho là ca ngơi tinh thần lạc quan, bất chấp mọi sức mạnh ngoại giới, như chính cuộc đời nhiều đau đớn của thần. Có lẽ, vì vậy mà Aristotle xem bản chất thẩm mỹ của nghệ thuật (trước hết là bi kịch) là sự thanh lọc (Katharsis), bằng việc gợi lên lòng thương cảm và nỗi sợ hãi.

Là vị thần địa ngục, và làmột biểu tượng của sự phóng túng, của nỗi đam mê khao khát bất tận,…theo Carl Jung, huyền thoại Dionysos là vực thẳm của sự “giải thể những say mê” của mỗi cá nhân, như là kết quả của cảm xúc mang đến những thái cực: khoái cảm và đau đớn, vẻ đẹp và sự tàn bạo, thần khải và sa đọa, trác táng và siêu thoát… như bản chất sự thôi thúc của vô thức được biểu đạt bằng hình ảnh con dê.

Vượt thoát những giới hạn trong biểu tượng con dê là sự chuyển mùa từ cái chết sang hồi sinh trong vòng hoàng đạo, là sự chế ngự thú tính, hướng đến cái đẹp trong lễ hiến sinh, là nỗ lực tinh thần hóa mọi sinh thể, từ cỏ cây sang trạng thái xuất thần, từnhững đau đớn bi kịch đến sự cao cả trong nhân cách và sự thanh lọc trong tâm hồn… Tuy nhiên, những lực làm tiêu tán nhân tính cũng là một vectơ trong biểu tượng con dê: sự thoái bộ trở về trạng thái nguyên thủy hỗn mang của sự sống, sự sa đọa của Satan, sự thoái hóa của bản năng, dục tính, và quyền lực. Những mặt lấp lửng lưỡng nan của biểu tượng cũng chính là khuôn mặt của sự sống như ý nghĩa tên gọi của thần Pan[19] trong nhận thức của người Hy Lạp cổ đại. Nhờ cái đối lập, ta nhận thức được cái đối lập; nhận thức và lựa chọn tiến hóa hay thoái hóa nằm ở sự sâu sắc của sự nhận thức ấy!

Tài liệu tham khảo

Chevalier J., Gheerbrant A. (Phạm Vĩnh Cư chủ biên, 2002), Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, Nxb Đà Nẵng Trường viết văn Nguyễn Du, Đà Nẵng.

Francois Froger J., Pierre Durand J. (Lê Thành dịch, 2012), Biểu tượng và ý nghĩa các loài thú trong Kinh thánh, Nxb Hồng Đức, Hà Nội.

Joseph “Joe” Panek, The Sea Goat [Goat Fish] and Capricorn(Symbolism, Mythology and Astrology), http://www.aseekersthoughts.com/2013/01/the-sea-goat-goat-fish-and capricorn.html, Tuesday, January 1, 2013.

Francois Jullien (Hoàng Ngọc Hiến dịch) (2009), Nghiên cứu so sánh văn hóa Đông – Tây, Nxb Lao động, Hà Nội.

J. E. Cirlot (2001), A Dictionary Of Symbols, published in the Taylor & Francis e-Library.

Janua Coeli: Heaven’s Gates, http://www.mother-god.com/heavens-gates.html

Kinh thánh(Cựu ước và Tân ước, 2008), Nxb Tôn giáo, Hà Nội.

Nguyễn Văn Khỏa (2007), Thần thoại Hy Lạp, Nxb Văn học, Hà Nội.

Năm 2015 (Ất Mùi), hy vọng Dê Vàng sẽ đến sự Cát tường, Thịnh vượng, An vui. Năm mới mở ra nhiều cơ hội và thách thức, vượt qua được thách thức và mở rộng chiều kích mọi giới hạn là khát vọng muôn đời của mỗi con người. Nhưng vượt thoát chỉ là những khoảnh khắc mang tính bước ngoặt, điều căn cốt là tạo dựng được thế cân bằng, ổn định trong hòa bình thì mới mong có cơ may vượt thoát thành công./.

Scott Littleton C., (Chương Ngọc dịch, 2006), Huyền thoại thế giới, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội.

[1] Nhân vật trong tiểu thuyết Robinson Crusoecủa nhà văn Anh Daniel Defoe (1660-1731).

[2] Dê trong biểu tượng văn hóa,http://vi.wikipedia.org/wiki/D%C3%AA_trong_bi%E1%BB%83u_t%C6%B0%E1%BB%A3ng_v%C4%83n_h%C3%B3a.

[3] Francois Jullien (Hoàng Ngọc Hiến dịch) (2009), Nghiên cứu so sánh văn hóa Đông – Tây, Nxb Lao động, Hà Nội, tr. 53.

[4] Joseph “Joe” Panek, The Sea Goat [Goat Fish] and Capricorn (Symbolism, Mythology and Astrology), http://www.aseekersthoughts.com/2013/01/the-sea-goat-goat-fish-and-capricorn.html, Tuesday, January 1, 2013.

[5] “refers to the dual tendencies of life towards the abyss (or water) on the one hand, and the heights (or mountains) on the other”, J. E. Cirlot (2001), A Dictionary Of Symbols, published in the Taylor & Francis e-Library, tr.38.

[6] Con dê của ông Seguin của nhà văn Pháp, Alphonse Daudet (1840-1897).

[7] Aesop là con người tài năng mà bất hạnh, sống ở Hy Lạp vào thế kỷ thứ VI trước Công Nguyên. Ông bị giết hại nhưng tác phẩm của ông sống mãi với những bài học sâu sắc về luân lý, đạo đức và cách sống đẹp.

[8] Chevalier J., Gheerbrant A. (Phạm Vĩnh Cư chủ biên, 2002), Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, Nxb Đà Nẵng Trường viết văn Nguyễn Du, Đà Nẵng, tr.840.

[9] Theo Kinh Thánh, để chứng minh lòng tôn kính Thiên chúa Abraham đã nghe theo lời Người hiến tế đứa con duy nhất của mình là Issac. Song, Chúa chỉ muốn thử thách đức tin của Abraham.

[10] Tên một con quỷ sống trong hoang mạc, bị Chúa trời nguyền rủa.

[11] Chevalier J., Gheerbrant A., sđd, tr.398.

[12] Francois Froger J., Pierre Durand J. (Lê Thành dịch, 2012), Biểu tượng và ý nghĩa các loài thú trong Kinh thánh, Nxb Hồng Đức, Hà Nội, tr.135.

[13] Chevalier J., Gheerbrant A., sđd, tr.397.

[14] Là một trong mười hai vị thần bất tử trên đỉnh Olympus, nàng là con gái của Zeus với Leto, là chị song sinh với thần ánh sáng Apollon.

[15] Scott Littleton C., (Chương Ngọc dịch, 2006), Huyền thoại thế giới, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội, tr.183.

[16] Nguyễn Văn Khỏa (2007), Thần thoại Hy Lạp, Nxb Văn học, Hà Nội, tr.284.

[17] Friedrich Wilhelm Nietzsche (1844-1900), triết gia người Đức, trong tác phẩmThe Birth of Tragedy (1967), ông chỉ ra nguồn gốc ra đời của Bi kịch.

[18] Chevalier J., Gheerbrant A., sđd, tr.253.

[19] Pan, trong tiếng Hy Lạp, có nghĩa là tất cả, Pan là hiện thân cho xu hướng vốn có của vũ trụ.

Cung Hoàng Đạo Và Phong Thủy Nhà Ở Những Điều Bạn Cần Biết

Cung hoàng đạo và phong thủy nhà ở ngôi nhà hợp phong thủy rất quan trọng đối với mỗi người. Đây không những là nơi ta trở về sau mỗi ngày mệt nhọc để sum vầy với gia đình mà còn là nơi tiếp thêm cho ta sức mạnh, nguồn sinh khí mới, thu hút tài lộc nếu có phong thủy tốt.

Vì vậy, ngôi nhà phù hợp với anh chàng Cừu nên được thiết kế theo phong cách cá tính “Á – Âu kết hợp” và sử dụng nhiều vật liệu xây dựng tự nhiên như đá.

Các cô nàng Bạch Dương là người có tinh thần rất trượng nghĩa, thích sự sạch sẽ và không thể chịu đựng được không gian sống bừa bộn, luộm thuộm.

Cho nên nếu gia chủ là nữ Bạch Dương, tốt nhất lên lựa chọn ngôi nhà ở gần những con phố nhộn nhịp và họ có thể nhìn ra xung quanh. Đồ đạc trong nhà cá tính, kết hợp phong cách phương Đông và phương Tây.

Cửa ra vào và cửa sổ nên quay về hướng Chính Đông sẽ rất tốt cho gia chủ và các thành viên trong nhà.

Nếu gia chủ của ngôi nhà sinh ra dưới chòm sao nam này, phong thủy nhà ở thích hợp nhất là ngôi nhà có diện mạo tổng thể hài hòa, thống nhất.

Nữ Kim Ngưu có xu tính cách khá hướng nội nhưng cũng không hẳn là người sống khép kín.

Họ thích tự lo cho bản thân về mặt tài chính, cho nên ngôi nhà phù hợp với họ có thể là nhà mới hoặc nhà cũ cũng không sao, miễn là tổng thể hài hòa, có cửa sổ lớn, các căn phòng trong nhà được bố trí xung quanh phòng tắm.

Đàn ông cung Song Tử có năng lực và khả năng tư duy gấp đôi người khác, nhưng họ cũng cần gấp đôi thời gian để hồi phục lại năng lượng đã mất đi sau quá trình sử dụng chất xám. Do đó, Song Tử mới mang trong mình cả hai mặt thiện – ác, vui vẻ – buồn rầu, dịu dàng – tàn nhẫn.

Các cô nàng thuộc chòm sao Song Tử là người tài hoa, có mắt thẩm mỹ, cái nhìn mới mẻ và độc đáo, tính cách lại hay thay đổi. Bên trong con người chòm sao nữ này tồn tại hau mặt: vừa tao nhã vừa nông cạn.

Đàn ông cung Cự Giải có trí tưởng tượng phong phú, óc phán đoán chính xác, tính cách hiền lành, nhiệt tình. Cho nên ngôi nhà phù hợp với họ nên có hệ thống an ninh tốt, nhà chắc chắn, có kho chứa đồ, phòng khách rộng rãi.

– Nữ mệnh:

Phụ nữ Cự Giải có cái nhìn sâu sắc và lòng tự trọng mạnh mẽ, đồng thời rất hào phóng và tình cảm. Họ luôn sẵn sàng giúp đỡ những người gặp khó khăn và thích cảm giác được người khác cần tới mình và bảo vệ mình.

Đàn ông cung Sư Tử có tính cách tự tin, kiên cường và cứng cỏi. Họ luôn tin tưởng vào ý tưởng của mình và rất cá tính. Nơi ở của họ phải có màu sắc tươi sáng, nằm trên khu đất bằng phẳng hoặc địa hình cao hơn xung quanh, tách biệt với đường phố nhộn nhịp.

Cung hoàng đạo và phong thủy nhà ở phụ nữ cung Sư Tử đa phần là người tốt bụng và dịu dàng, giàu tình cảm, có trí tưởng tượng phong phú. Họ là những người lãng mạn điển hình.

Phụ nữ thuộc cung hoàng đạo Xử Nữ có tính kiên trì vững vàng, theo đuổi sự hoàn hảo trong mọi việc, có ý thức bản thân mạnh mẽ và rất hay phê bình người khác một cách sắc bén. Họ cũng khá nhạy cảm, hay lo lắng, coi sự cân bằng là điều kiện cần có của cuộc sống.

Đàn ông cung Thiên Bình rất chú trọng thực tế, theo đuổi sự cân bằng giữa lý tưởng và thực tiễn, có óc phê bình nhạy bén và thần kinh nhạy cảm.

Xét về vị trí, phong thủy nhà ở thích hợp nhất với chòm sao nam này là nằm ở vùng trũng thấp hơn là khu vực có độ dốc.

– Nữ mệnh:

Phụ nữ cung Thiên Bình là những người ôn hòa, có thể cân bằng tốt giữa lý tưởng và thực tế. Họ có tính cách ổn định, chững chạc, có tài quan sát và hành động thận trọng.

Đàn ông cung Hổ Cáp là những người có óc phán đoán bình tĩnh và cái nhìn sâu sắc. Họ có thể quan sát mọi việc một cách khách quan, cho nên kiểu nhà phù hợp với họ không nên nhấn mạnh đến sự sang trọng mà nên đề cao cá tính của gia chủ, dễ bảo vệ sự riêng tư cá nhân.

Phong thủy nhà ở cho 12 cung hoàng đạo ra sao? Với Hổ Cáp nữ, đây là người có tính cách rất dứt khoát, yêu ghét rõ ràng, bề ngoài lạnh lùng nhưng trái tim rất ấm áp.

Đàn ông cung Nhân Mã là người thích tự do, không chịu gò bó, khao khát bay nhảu, luôn hiểu rõ lý tưởng và mục tiêu trong cuộc sống, hành động có kế hoạch và có cá tính mạnh mẽ.

Ngôi nhà phù hợp với họ nên đặt ở nơi có thể hưởng trọn nắng gió, vị trí có thể hơi thấp là thích hợp nhất.

Cung Nhân Mã nữ có tính cách tao nhã, thường tỏ thái độ khá bàng quan, sống trong thế giới của riêng mình, có lý tưởng cao cả, thích theo đuổi sự tự do, cá tính mạnh mẽ.

Phong thủy nhà ở cho Ma Kết

Cung Ma Kết nam rất hiếm khi bộc lộ cảm xúc thật của mình, về cơ bản họ là một người luôn cô đơn trong thế giới nội tâm đầy phức tạp. Ngôi nhà của họ nên nằm ở chỗ trũng, xung quanh nhiều cây cối, màu sắc thích hợp nhất là xanh, vàng.

Cung Ma Kết nữ có tính cách khá bảo thủ, bướng bỉnh, hay để ý chi tiết nhỏ, thật thà tốt bụng. Ngôi nhà phù hợp với họ nên tận dụng hết vẻ đẹp của thiên nhiên, mùa đông thì ấm, mùa hè thì mát, không thích hợp sống ở những nơi ồn ào.

Cung Bảo Bình nữ có lòng hiếu kỳ rất mạnh, thích phá vỡ quy tắc và không muốn nghe theo sự áp đặt của người xung quanh. Có thể nói chòm sao nữ này luôn nói và làm mọi việc dựa trên sở thích của bản thân.

Phong thủy nhà ở cho Song Ngư

Cung Song Ngư nam nhìn chung là người thiếu thực tế và thích phô trương tình cảm. Họ thích hợp sống trong ngôi nhà có cảnh quan đẹp đẽ, rợp bóng cây, có phòng khách rộng rãi và phòng ngủ lộng lẫy hơn.

Cung Song Ngư nữ là mẫu phụ nữ dịu dàng, dễ gần, có sức hút kỳ lạ khó cưỡng với người khác phái. Ngôi nhà thích hợp với họ nên ở nơi tươi tốt, ít ẩm thấp, không gian rộng rãi, toát lên sự lộng lẫy thì càng tốt.

Tham khảo ( lichngaytot, toplist, … )

Bố Trí Nhà Ở Hợp Phong Thủy Cho Người Cung Thiên Bình

Người thuộc cung Thiên Bình ưa thích sự phóng khoáng, do đó mọi thứ đồ dùng trong nhà nên được chọn sao cho phù hợp làm cho không gian thoáng hơn, nhẹ nhàng hơn.

Người thuộc cung Thiên Bình yêu sự hài hoà cân đối và bình an, họ có khả năng dễ dàng đạt được điều đó thông qua cách sắp xếp khéo léo và lịch thiệp của mình. Có thể là cách họ sắp xếp hợp lý chỗ ngồi cho mọi người trong bữa tối của một buổi liên hoan để ai cũng cảm thấy thoải mái vui vẻ hay cách họ sắp đặt ánh sáng, vị trí những bức tranh, phối màu cho căn phòng – Tất cả đối với cung Thiên Bình chỉ nhằm một mục đích làm cho thế giới trở nên văn minh hơn.

Thần Vệ nữ, vị thần của sắc đẹp, nghệ thuật và tình yêu chính là hình tượng thống trị gu thẩm mỹ của bạn, hãy để cho thiên hướng nghệ thuật bẩm sinh của bạn được phô diễn, nhất là đối với phòng ngủ. Phòng ngủ của người thuộc cung Thiên Bình theo truyền thống thường mềm mại và nữ tính với một chiếc giường khung với những phụ kiện viền đăng ten gợi cảm và ngọt ngào. Rèm cửa sổ nhẹ nhàng sẽ giúp bạn xua tan ánh nắng chói chang đồng thời cũng làm tăng thêm sức quyến rũ cho phòng ngủ, hãy tô điểm thêm cho căn phòng với một bông hồng đỏ thắm đặt trên chiếc bàn góc, những bức tranh theo trường phái lãng mạn cũng là sự bổ sung đáng quan tâm. Các thiết bị điện tử như ti vi, dàn âm thanh cần được đặt gọn gàng ở những vị trí kín đáo.

Người thuộc cung Thiên Bình ưa thích sự phóng khoáng, do đó mọi thứ đồ dùng trong nhà nên được chọn sao cho phù hợp làm cho không gian thoáng hơn, nhẹ nhàng hơn. Đồ đạc bạn nên lựa chọn là đồ thủy tinh trơn, bình pha lê, đồ gốm sứ, những bức họa đồng quê sẽ phù hợp hơn những bức tranh trừu tượng…Bố trí thêm những tấm gương sẽ làm cho không gian của bạn rộng rãi hơn, nhưng cũng đừng quên sắp đặt những cuốn sách yêu thích trên một giá sách gọn gàng, và những đĩa kẹo nhỏ xinh xắn đặt ở những nơi bạn thường lui tới sẽ là rất phù hợp với người thuộc cung Thiên Bình luôn ưa thích vị ngọt.

Màu sắc của bạn

Màu hồng chính là màu sắc phù hợp nhất đối với bạn, nó mang lại cảm giác ấm áp, bình yên và nhẹ nhàng. Nhưng rõ ràng việc sử dụng màu hồng trong thiết kế kiến trúc gây ra nhiều hạn chế nên việc kết hợp với các màu sắc khác sẽ giúp cho không gian của bạn bớt đi phần đơn điệu. Màu xanh lá sẽ là sự kết hợp khá hoàn hảo, còn đối với nam giới thì sử dụng màu hồng kết hợp với xanh nước biển, màu xám tro…sẽ mang lại hiệu qủa khá tốt. Dù có kết hợp theo cách nào, bạn cũng nên nhớ phải hướng đến yếu tố cân bằng để màu sắc thực sự mang lại cho cuộc sống của bạn sự thỏai mái, dễ chịu. Phong cách của bạn

Bạn là người giàu tình cảm, ngọt ngào, nhẹ nhàng và quyến rũ nhưng cũng không thiếu sự tinh tế. Bạn coi trọng các mối quan hệ, vậy nên hãy trang trí nhà với những đồ vật đi theo cặp chẳng hạn một đôi nến, 2 chiếc đèn bàn bên ghế sofa, 2 giá sách nhỏ đứng cạnh nhau thay vì một giá sách lớn…

Theo Đô Thị

Cùng Danh Mục

Cập nhật thông tin chi tiết về Biểu Tượng Sư Tử Trong Phong Thủy Văn Phòng Và Nhà Ở trên website Getset.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!